Vụ việc xảy ra tại nhà thương điên Signalisten hôm 20-1. Ban quản lý trại tị nạn định chuyển một số người di cư đi nơi khác do nhận được khiếu nại một cậu bé 10 tuổi ở đây bị cưỡng hiếp nhiều lần.
Tuy nhiên, họ bị đám đông giận dữ phản đối nên gọi điện báo cảnh sát. Khi 10 nhân viên an ninh kể trên tới hiện trường, tình hình đang diễn biến phức tạp và gần như trở thành một cuộc bạo động.
Một cảnh cảnh sát kể lại: “Có nhiều người đứng sau chúng tôi. Tôi chuẩn bị tinh thần để chiến đấu. Nhóm chúng tôi gồm 10 người đứng trong một hành lang hẹp và ai đó hét lên rằng có một lối ra khẩn cấp”.
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven hôm 25-1 kêu gọi triển khai thêm lực lượng để đối phó làn sóng nhập cư. Giám đốc Liên đoàn Cảnh sát quốc gia Lena Nitz cho biết cảnh sát Thụy Điển đang đối mặt tình trạng thiếu kinh phí và nhân lực.
Ảnh: Reuters
Trong ngày 25-1, cô Alexandra Mezher, 22 tuổi, bị một cậu bé 15 tuổi đâm ở trung tâm tị nạn thuộc khu đô thị Mölndal sau đó thiệt mạng tại bệnh viện. Cậu bé đã bị bắt và bị buộc tội giết người.
Một số cảnh báo do nhà chức trách Thụy Điển ban hành yêu cầu công dân nước này cẩn thận khi đi tới các trạm xe lửa vì xuất hiện nhiều băng nhóm trẻ em là người tị nạn tấn công và sàm sỡ phụ nữ cũng như hành hung và móc túi hành khách. Nhiều cô gái ở thủ đô Stockholm tố cáo người tị nạn tấn công tình dục họ ở hồ bơi công cộng.
Tại Đan Mạch, quốc hội nước này vừa ủng hộ đề xuất gây tranh cãi, đó là tịch thu đồ vật có giá trị của người tị nạn để trang trải nhu cầu của các di dân. Những vật nào có trị giá hơn 1.400 USD sẽ bị cảnh sát thu giữ để để trả tiền phí nhà ở và thực phẩm. Còn những vật mang ý nghĩa kỷ niệm chẳng hạn như nhẫn cưới sẽ được bỏ qua.
Các nghị sĩ Đan Mạch cũng phê duyệt kế hoạch trì hoãn các cuộc đoàn tụ gia đình dành cho người tị nạn. Ngoài ra, giấy phép cư trú tạm thời cấp cho di dân sẽ bị rút ngắn và các điều kiện để được cấp giấy phép ở lại vĩnh viễn sẽ bị hạn chế.
Phát ngôn viên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon, Stephane Dujarric, chỉ trích quyết định của Copenhagen và cho rằng người tị nạn cần được đối xử bằng lòng từ bi và sự tôn trọng.
Đan Mạch năm 2015 tiếp nhận khoảng 21.000 người tị nạn. Đầu tháng này, Thụy Sĩ cũng bị lên án vì tịch thu tài sản có giá trị trên 1.000 USD của 100 người di cư hồi năm ngoái.
Theo Người lao động