Anh chẳng thương cho chàng trai đã phải phơi khuôn mặt có vẻ tri thức của mình ra giữa đường, biến mình thành một cái cột để móc vào một cái biển hòng cầu vớt sự quan tâm của cộng đồng, cái anh thương là thương người vợ của chàng ta, anh thương đứa con của chàng ta. Chao ôi, xấu chàng thì hổ ai. Sang chàng thì đẹp ai.
Khi một người phụ nữ quyết định “khi hai ta về chung một nhà” tức là họ đã quyết định trao gửi cuộc đời mình cho một người đàn ông đủ sức che chở, bọc bao, đủ sức cáng đáng những chuyện mà người đàn ông trong gia đình phải gánh vác. Xã hội phân chia lao động, hôn nhân phân chia vị trí. Đó là một thực tế chưa có nhiều biến đổi. Gánh nặng kinh tế phải được đặt lên người chồng, người vợ được tạo hóa giao phó cho một thiên chức khác.
Ngày nay, người vợ đã có chỗ đứng tốt hơn trong gia đình và xã hội. Có những gia đình người vợ vừa là người làm ra của cải vật chất chủ yếu vừa là người nắm vai trò chỉ huy tuyệt đối.
Tuy nhiên, cô vợ của chàng trai cầm biển chắc hẳn vẫn là người phụ nữ, người mẹ theo hình thức truyền thống, đó là ở nhà chăm lo việc nhà, dạy dỗ chăm sóc con cái để cho người chồng bươn chải đường đời kiếm tiền về gồng gánh căn nhà nho nhỏ ấy.
Chuyện cầm biển xin việc trước nay chẳng phải là sự lạ lắm. Khi cung vượt quá cầu, khi đòi hỏi về năng lực của người lao động ngày càng gia tăng, ắt sẽ sản sinh ra những dư thừa tất yếu. Trên các trang mạng xã hội, có hẳn những sàn giao dịch việc làm, ở đó người tìm việc nói về mình, năng lực, bằng cấp, yêu cầu mức lương…của mình, người tuyển dụng đưa ra yêu cầu đối với công việc mà họ cần tìm người tưng ứng.
Còn đời thực, chuyện ở xứ Tây ghi nhận trường hợp thiếu nữ 19 tuổi Hanna ở Wilts (Anh), cũng giống như “chàng trai của chúng ta”, cô gái này đứng giữa thành phố trên tay ôm tấm biển “cần tìm một công việc, có thể giúp tôi không?”. Hanna cũng tâm sự đã đi xin việc ở hơn 200 địa chỉ, thậm chỉ tìm cả trên internet nhưng đều không tìm được việc như ý, vì vậy mới quyết định lựa chọn phương án này. Kết quả, sau những cuộc gọi quyấy nhiễu của các đấng nam nhi thì cô cũng tìm được một công việc ưng ý đó là làm một điện thoại viên với mức thu nhập 14.000 bảng Anh/năm.
Em à, trong bối cảnh khi công việc đang ngày càng khan hiếm, giữa cơn bải hoải của kinh tế, anh không dè bỉu mọi cơ hội để thông điệp của người lao động đến được tai nhà tuyển dụng. Với bản tính khiêm tốn, chúng ta đã có thời kỳ không để cái tôi của mình được trồi lên, còn bây giờ tự quảng bá thương hiệu cá nhân đang là một công việc khôn ngoan và đáng khuyến khích.
Vậy em thử đem so sánh trường hợp của Hanna với trường hợp của anh chàng cử nhân Phùng Đức Ninh trong câu chuyện ở trên xem có sự khác biệt gì. Khác biệt đó chính là cái người ta bấu víu vào để xin việc. Một con người tự tôn, có ý thức về cái tôi bản thân, một người xin việc chân chính, có năng lực phải phô ra bên ngoài cái mình có, cũng là cái nhà tuyển dụng cần, vậy mà ở đây ông bố trẻ đã đưa con mình ra và cụ thể hóa nó bằng hộp sữa để mong cầu xin việc.
Con cái không chịu trách nhiệm cho việc bố thất nghiệp, con cái không tự nhiên mà sinh ra, nó là kết quả của một quá trình, trong hôn nhân nó có thiên hướng của sự đồng thuận nhiều hơn. Ông bố có quyền và buộc phải có quyền chăm lo cho con mình, nhưng một ông bố hèn là ông bố lôi con ra làm cái cớ nhằm kiếm việc.
Trong một cuộc thi mà anh chứng kiến, có hai đội đều có số điểm ngang nhau, thành viên của một đội đã đứng lên và giới thiệu rằng đội của anh ta có một thành viên tật nguyền, và coi đó như là một điểm mạnh để ưu ái. Kết quả một thành viên cũng tật nguyền của một đội khác để lên án mạnh mẽ hành động này. Họ, những người tật nguyền không muốn lấy đó làm thế mạnh, họ còn coi đó là động lực nữa kia.
Vậy nên em ạ, thế gian không ai được chọn mẹ chọn cha, nhưng thế gian cho chúng ta được phép chọn vợ chọn chồng. Em có thể chọn một người chồng nghèo, nhưng đừng chọn chồng hèn em nhé. Bởi người đó sẽ là cha của con em đấy, nhớ chưa.
Khi một người phụ nữ quyết định “khi hai ta về chung một nhà” tức là họ đã quyết định trao gửi cuộc đời mình cho một người đàn ông đủ sức che chở, bọc bao, đủ sức cáng đáng những chuyện mà người đàn ông trong gia đình phải gánh vác. Xã hội phân chia lao động, hôn nhân phân chia vị trí. Đó là một thực tế chưa có nhiều biến đổi. Gánh nặng kinh tế phải được đặt lên người chồng, người vợ được tạo hóa giao phó cho một thiên chức khác.
(Ảnh minh họa)
Ngày nay, người vợ đã có chỗ đứng tốt hơn trong gia đình và xã hội. Có những gia đình người vợ vừa là người làm ra của cải vật chất chủ yếu vừa là người nắm vai trò chỉ huy tuyệt đối.
Tuy nhiên, cô vợ của chàng trai cầm biển chắc hẳn vẫn là người phụ nữ, người mẹ theo hình thức truyền thống, đó là ở nhà chăm lo việc nhà, dạy dỗ chăm sóc con cái để cho người chồng bươn chải đường đời kiếm tiền về gồng gánh căn nhà nho nhỏ ấy.
Chuyện cầm biển xin việc trước nay chẳng phải là sự lạ lắm. Khi cung vượt quá cầu, khi đòi hỏi về năng lực của người lao động ngày càng gia tăng, ắt sẽ sản sinh ra những dư thừa tất yếu. Trên các trang mạng xã hội, có hẳn những sàn giao dịch việc làm, ở đó người tìm việc nói về mình, năng lực, bằng cấp, yêu cầu mức lương…của mình, người tuyển dụng đưa ra yêu cầu đối với công việc mà họ cần tìm người tưng ứng.
Còn đời thực, chuyện ở xứ Tây ghi nhận trường hợp thiếu nữ 19 tuổi Hanna ở Wilts (Anh), cũng giống như “chàng trai của chúng ta”, cô gái này đứng giữa thành phố trên tay ôm tấm biển “cần tìm một công việc, có thể giúp tôi không?”. Hanna cũng tâm sự đã đi xin việc ở hơn 200 địa chỉ, thậm chỉ tìm cả trên internet nhưng đều không tìm được việc như ý, vì vậy mới quyết định lựa chọn phương án này. Kết quả, sau những cuộc gọi quyấy nhiễu của các đấng nam nhi thì cô cũng tìm được một công việc ưng ý đó là làm một điện thoại viên với mức thu nhập 14.000 bảng Anh/năm.
Ông bố trẻ đã đưa con mình ra và cụ thể hóa nó bằng hộp sữa để mong cầu xin việc
(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)
Em à, trong bối cảnh khi công việc đang ngày càng khan hiếm, giữa cơn bải hoải của kinh tế, anh không dè bỉu mọi cơ hội để thông điệp của người lao động đến được tai nhà tuyển dụng. Với bản tính khiêm tốn, chúng ta đã có thời kỳ không để cái tôi của mình được trồi lên, còn bây giờ tự quảng bá thương hiệu cá nhân đang là một công việc khôn ngoan và đáng khuyến khích.
Vậy em thử đem so sánh trường hợp của Hanna với trường hợp của anh chàng cử nhân Phùng Đức Ninh trong câu chuyện ở trên xem có sự khác biệt gì. Khác biệt đó chính là cái người ta bấu víu vào để xin việc. Một con người tự tôn, có ý thức về cái tôi bản thân, một người xin việc chân chính, có năng lực phải phô ra bên ngoài cái mình có, cũng là cái nhà tuyển dụng cần, vậy mà ở đây ông bố trẻ đã đưa con mình ra và cụ thể hóa nó bằng hộp sữa để mong cầu xin việc.
Con cái không chịu trách nhiệm cho việc bố thất nghiệp, con cái không tự nhiên mà sinh ra, nó là kết quả của một quá trình, trong hôn nhân nó có thiên hướng của sự đồng thuận nhiều hơn. Ông bố có quyền và buộc phải có quyền chăm lo cho con mình, nhưng một ông bố hèn là ông bố lôi con ra làm cái cớ nhằm kiếm việc.
Trong một cuộc thi mà anh chứng kiến, có hai đội đều có số điểm ngang nhau, thành viên của một đội đã đứng lên và giới thiệu rằng đội của anh ta có một thành viên tật nguyền, và coi đó như là một điểm mạnh để ưu ái. Kết quả một thành viên cũng tật nguyền của một đội khác để lên án mạnh mẽ hành động này. Họ, những người tật nguyền không muốn lấy đó làm thế mạnh, họ còn coi đó là động lực nữa kia.
Vậy nên em ạ, thế gian không ai được chọn mẹ chọn cha, nhưng thế gian cho chúng ta được phép chọn vợ chọn chồng. Em có thể chọn một người chồng nghèo, nhưng đừng chọn chồng hèn em nhé. Bởi người đó sẽ là cha của con em đấy, nhớ chưa.
Theo Khám Phá