Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa có thông báo mới về điều hành giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay (5/9). Theo quyết định của Liên Bộ, các mức trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn được giữ nguyên.
Liên Bộ cũng cho phép chi sử dụng quỹ bình ổn đối với mặt hàng xăng RON 92 là 300 đồng/lít, xăng E5 300 đồng/lít.
Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn, kể từ 15h, giá xăng RON 92 tăng 702 đồng/lít lên mức tối đa 16.076 đồng/lít. Giá xăng sinh học (E5) cũng tăng 611 đồng/lít lên mức tối đa 15.836 đồng/lít.
Các mặt hàng dầu diesel tăng 474 đồng/lít lên 12.388 đồng/lít, dầu hoả tăng 489 đồng/lít lên 10.985 đồng/lít và dầu mazut tăng 502 đồng/kg lên mức tối đa 9.339 đồng/kg.
Sau 4 đợt giảm giá liên tiếp từ đầu tháng 6, giá xăng đã có lần điều chỉnh tăng diễn ra vào kỳ điều hành gần đây nhất hôm 19/8. Trong kỳ điều hành này, mỗi lít xăng RON 92 được tăng 675 đồng, lên tối đa 15.374 đồng một lít. Xăng E5 cũng tăng 975 đồng, lên mức cao nhất 15.225 đồng một lít.Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng thêm 200-253 một lít, kg tùy loại. Trong đó, dầu hỏa có mức tăng 200 đồng, lên tối đa 10.496 đồng một lít; dầu madút tăng 214 đồng, lên 8.837 đồng một kg. Dầu diesel có mức tăng cao nhất - 253 đồng, lên tối đa 11.914 đồng một lít.
Đáng lưu ý, giá mặt hàng xăng dầu tăng mạnh hơn so với dự báo trước đó do cơ quan quản lý thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt kể từ hôm 19/8. Cụ thể, thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu sẽ chuyển sang thực hiện theo Nghị định 100/2016/NĐ-CP, theo đó, quy định thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được tính trên mức giá đầu ra (bao gồm cả các chi phí) thay vì chỉ tính trên giá nhập như trước đó.
Trao đổi với một số lãnh đạo doanh nghiệp, các vị này cho rằng, hiện đang tồn tại một số bất cập trong việc thực hiện Luật 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật 106/2016/QH13. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.
Sau khi nghiên cứu, một số doanh nghiệp cho rằng có những bất cập khi triển khai thực hiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể, theo hướng dẫn của Luật 106, đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra.
Như vậy, đối với mặt hàng xăng thì nộp tại khâu bán ra và thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu sẽ được khấu trừ.
Tuy nhiên, tại Nghị định 195/2015/NĐ-CP thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra nhưng trừ mặt hàng xăng, nghĩa mà mặt hàng xăng chỉ nộp tại khâu nhập khẩu.
Trong khi đó, Nghị định 100/2016/NĐ-CP lại quy định giống như Luật 106 là không loại trừ mặt hàng xăng, nghĩa là mặt hàng xăng sẽ phải kê khai nộp tại đầu ra và thuế tiêu thụ đặc biệt đầu vào (khâu nhập khẩu) sẽ được khấu trừ như thuế giá trị gia tăng.
Trao đổi với Dân trí, một chuyên gia tài chính, am hiểu về các chính sách thuế, phí về xăng dầu phân tích: "Ngày xưa, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu tính theo giá nhập khẩu và bao gồm cả thuế nhập khẩu 10%. Tuy nhiên, theo Nghị định 100 về thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ Tài chính trình Thủ tướng, lại yêu cầu xăng dầu phải tính theo giá bán ra bao gồm cả chi phí định mức, lợi nhuận định mức và các chi phí bán hàng khác khiến giá xăng dầu tăng thêm".
Vị chuyên gia này tính toán, việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng dầu sẽ khiến giá xăng dầu chịu thêm khoảng 80 - 90 đồng/lít tiền thuế.
"Như vậy, nếu thực hiện theo Luật sửa đổi bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá cơ sở hiện tại chưa đúng với quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị định 100. Cụ thể chỉ tính thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu, chưa tính đến giá bán ra ngoài xã hội, tức là chưa tính thuế tiêu thụ đặc biệt của chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức và bình ổn giá (nếu có)", chuyên gia này phân tích.
Liên Bộ cũng cho phép chi sử dụng quỹ bình ổn đối với mặt hàng xăng RON 92 là 300 đồng/lít, xăng E5 300 đồng/lít.
Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn, kể từ 15h, giá xăng RON 92 tăng 702 đồng/lít lên mức tối đa 16.076 đồng/lít. Giá xăng sinh học (E5) cũng tăng 611 đồng/lít lên mức tối đa 15.836 đồng/lít.
Các mặt hàng dầu diesel tăng 474 đồng/lít lên 12.388 đồng/lít, dầu hoả tăng 489 đồng/lít lên 10.985 đồng/lít và dầu mazut tăng 502 đồng/kg lên mức tối đa 9.339 đồng/kg.
Sau 4 đợt giảm giá liên tiếp từ đầu tháng 6, giá xăng đã có lần điều chỉnh tăng diễn ra vào kỳ điều hành gần đây nhất hôm 19/8. Trong kỳ điều hành này, mỗi lít xăng RON 92 được tăng 675 đồng, lên tối đa 15.374 đồng một lít. Xăng E5 cũng tăng 975 đồng, lên mức cao nhất 15.225 đồng một lít.Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng thêm 200-253 một lít, kg tùy loại. Trong đó, dầu hỏa có mức tăng 200 đồng, lên tối đa 10.496 đồng một lít; dầu madút tăng 214 đồng, lên 8.837 đồng một kg. Dầu diesel có mức tăng cao nhất - 253 đồng, lên tối đa 11.914 đồng một lít.
Đáng lưu ý, giá mặt hàng xăng dầu tăng mạnh hơn so với dự báo trước đó do cơ quan quản lý thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt kể từ hôm 19/8. Cụ thể, thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu sẽ chuyển sang thực hiện theo Nghị định 100/2016/NĐ-CP, theo đó, quy định thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được tính trên mức giá đầu ra (bao gồm cả các chi phí) thay vì chỉ tính trên giá nhập như trước đó.
Trao đổi với một số lãnh đạo doanh nghiệp, các vị này cho rằng, hiện đang tồn tại một số bất cập trong việc thực hiện Luật 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật 106/2016/QH13. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.
Sau khi nghiên cứu, một số doanh nghiệp cho rằng có những bất cập khi triển khai thực hiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể, theo hướng dẫn của Luật 106, đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra.
Như vậy, đối với mặt hàng xăng thì nộp tại khâu bán ra và thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu sẽ được khấu trừ.
Tuy nhiên, tại Nghị định 195/2015/NĐ-CP thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra nhưng trừ mặt hàng xăng, nghĩa mà mặt hàng xăng chỉ nộp tại khâu nhập khẩu.
Trong khi đó, Nghị định 100/2016/NĐ-CP lại quy định giống như Luật 106 là không loại trừ mặt hàng xăng, nghĩa là mặt hàng xăng sẽ phải kê khai nộp tại đầu ra và thuế tiêu thụ đặc biệt đầu vào (khâu nhập khẩu) sẽ được khấu trừ như thuế giá trị gia tăng.
Trao đổi với Dân trí, một chuyên gia tài chính, am hiểu về các chính sách thuế, phí về xăng dầu phân tích: "Ngày xưa, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu tính theo giá nhập khẩu và bao gồm cả thuế nhập khẩu 10%. Tuy nhiên, theo Nghị định 100 về thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ Tài chính trình Thủ tướng, lại yêu cầu xăng dầu phải tính theo giá bán ra bao gồm cả chi phí định mức, lợi nhuận định mức và các chi phí bán hàng khác khiến giá xăng dầu tăng thêm".
Vị chuyên gia này tính toán, việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng dầu sẽ khiến giá xăng dầu chịu thêm khoảng 80 - 90 đồng/lít tiền thuế.
"Như vậy, nếu thực hiện theo Luật sửa đổi bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá cơ sở hiện tại chưa đúng với quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị định 100. Cụ thể chỉ tính thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu, chưa tính đến giá bán ra ngoài xã hội, tức là chưa tính thuế tiêu thụ đặc biệt của chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức và bình ổn giá (nếu có)", chuyên gia này phân tích.
Theo Dân trí