Khi một con ếch thủy tinh chìm vào giấc ngủ, nó sẽ ''biến mất'' trong thời gian sống. Nép mình trên một chiếc lá tươi tốt, tấm lưng màu xanh lá cây tươi sáng của con ếch hòa lẫn vào môi trường xung quanh, không ai có thể phát hiện được.
Nghiên cứu mới tiết lộ rằng loài ếch thủy tinh phương bắc đạt ''kỳ tích'' bằng cách loại bỏ gần 90% tế bào hồng cầu của nó khỏi quá trình lưu thông và dồn vào gan. Đây là một trong những loài động vật trên cạn trong suốt duy nhất che giấu máu của nó.
Sönke Johnsen, tác giả nghiên cứu, giáo sư sinh học tại Đại học Duke ở Bắc Carolina cho biết: "Nếu bạn thực sự muốn trong suốt, chỉ cần che giấu các tế bào hồng cầu. Những con ếch thủy tinh sẽ tự thực hiện một số quy trình lọc và nhồi nhét tế bào hồng cầu vào gan thật chặt".
Ếch thủy tinh phương Bắc hiếm khi phát triển chiều dài lớn hơn 2,54 cm và dành phần lớn thời gian trưởng thành sống trên lá cây trong các khu rừng Trung và Nam Mỹ.
Phần bụng dưới của ếch thuỷ tinh trong suốt ngay cả khi còn thức. Điều này giúp người quan sát dễ dàng nhìn thấy tim đang bơm máu đỏ khắp cơ thể.
Các nhà khoa học từ lâu đã bị mê hoặc với cách bụng ếch trở nên trong suốt khi chúng ngủ, lúc này chúng trở nên vô hình trước những kẻ săn mồi.
Johnsen cho biết: "Ngay cả với một con vật trong suốt, việc nhìn thấy chính xác những gì đang diễn ra bên trong cơ thể cũng khá khó khăn. Chúng tôi chiếu ánh sáng rực rỡ lên cơ thể ếch và ghi lại sóng âm thanh vì âm thanh truyền qua mô tốt hơn nhiều so với ánh sáng. Theo dõi huyết sắc tố tiết lộ rằng ếch thủy tinh lấy 89% tế bào hồng cầu khỏi quá trình lưu thông và giấu vào gan".
Johnsen chia sẻ rằng: "Quá trình đông máu của ếch không quá khác biệt so với con người, vì vậy bất cứ điều gì chúng ta học được từ ếch có thể liên quan đến quá trình đông máu của con người".
Giáo sư sinh học Johnsen và các đồng nghiệp đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra cách loài lưỡng cư ''thao túng'' che giấu máu vào gan.
Theo Vietnamnet