Game show ca nhạc Trung Quốc: Có phong độ, thiếu đẳng cấp
Mục tiêu lớn nhất mà ban tổ chức các game show âm nhạc kỳ vọng là tìm kiếm những tài năng trẻ cho ngành giải trí. Nhưng khi mùa show trở nên rầm rộ cũng là lúc khó thấy tài năng.
Gần đây, Việt Nam đã mua lại bản quyền show Sing My Song của Trung Quốc. Đây là show tìm kiếm tài năng khá thành công tại quốc gia đông dân nhât thế giới. Sing My Song lên sóng lần đầu vào năm 2014 trên kênh CCTV-3, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc.
Format của chương trình được cho khá giống với The Voice Trung Quốc, với đội ngũ các huấn luyện viên và học trò. Huấn luyện viên chọn thí sinh trong phần thi giấu mặt, đào tạo họ trong các phần thi đối đầu và chung kết. Điểm khác biệt của Sing My Song từng được ban tổ chức phổng mũi tự hào đó là The Voice hát các ca khúc của người khác, nhưng tại cuộc thi này, các thí sinh phải trình bày ca khúc do mình sáng tác.
Lên sóng CCTV-3, chương trình thu hút sự quan tâm của khán giả trong suốt ba mùa. Sức ảnh hưởng của Sing My Song được ghi nhận khi đài ITV của Anh mua bản quyền chương trình này vào năm 2014.
Nhưng đó chỉ là bề nổi của thời đại show tìm kiếm tài năng âm nhạc ở Trung Quốc nói chung. Cơ quan chức năng luôn bày tỏ sự ái ngại về tác động và sự thành công thực sự của các show tương tự.
Cơn sốt Super Girl nở rộ các cuộc thi tìm kiếm tài năng
Tại Trung Quốc, trong vòng hơn 10 năm đã có vô số các show tìm kiếm âm nhạc tương tự - mở đầu cho trào lưu “nhà nhà game show”. Bên cạnh những cuộc thi do Trung Quốc tự sản xuất như Super Girl, Happy Boys, Sing My Song, các đài truyền hình cùng đơn vị truyền thông mua bản quyền loạt show hot trên thế giới như The Voice, Idol, X Factor.
Các cuộc thi trở thành món ăn tinh thần của nhiều gia đình, là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công của các gương mặt mới. Họ không hề nhầm bởi Super Girl từng làm nên điều kỳ diệu trong nhạc đàn.
Năm 2004, Super Girl do đài Hồ Nam thực hiện ra mắt mùa đầu. Không giới hạn độ tuổi, các thí sinh nữ đến từ mọi nơi đều có thể ghi danh đăng ký. Kết quả cuộc thi căn cứ vào tỷ lệ bầu chọn qua điện thoại.
Đây cũng là chương trình tạo nên tên tuổi cho những nghệ sĩ hàng đầu như Lý Vũ Xuân, Trương Lương Dĩnh, Châu Bút Sướng, Hà Khiết, Thượng Văn Tiệp…
Sức ảnh hưởng của chương trình lớn đến mức, đi đâu người ta cũng nói về các thí sinh tuổi trẻ tài cao. Năm 2006, Tổng công ty Bưu điện Trung Quốc còn phát hành tem in hình Quán quân mùa 2005 - Lý Vũ Xuân nhân dịp sinh nhật tròn 22 tuổi của cô. Lý Vũ Xuân hiện là một trong những ca sĩ có lượng fan đông đảo nhất Trung Quốc.
Á quân mùa 2005 - Trương Lương Dĩnh từ một cô gái mới khởi nghiệp trở thành nữ thần làng nhạc Hoa. Cô được góp mặt trong show bà hoàng truyền thông Oprah Winfrey.
Super Girl còn truyền cảm hứng cho cấc đơn vị sản xuất truyền hình ăn theo. Đáng tiếc, hồi năm 2011, Tổng cục Điện ảnh phát thanh và truyền hình Trung Quốc ra lệnh cấm chương trình vì lý do phát sóng không đúng thời lượng đăng ký. Mỗi tập phát sóng đều kéo dài 3 tiếng đồng hồ thay vì 90 phút như công bố.
The Voice ra đời sau xu thế làm show của các đài truyền hình Trung Quốc.
Đại diện đài Hồ Nam thừa nhận, họ mạnh dạn chi tiền mua bản quyền các show nước ngoài vì tin vào thành công tương tự Super Girl sau khi bị cơ quan chức năng “soi xét”.
Sau khi phát sóng trên truyền hình, các cuộc thi đều được khán giả đón nhận, Sing My Song ngắn cũng đã thực hiện được 3 mùa, The Voice China đã đến mùa thứ 5.
Thời kỳ “bong bóng” các cuộc thi và hậu quả khó lường
Không phủ nhận, các chương trình mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho đơn vị sản xuất. Cùng với đó là trào lưu và cảm hứng âm nhạc tươi trẻ được vun đắp với nhiều gương mặt “măng non”.
Tuy nhiên, sự rầm rộ và hút khán giả không có nghĩa thành công. Thực tế đáng buồn, các thí sinh của hầu hết game show đến thời điểm này đều chỉ dừng lại ở mức “phong độ”. Kết thúc cuộc thi họ gần như biến mất khỏi nhạc đàn. Đây là điều đi ngược với chính tôn chỉ ban đầu của nhà sản xuất.
Ngô Mặc Sầu là thí sinh chuyên nghiệp hiếm hoi sau The Voice. Ảnh: Sina.
Các thí sinh tham gia thi với kỳ vọng sớm ngày nổi tiếng. Giọng ca trên sân khấu và câu chuyện ngoài đời góp phần tôn “giá trị hình ảnh” của họ. Ban tổ chức cũng tiếp tay để các thí sinh được dịp phô diễn trước ống kính.
Trong không ít cuộc thi, đêm trình bày ca khúc trở thành buổi kể về cuộc đời.Tại mùa đầu tiên của The Voice, khán giả từng khóc khi nghe câu chuyện bi kịch về cuộc đời ca sĩ trẻ Từ Hải Tinh. Cô được lọt vào vòng hai bằng những giọt nước mắt tổn thương. Nhưng sau đó, truyền thông phát hiện, từ đầu đến cuối, cô chỉ đang tự diễn kịch.
Cũng năm đó, The Voice Trung Quốc gặp nhiều chỉ trích khi có thí sinh đồng tính sử dụng ma túy tham gia, thí sinh nữ qua đêm với huấn luyện viên, nghi vấn về dàn xếp kết quả.
Thí sinh Từ Hải Tinh từng kể câu chuyện giả dối về gia đình. Ảnh: Sina.
Cầu kỳ vào những câu chuyện bên lề, The Voice hay Sing My Song đang bị la ó tại quê nhà khi chất lượng ngày càng đi xuống. Mới nhất, Sing My Song vấp phải chỉ trích khi giống như "phiên bản lỗi" của chính mình dù lượng khán giả không giảm sút.
Sau thời Super Girl, những cuộc thi tìm kiếm tài năng mới mọc lên như nấm nhưng lại không có ngôi sao. Ngô Mặc Sầu là thí sinh có phần nổi bật nhất khi bước ra từ The Voice.
Ông Lưu Trung Đức - đại diện của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Hoa chỉ trích các show tìm kiếm tài năng trên truyền hình có tác động tiêu cực đến giới trẻ. Ông gọi đó là “sự xâm lược về văn hóa, không có giá trị”.
Show tìm kiếm tài năng âm nhạc bị thương mại và kịch hóa.
'Chúng ta thấy tại các cuộc thi, tài năng thực sự không được chú trọng. Thay vào đó là yếu tố thương mại. Giới trẻ lao vào sự phù phiếm và đài truyền hình hả hê vì doanh thu. Đó là lý do 10 cuộc thi không có nổi 1 ngôi sao xuất hiện", ông nói.
Các cuộc thi tài năng âm nhạc tại Trung Quốc đang giống như bong bóng, có nguy cơ vỡ bất kỳ lúc nào sau khi các show dần trùng lặp ý tưởng, thí sinh tài năng vắng bóng và các chiêu trò trở nên nhàm chán.
Format của chương trình được cho khá giống với The Voice Trung Quốc, với đội ngũ các huấn luyện viên và học trò. Huấn luyện viên chọn thí sinh trong phần thi giấu mặt, đào tạo họ trong các phần thi đối đầu và chung kết. Điểm khác biệt của Sing My Song từng được ban tổ chức phổng mũi tự hào đó là The Voice hát các ca khúc của người khác, nhưng tại cuộc thi này, các thí sinh phải trình bày ca khúc do mình sáng tác.
Lên sóng CCTV-3, chương trình thu hút sự quan tâm của khán giả trong suốt ba mùa. Sức ảnh hưởng của Sing My Song được ghi nhận khi đài ITV của Anh mua bản quyền chương trình này vào năm 2014.
Nhưng đó chỉ là bề nổi của thời đại show tìm kiếm tài năng âm nhạc ở Trung Quốc nói chung. Cơ quan chức năng luôn bày tỏ sự ái ngại về tác động và sự thành công thực sự của các show tương tự.
Sing My Song của Trung Quốc với dàn giám khảo nổi tiếng như Dương Côn, Lưu Hoan, Phạm Hiểu Huyên. Ảnh: CCTV.
Cơn sốt Super Girl nở rộ các cuộc thi tìm kiếm tài năng
Tại Trung Quốc, trong vòng hơn 10 năm đã có vô số các show tìm kiếm âm nhạc tương tự - mở đầu cho trào lưu “nhà nhà game show”. Bên cạnh những cuộc thi do Trung Quốc tự sản xuất như Super Girl, Happy Boys, Sing My Song, các đài truyền hình cùng đơn vị truyền thông mua bản quyền loạt show hot trên thế giới như The Voice, Idol, X Factor.
Các cuộc thi trở thành món ăn tinh thần của nhiều gia đình, là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công của các gương mặt mới. Họ không hề nhầm bởi Super Girl từng làm nên điều kỳ diệu trong nhạc đàn.
Năm 2004, Super Girl do đài Hồ Nam thực hiện ra mắt mùa đầu. Không giới hạn độ tuổi, các thí sinh nữ đến từ mọi nơi đều có thể ghi danh đăng ký. Kết quả cuộc thi căn cứ vào tỷ lệ bầu chọn qua điện thoại.
Đây cũng là chương trình tạo nên tên tuổi cho những nghệ sĩ hàng đầu như Lý Vũ Xuân, Trương Lương Dĩnh, Châu Bút Sướng, Hà Khiết, Thượng Văn Tiệp…
Châu Bút Sướng, Lý Vũ Xuân và Trương Lương Dĩnh khởi nghiệp từ Super Girl.
Sức ảnh hưởng của chương trình lớn đến mức, đi đâu người ta cũng nói về các thí sinh tuổi trẻ tài cao. Năm 2006, Tổng công ty Bưu điện Trung Quốc còn phát hành tem in hình Quán quân mùa 2005 - Lý Vũ Xuân nhân dịp sinh nhật tròn 22 tuổi của cô. Lý Vũ Xuân hiện là một trong những ca sĩ có lượng fan đông đảo nhất Trung Quốc.
Á quân mùa 2005 - Trương Lương Dĩnh từ một cô gái mới khởi nghiệp trở thành nữ thần làng nhạc Hoa. Cô được góp mặt trong show bà hoàng truyền thông Oprah Winfrey.
Super Girl còn truyền cảm hứng cho cấc đơn vị sản xuất truyền hình ăn theo. Đáng tiếc, hồi năm 2011, Tổng cục Điện ảnh phát thanh và truyền hình Trung Quốc ra lệnh cấm chương trình vì lý do phát sóng không đúng thời lượng đăng ký. Mỗi tập phát sóng đều kéo dài 3 tiếng đồng hồ thay vì 90 phút như công bố.
The Voice ra đời sau xu thế làm show của các đài truyền hình Trung Quốc.
Đại diện đài Hồ Nam thừa nhận, họ mạnh dạn chi tiền mua bản quyền các show nước ngoài vì tin vào thành công tương tự Super Girl sau khi bị cơ quan chức năng “soi xét”.
Sau khi phát sóng trên truyền hình, các cuộc thi đều được khán giả đón nhận, Sing My Song ngắn cũng đã thực hiện được 3 mùa, The Voice China đã đến mùa thứ 5.
Thời kỳ “bong bóng” các cuộc thi và hậu quả khó lường
Không phủ nhận, các chương trình mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho đơn vị sản xuất. Cùng với đó là trào lưu và cảm hứng âm nhạc tươi trẻ được vun đắp với nhiều gương mặt “măng non”.
Tuy nhiên, sự rầm rộ và hút khán giả không có nghĩa thành công. Thực tế đáng buồn, các thí sinh của hầu hết game show đến thời điểm này đều chỉ dừng lại ở mức “phong độ”. Kết thúc cuộc thi họ gần như biến mất khỏi nhạc đàn. Đây là điều đi ngược với chính tôn chỉ ban đầu của nhà sản xuất.
Ngô Mặc Sầu là thí sinh chuyên nghiệp hiếm hoi sau The Voice. Ảnh: Sina.
Các thí sinh tham gia thi với kỳ vọng sớm ngày nổi tiếng. Giọng ca trên sân khấu và câu chuyện ngoài đời góp phần tôn “giá trị hình ảnh” của họ. Ban tổ chức cũng tiếp tay để các thí sinh được dịp phô diễn trước ống kính.
Trong không ít cuộc thi, đêm trình bày ca khúc trở thành buổi kể về cuộc đời.Tại mùa đầu tiên của The Voice, khán giả từng khóc khi nghe câu chuyện bi kịch về cuộc đời ca sĩ trẻ Từ Hải Tinh. Cô được lọt vào vòng hai bằng những giọt nước mắt tổn thương. Nhưng sau đó, truyền thông phát hiện, từ đầu đến cuối, cô chỉ đang tự diễn kịch.
Cũng năm đó, The Voice Trung Quốc gặp nhiều chỉ trích khi có thí sinh đồng tính sử dụng ma túy tham gia, thí sinh nữ qua đêm với huấn luyện viên, nghi vấn về dàn xếp kết quả.
Thí sinh Từ Hải Tinh từng kể câu chuyện giả dối về gia đình. Ảnh: Sina.
Cầu kỳ vào những câu chuyện bên lề, The Voice hay Sing My Song đang bị la ó tại quê nhà khi chất lượng ngày càng đi xuống. Mới nhất, Sing My Song vấp phải chỉ trích khi giống như "phiên bản lỗi" của chính mình dù lượng khán giả không giảm sút.
Sau thời Super Girl, những cuộc thi tìm kiếm tài năng mới mọc lên như nấm nhưng lại không có ngôi sao. Ngô Mặc Sầu là thí sinh có phần nổi bật nhất khi bước ra từ The Voice.
Ông Lưu Trung Đức - đại diện của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Hoa chỉ trích các show tìm kiếm tài năng trên truyền hình có tác động tiêu cực đến giới trẻ. Ông gọi đó là “sự xâm lược về văn hóa, không có giá trị”.
Show tìm kiếm tài năng âm nhạc bị thương mại và kịch hóa.
'Chúng ta thấy tại các cuộc thi, tài năng thực sự không được chú trọng. Thay vào đó là yếu tố thương mại. Giới trẻ lao vào sự phù phiếm và đài truyền hình hả hê vì doanh thu. Đó là lý do 10 cuộc thi không có nổi 1 ngôi sao xuất hiện", ông nói.
Các cuộc thi tài năng âm nhạc tại Trung Quốc đang giống như bong bóng, có nguy cơ vỡ bất kỳ lúc nào sau khi các show dần trùng lặp ý tưởng, thí sinh tài năng vắng bóng và các chiêu trò trở nên nhàm chán.
Theo Zing
-
3 giờ trướcBằng cách này hay cách khác, tất cả nghệ sĩ tham gia 2 show Anh trai đều được hưởng lợi. Có người được tận hưởng trở lại hào quang sau giai đoạn dài mất hút. Nhiều nghệ sĩ đã bứt lên phủ sóng mạng xã hội.
-
8 giờ trướcMỹ Linh tiết lộ bản thân bị đau cổ, vai, gáy nên động tác trong Sân khấu Dance là thử thách đối với cô. Trong khi đó, Minh Hằng hài hước chia sẻ chuyện Minh Tuyết gọi điện xin giảm bớt động tác.
-
10 giờ trướcMột số sản phẩm bị chê "nhạc rác", vướng ồn ào đạo nhái của các ca sĩ show Anh trai khiến khán giả hụt hẫng, thất vọng. Sau cơn sốt từ hai game show Anh trai, chuyên gia nhận định về những chiêu thức truyền thông sau hàng loạt tranh cãi, điều các nghệ sĩ cần làm để giữ nhiệt và không bị cuốn theo những xu hướng bề nổi.
-
11 giờ trướcCa sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn "Mufasa: Vua sư tử". Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
-
13 giờ trướcĐoạn video ngày nhỏ của ca sĩ Jihyo - thành viên nhóm Twice - đang được quan tâm trên mạng xã hội X (Twitter cũ). Nội dung video ghi lại khoảnh khắc vui vẻ của Jihyo nhưng khiến người hâm mộ khó chịu.
-
1 ngày trướcSau ngôi vị quán quân Rap Việt, Dế Choắt, Seachains và Double2T có bước đệm thuận lợi để xây dựng sự nghiệp. Dù vậy, chỉ trong thời gian ngắn sau đó, tất cả hụt hơi và bị những người từng thua mình ở game show vượt lên.
-
1 ngày trướcViện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam - từng tiết lộ doanh thu của show Anh trai vượt ngàn chông gai có thể đạt 340 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần doanh thu này không bao gồm doanh thu concert.
-
1 ngày trướcCa sĩ Mỹ Linh đang chiếm ưu thế khi chiến thắng cả 3 công diễn và giành được 4 bông hoa đạp gió.
-
1 ngày trướcViệc hàng chục concert quy mô lớn được tổ chức trong năm cho thấy năng lực tổ chức sự kiện biểu diễn ở Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp. Concert không chỉ tăng cường kết nối giữa nghệ sĩ và khán giả mà còn thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm âm nhạc và tương tác trực tuyến sau sự kiện.
-
1 ngày trướcThứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho biết concert sau show anh trai có sức hút không thua kém BlackPink. Với tiềm năng này, ngành nghệ thuật biểu diễn kỳ vọng thu 770 tỷ đồng vào năm 2030.
-
2 ngày trướcỞ tuổi gần 90, NSND Trần Hiếu vẫn hát, vẫn luyện thanh để chuẩn bị tâm thế ngồi bất cứ đâu, cứ được yêu cầu là biểu diễn.
-
2 ngày trướcHai show Anh trai mở ra sự sôi động chưa từng thấy cho nền giải trí Việt, tuy nhiên cũng để lại ảnh hưởng tiêu cực cho các nghệ sĩ hoạt động độc lập hay các công ty vừa và nhỏ. Từ thành công của 63 nam nghệ sĩ, chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh ở thị trường quốc tế, nghệ sĩ Việt vẫn còn nhiều cơ hội chưa được khai thác triệt để.
-
2 ngày trướcDangrangto có một năm thành công đột phá trong sự nghiệp âm nhạc nhưng cũng vướng một loạt tranh cãi. Nam rapper khiến khán giả tiếc nuối khi đột ngột bỏ thi chung kết Rap Việt mùa 4.
-
2 ngày trướcRa mắt chưa lâu, MV "Chẳng thể nhắm mắt" của Hùng Huỳnh biến mất khỏi YouTube sau bê bối đạo nhái. Đây là cái kết tệ nhất có thể cho một sản phẩm âm nhạc.
-
2 ngày trướcHậu '"Anh trai say hi", WEAN Lê và HURRYKNG bất ngờ phát hành ca khúc hát chung.
-
2 ngày trướcLisa và Frédéric Arnault vẫn bên nhau bền chặt trong ánh mắt ngưỡng mộ của cư dân mạng, nhưng cách họ hẹn hò ngày càng khiến fan phải chú ý.
-
3 ngày trướcHùng Huỳnh xuất hiện và nhận giải Mỹ nam của năm trong khi đang gây tranh cãi dữ dội bởi nghi vấn đạo nhái Jungkook (BTS). Phát ngôn của nam ca sĩ này đang bị chỉ trích và chia sẻ trên nhiều nền tảng mạng xã hội.
-
3 ngày trướcSau cơn sốt từ chương trình Anh trai say hi, nhiều nghệ sĩ trẻ tận dụng thời cơ đẩy mạnh tên tuổi bằng việc tung ra sản phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, tính đến hiện tại, sản phẩm được đánh giá chất lượng, tạo tiếng vang chưa thấy đâu, thay vào đó có nhiều bài hát gây tranh cãi dữ dội trên các nền tảng mạng xã hội.
Tin tức mới nhất
-
3 giờ trước
-
4 giờ trước
-
8 giờ trước
-
9 giờ trước