Gái mại dâm “tăng ca” để đóng tiền phạt
H. kể, cô mới hành nghề được khoảng 2 năm nay. Lúc mới vào nghề, H. cũng rất sợ bị công an bắt nhưng giờ thì cô coi đó là chuyện nhẹ như không. Bởi theo H, kể từ khi Luật xử lý vi phạm hành chính với gái bán dâm có hiệu lực, những cô gái làm nghề này kháo nhau cứ hành nghề “vô tư” đi. Vì họ sẽ không phải vào trại phục hồi nhân phẩm nữa mà chỉ bị tạm giữ hành chính trong vòng 24 giờ rồi cho về.
“Giờ chúng em yên tâm vẫy khách lắm. Nếu chẳng may hôm nào có đứa bị bắt và phải nộp phạt 300.000 đồng thì ngày hôm đó, đứa ấy sẽ phải… tăng ca thêm để bù vào số tiền đã mất. Tăng ca mệt lắm chị ạ, có khi phải dùng thuốc kích thích mới chịu nổi đó”, H. nói.
Khi được hỏi, có bao giờ H. có ý định làm một vài năm, kiếm được đồng vốn sẽ quay trở lại con đường làm ăn chân chính không thì cô gái gạt ngay: “Đã dấn thân vào cái nghề này rồi thì khó có con đường hoàn lương làm lại cuộc đời lắm! Cũng đã mấy lần các anh công an, các chị làm xã hội cũng từng định đưa về địa phương để quản lý, hỗ trợ này nọ nhưng em nhất định không chịu về. Về thì khác nào trơ cái mặt ra cho làng xóm người ta khinh cho à?”.
Cũng theo H, chỉ có những gái bám dâm làm nghề lâu năm, có “số má” rồi thì không sợ gì vì đằng nào họ cũng mang tiếng là gái bán dâm rồi. Song, những trường hợp này cũng chẳng muốn quay lại con đường chân chính nữa. Bởi đã nghề kinh doanh vốn tự có này giống như nghiện rượu và ma túy vậy, lặp đi lặp lại và khó dứt bỏ.
Chị My, đồng đẳng viên Q.4 cho hay, những gái mại dâm mà cô gặp và tiếp xúc đều cho rằng, họ chấp nhận bị phạt để được bán dâm chứ không chịu về quê làm ăn. Thế nên có nhiều trường hợp, mới bị công an bắt thả ra tuần trước thì tuần sau lại bị bắt, rồi lại thả ra. Bắt nhiều lần quá ở địa bàn này thì họ lại chuyển qua địa bàn khác hoạt động.
Mong manh nẻo hoàn lương
Ông Lê Trọng Sang, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng thừa nhận, thành phố đã có nhiều chính sách để giúp người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng như hỗ trợ học nghề, vay vốn. Tuy nhiên, đa số người bán dâm đều là người ngoại tỉnh, không có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú ổn định, gây khó khăn cho việc xét duyệt và hỗ trợ các chị em. Không những thế, nhiều cô vẫn còn tư tưởng e dè, mặc cảm, chưa tin tưởng vào sự đồng thuận của cộng đồng, ngại tiếp xúc với chính quyền địa phương nơi cư trú nên thường di chuyển chỗ.
Do đó, lượng chị em được giúp đỡ còn khá khiêm tốn so với hàng nghìn chị em đang hoạt động mại dâm ở thành phố. Hiện tại, thành phố mới hỗ trợ cho 107 chị em làm nghề bán dâm có việc làm như uốn tóc, nối mi, làm móng, trang điểm cô dâu, may công nghiệp…
Song, theo chị H, trong CLB Cùng Tiến, những gái mại dâm thường hay bị mắc nợ, nhất là nợ chủ chứa và khó có thể trang trải nợ nần. Thế nên, với số vốn ít ỏi từ chương trình hỗ trợ là 2 triệu đồng/người, chưa kể chi phí mua dụng cụ học nghề để thực hành trong khóa học cao khiến nhiều gái mại không mặn mà với các chương trình. Hoặc có người vẫn vừa đi học vừa hành nghề cũ.
Lý giải điều này, bà Tiêu Thị Thu Vân, Phó chánh văn phòng UB Phòng chống AIDS TP.HCM cho rằng, mục tiêu của những chương trình trên là đào tạo nghề và truyền các kĩ năng sống cho các cô gái lầm lỡ. Nếu họ bỏ được nghề thì tốt, còn không thì họ sẽ có ý thức khi hành nghề để không lây lan bệnh qua đường tình dục. "Làm được việc này thì xã hội cũng đã ổn định được phần nào rồi", bà Vân nói.
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết thêm, Sở cũng đang có kế hoạch đề xuất với thành phố và Trung ương nâng mức hỗ trợ cao hơn để giúp chị em trang trải học phí, mua nguyên vật liệu thực hành và sắm đồ nghề làm việc. Ðồng thời, Sở cũng tăng cường liên kết với các doanh nghiệp ở địa phương có nhu cầu tuyển dụng lao động nữ để hỗ trợ giới thiệu việc làm ổn định các chị em.
H. kể, cô mới hành nghề được khoảng 2 năm nay. Lúc mới vào nghề, H. cũng rất sợ bị công an bắt nhưng giờ thì cô coi đó là chuyện nhẹ như không. Bởi theo H, kể từ khi Luật xử lý vi phạm hành chính với gái bán dâm có hiệu lực, những cô gái làm nghề này kháo nhau cứ hành nghề “vô tư” đi. Vì họ sẽ không phải vào trại phục hồi nhân phẩm nữa mà chỉ bị tạm giữ hành chính trong vòng 24 giờ rồi cho về.
“Giờ chúng em yên tâm vẫy khách lắm. Nếu chẳng may hôm nào có đứa bị bắt và phải nộp phạt 300.000 đồng thì ngày hôm đó, đứa ấy sẽ phải… tăng ca thêm để bù vào số tiền đã mất. Tăng ca mệt lắm chị ạ, có khi phải dùng thuốc kích thích mới chịu nổi đó”, H. nói.
Nhiều cô gái bán dâm không thể hoàn lương vì sợ "lộ diện"
Khi được hỏi, có bao giờ H. có ý định làm một vài năm, kiếm được đồng vốn sẽ quay trở lại con đường làm ăn chân chính không thì cô gái gạt ngay: “Đã dấn thân vào cái nghề này rồi thì khó có con đường hoàn lương làm lại cuộc đời lắm! Cũng đã mấy lần các anh công an, các chị làm xã hội cũng từng định đưa về địa phương để quản lý, hỗ trợ này nọ nhưng em nhất định không chịu về. Về thì khác nào trơ cái mặt ra cho làng xóm người ta khinh cho à?”.
Cũng theo H, chỉ có những gái bám dâm làm nghề lâu năm, có “số má” rồi thì không sợ gì vì đằng nào họ cũng mang tiếng là gái bán dâm rồi. Song, những trường hợp này cũng chẳng muốn quay lại con đường chân chính nữa. Bởi đã nghề kinh doanh vốn tự có này giống như nghiện rượu và ma túy vậy, lặp đi lặp lại và khó dứt bỏ.
Chị My, đồng đẳng viên Q.4 cho hay, những gái mại dâm mà cô gặp và tiếp xúc đều cho rằng, họ chấp nhận bị phạt để được bán dâm chứ không chịu về quê làm ăn. Thế nên có nhiều trường hợp, mới bị công an bắt thả ra tuần trước thì tuần sau lại bị bắt, rồi lại thả ra. Bắt nhiều lần quá ở địa bàn này thì họ lại chuyển qua địa bàn khác hoạt động.
Mong manh nẻo hoàn lương
Ông Lê Trọng Sang, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng thừa nhận, thành phố đã có nhiều chính sách để giúp người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng như hỗ trợ học nghề, vay vốn. Tuy nhiên, đa số người bán dâm đều là người ngoại tỉnh, không có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú ổn định, gây khó khăn cho việc xét duyệt và hỗ trợ các chị em. Không những thế, nhiều cô vẫn còn tư tưởng e dè, mặc cảm, chưa tin tưởng vào sự đồng thuận của cộng đồng, ngại tiếp xúc với chính quyền địa phương nơi cư trú nên thường di chuyển chỗ.
Do đó, lượng chị em được giúp đỡ còn khá khiêm tốn so với hàng nghìn chị em đang hoạt động mại dâm ở thành phố. Hiện tại, thành phố mới hỗ trợ cho 107 chị em làm nghề bán dâm có việc làm như uốn tóc, nối mi, làm móng, trang điểm cô dâu, may công nghiệp…
Song, theo chị H, trong CLB Cùng Tiến, những gái mại dâm thường hay bị mắc nợ, nhất là nợ chủ chứa và khó có thể trang trải nợ nần. Thế nên, với số vốn ít ỏi từ chương trình hỗ trợ là 2 triệu đồng/người, chưa kể chi phí mua dụng cụ học nghề để thực hành trong khóa học cao khiến nhiều gái mại không mặn mà với các chương trình. Hoặc có người vẫn vừa đi học vừa hành nghề cũ.
Lý giải điều này, bà Tiêu Thị Thu Vân, Phó chánh văn phòng UB Phòng chống AIDS TP.HCM cho rằng, mục tiêu của những chương trình trên là đào tạo nghề và truyền các kĩ năng sống cho các cô gái lầm lỡ. Nếu họ bỏ được nghề thì tốt, còn không thì họ sẽ có ý thức khi hành nghề để không lây lan bệnh qua đường tình dục. "Làm được việc này thì xã hội cũng đã ổn định được phần nào rồi", bà Vân nói.
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết thêm, Sở cũng đang có kế hoạch đề xuất với thành phố và Trung ương nâng mức hỗ trợ cao hơn để giúp chị em trang trải học phí, mua nguyên vật liệu thực hành và sắm đồ nghề làm việc. Ðồng thời, Sở cũng tăng cường liên kết với các doanh nghiệp ở địa phương có nhu cầu tuyển dụng lao động nữ để hỗ trợ giới thiệu việc làm ổn định các chị em.
Theo Infonet