Gần đây, tại khu vực ngoại thành Bangkok, Thái Lan đã mọc lên một ngôi làng "xác máy bay". Ở đây, người dân sống trong xác những chiếc máy bay bị bỏ đi và mưu sinh bằng việc thu lượm đồ phế liệu.
Thời gian gần đây, bãi đất trống chuyên để xác máy bay và phế liệu của ngành hàng không tại khu vực ngoại thành Bangkok, Thái Lan đã trở thành khu "định cư" của một số hộ dân nghèo khó ở đất nước này. Những con người lang thang không nơi nương tựa dọn đến sống trong những xác máy bay bày la liệt ở khu vực này và mưu sinh bằng cách đi nhặt nhạnh đồ đồng nát, tạo ra một ngôi làng "xác máy bay".Từ vài năm trước, những chiếc máy bay cũ hỏng không thể sử dụng nữa đều được đưa đến đây, khiến cho nơi này dần được coi là bãi phế liệu máy bay. Trong đống đổ nát ấy, có thể thấy rất nhiều loại máy bay với đủ màu sắc và hình dáng đa dạng, thậm chí còn có cả xác của những chiếc Boeing 747 hiện đại.
Xác máy bay ngổn ngang trong khu đất trống.
Vì không có người quản lý và chỉ đạo sắp xếp, nên xác máy bay bị vứt la liệt trong khu đất, tạo thành một không gian vô cùng lộn xộn và bẩn thỉu. Khi đặt chân đến đây, người ta không khỏi cảm thán về sự cách biệt quá lớn giữa khung cảnh ngổn ngang ở bãi phế liệu với những tòa kiến trúc xa hoa, hào nhoáng đang mọc lên ngày một nhiều ở các khu vực lân cận.
Hầu hết tất cả các vật dụng còn sử dụng được trong những xác máy bay này đều đã bị tháo dỡ và được những cư dân trong làng tận dụng. Một số buồng lái trên xác máy bay đã trở nên trống trơn, thậm chí trong cả khoang máy bay cũng chỉ còn sót lại vài chiếc ghế lẻ tẻ. Việc này không chỉ giúp cho cư dân mở rộng diện tích cho những "ngôi nhà" mà còn có thể giúp họ kiếm thêm chút tiền nhờ việc bán đồ đồng nát.
Khu vực chuẩn bị bữa ăn trên máy bay thường được những người dân sử dụng như nhà bếp, thậm chí có người còn coi đó là một chiếc giường tầng. Một số hộ gia đình không tự chế được giường chiếu mà ngủ trực tiếp trên sàn máy bay lạnh lẽo. Trong không gian chật hẹp, lại thêm việc người dân ở đây đa số sống bằng nghề nhặt nhạnh đồ đồng nát, thế nên "ngôi nhà" của họ bày la liệt đồ bỏ đi, khung cảnh vô cùng hỗn loạn.
Hầu hết ghế ngồi trong khoang máy bay đều được tháo dỡ để tiết kiệm diện tích.
Nhiều người không tự chế được giường chiếu nên đành nằm ngủ ngay trên sàn máy bay lạnh lẽo.
Việc di chuyển trong những "ngôi nhà" nhỏ bé này cũng đầy thử thách, vì chỉ cần một chút sơ sẩy sẽ dễ dàng bị dính chấn thương từ những mấu sắt nham nhở chưa được tháo dỡ hết. Hơn nữa, ở đây không có điện nên những "ngôi nhà" lúc nào cũng chìm trong bóng tối hoặc chỉ le lói chút ánh sáng mờ ảo khiến người mới đến lần đầu không cách nào thích nghi được.
Cuộc sống ở làng "xác máy bay" vô cùng bất tiện khi không có điện, còn nước thì phải đi một quãng đường xa để xách về dùng mỗi ngày. Người dân ở đây từ giả tới trẻ hàng ngày dắt nhau đi lượm đồ phế liệu để mưu sinh, đôi khi họ cũng được những du khách tò mò đi ngang qua trả cho chút "phí chụp ảnh" để tìm hiểu về cuộc sống ở ngôi làng đặc biệt này.
Đa số mọi người đều nhìn những con người khốn khổ này bằng con mắt không mấy thiện cảm, thậm chí có những người còn tỏ thái độ khinh miệt ra mặt. "Ngôi làng" tự phát ở ngay cạnh thủ đô Bangkok phồn hoa này đang ngày càng được mở rộng cả về diện tích lẫn số lượng cư dân và trở thành một bài toán khó cho các chức trách Thái Lan.
Những "ngôi nhà" tối tăm với luồng ánh sáng yếu ớt hắt vào từ cửa sổ máy bay.
Người dân ở đây đều đã quen với cuộc sống không có điện, nước.
Đồ phế liệu trong "ngôi làng" đang ngày một nhiều lên.
Từ người lớn tới trẻ em ở đây đều mưu sinh bằng nghề thu lượm đồ phế liệu.
Thời gian gần đây, bãi đất trống chuyên để xác máy bay và phế liệu của ngành hàng không tại khu vực ngoại thành Bangkok, Thái Lan đã trở thành khu "định cư" của một số hộ dân nghèo khó ở đất nước này. Những con người lang thang không nơi nương tựa dọn đến sống trong những xác máy bay bày la liệt ở khu vực này và mưu sinh bằng cách đi nhặt nhạnh đồ đồng nát, tạo ra một ngôi làng "xác máy bay".Từ vài năm trước, những chiếc máy bay cũ hỏng không thể sử dụng nữa đều được đưa đến đây, khiến cho nơi này dần được coi là bãi phế liệu máy bay. Trong đống đổ nát ấy, có thể thấy rất nhiều loại máy bay với đủ màu sắc và hình dáng đa dạng, thậm chí còn có cả xác của những chiếc Boeing 747 hiện đại.
Xác máy bay ngổn ngang trong khu đất trống.
Vì không có người quản lý và chỉ đạo sắp xếp, nên xác máy bay bị vứt la liệt trong khu đất, tạo thành một không gian vô cùng lộn xộn và bẩn thỉu. Khi đặt chân đến đây, người ta không khỏi cảm thán về sự cách biệt quá lớn giữa khung cảnh ngổn ngang ở bãi phế liệu với những tòa kiến trúc xa hoa, hào nhoáng đang mọc lên ngày một nhiều ở các khu vực lân cận.
Hầu hết tất cả các vật dụng còn sử dụng được trong những xác máy bay này đều đã bị tháo dỡ và được những cư dân trong làng tận dụng. Một số buồng lái trên xác máy bay đã trở nên trống trơn, thậm chí trong cả khoang máy bay cũng chỉ còn sót lại vài chiếc ghế lẻ tẻ. Việc này không chỉ giúp cho cư dân mở rộng diện tích cho những "ngôi nhà" mà còn có thể giúp họ kiếm thêm chút tiền nhờ việc bán đồ đồng nát.
Khu vực chuẩn bị bữa ăn trên máy bay thường được những người dân sử dụng như nhà bếp, thậm chí có người còn coi đó là một chiếc giường tầng. Một số hộ gia đình không tự chế được giường chiếu mà ngủ trực tiếp trên sàn máy bay lạnh lẽo. Trong không gian chật hẹp, lại thêm việc người dân ở đây đa số sống bằng nghề nhặt nhạnh đồ đồng nát, thế nên "ngôi nhà" của họ bày la liệt đồ bỏ đi, khung cảnh vô cùng hỗn loạn.
Hầu hết ghế ngồi trong khoang máy bay đều được tháo dỡ để tiết kiệm diện tích.
Nhiều người không tự chế được giường chiếu nên đành nằm ngủ ngay trên sàn máy bay lạnh lẽo.
Việc di chuyển trong những "ngôi nhà" nhỏ bé này cũng đầy thử thách, vì chỉ cần một chút sơ sẩy sẽ dễ dàng bị dính chấn thương từ những mấu sắt nham nhở chưa được tháo dỡ hết. Hơn nữa, ở đây không có điện nên những "ngôi nhà" lúc nào cũng chìm trong bóng tối hoặc chỉ le lói chút ánh sáng mờ ảo khiến người mới đến lần đầu không cách nào thích nghi được.
Cuộc sống ở làng "xác máy bay" vô cùng bất tiện khi không có điện, còn nước thì phải đi một quãng đường xa để xách về dùng mỗi ngày. Người dân ở đây từ giả tới trẻ hàng ngày dắt nhau đi lượm đồ phế liệu để mưu sinh, đôi khi họ cũng được những du khách tò mò đi ngang qua trả cho chút "phí chụp ảnh" để tìm hiểu về cuộc sống ở ngôi làng đặc biệt này.
Đa số mọi người đều nhìn những con người khốn khổ này bằng con mắt không mấy thiện cảm, thậm chí có những người còn tỏ thái độ khinh miệt ra mặt. "Ngôi làng" tự phát ở ngay cạnh thủ đô Bangkok phồn hoa này đang ngày càng được mở rộng cả về diện tích lẫn số lượng cư dân và trở thành một bài toán khó cho các chức trách Thái Lan.
Những con người không nơi nương tựa tập trung về đây tự làm "nhà" để ở.
Những "ngôi nhà" tối tăm với luồng ánh sáng yếu ớt hắt vào từ cửa sổ máy bay.
Người dân ở đây đều đã quen với cuộc sống không có điện, nước.
Đồ phế liệu trong "ngôi làng" đang ngày một nhiều lên.
Từ người lớn tới trẻ em ở đây đều mưu sinh bằng nghề thu lượm đồ phế liệu.
Theo Tri Thức Trẻ