Chanh leo
Mỗi khi mùa hè đến, chanh leo (còn gọi là chanh dây) lại trở thành thức uống giải khát được nhiều người ưa chuộng. Chanh leo không chỉ thơm, mát mà còn rất bổ dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp giải nhiệt mùa hè.
Xét về mặt giá trị dinh dưỡng chanh leo chứa nhiều vitamin A và C, sắt, kali và các thành phần dinh dưỡng khác cung cấp một lượng đa sinh tố rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe con người. Những chất cơm nhầy bao quanh hạt chanh leo là nguồn chất xơ tuyệt vời giúp ích cho quá trình tiêu hóa, gia tăng sức khỏe mà không gây béo phì.
Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, chanh leo cũng giống như rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác sẽ đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe.
Tiêu thụ chanh leo quá nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến những tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn nửa. Đôi khi, nó còn khiến bạn cảm thấy chóng mặt và rối loạn nhịp tim.
Nhiều người biết rằng dưỡng chất của chanh leo nằm nhiều ở lớp màng nhầy bám quanh hạt còn gọi là áo hạt. Chính vì thế, họ có thói quen ăn luôn cả hạt để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất này. Tuy nhiên, trong hạt chanh leo không hề chứa một loại dưỡng chất nào, hơn nữa nó còn là vật liệu cứng khó tiêu hóa nên có thể đem lại gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều hạt chanh leo sẽ khiến cho những hạt này không đào thải ra ngoài được. Trong quá trình di chuyển, nếu hạt này vô tình rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.
Đối với những người bệnh dị ứng hoặc viêm loét dạ dày thì phải thật cẩn trọng khi dùng chanh leo. Chanh leo có thể gây ra các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn, phù mạch máu... Đồng thời chanh leo có nhiều axit hữu cơ có thể gây tổn thương cho người bị viêm loét dạ dày.
Xét về mặt giá trị dinh dưỡng chanh leo chứa nhiều vitamin A và C, sắt, kali và các thành phần dinh dưỡng khác cung cấp một lượng đa sinh tố rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe con người. Những chất cơm nhầy bao quanh hạt chanh leo là nguồn chất xơ tuyệt vời giúp ích cho quá trình tiêu hóa, gia tăng sức khỏe mà không gây béo phì.
Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, chanh leo cũng giống như rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác sẽ đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe.
Tiêu thụ chanh leo quá nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến những tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn nửa. Đôi khi, nó còn khiến bạn cảm thấy chóng mặt và rối loạn nhịp tim.
Nhiều người biết rằng dưỡng chất của chanh leo nằm nhiều ở lớp màng nhầy bám quanh hạt còn gọi là áo hạt. Chính vì thế, họ có thói quen ăn luôn cả hạt để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất này. Tuy nhiên, trong hạt chanh leo không hề chứa một loại dưỡng chất nào, hơn nữa nó còn là vật liệu cứng khó tiêu hóa nên có thể đem lại gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều hạt chanh leo sẽ khiến cho những hạt này không đào thải ra ngoài được. Trong quá trình di chuyển, nếu hạt này vô tình rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.
Đối với những người bệnh dị ứng hoặc viêm loét dạ dày thì phải thật cẩn trọng khi dùng chanh leo. Chanh leo có thể gây ra các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn, phù mạch máu... Đồng thời chanh leo có nhiều axit hữu cơ có thể gây tổn thương cho người bị viêm loét dạ dày.
Chanh xanh
Chúng ta thường gọi loại chanh màu xanh là chanh ta. Cũng giống như chanh leo, chanh ta là một loại quả dùng để làm nước giải khát hoặc sử dụng làm gia vị. Uống nước chanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước chanh mỗi sáng không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch mà còn giúp đẹp da, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Uống nước chanh hàng ngày còn làm giảm được mức độ axit tổng thể của cơ thể.
Tuy nhiên, uống nhiều nước chanh có thể dễ gây xuất huyết và loãng máu. Đối với người âm hàn (thiếu dương khí), lạnh trong người, hay mệt mỏi mà tiêu thụ nhiều chanh thì càng bị lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn hơn hoặc có thể cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh. Đó là vì chất chua của chanh thuộc âm. Chính sự dư chất chua này làm cứng cơ, gân, viêm loét dạ dày, đại tràng.
Những bệnh nhân bị đau dạ dày cũng nên hạn chế việc uống nước chanh vì nước chanh có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm.
Nếu người đau dạ dày uống nước chanh, đường tiêu hóa có chứa nhiều axit, có thể gây đau bụng. Bên cạnh đó, nước chanh cũng có thể gây tiêu chảy ở các bệnh nhân bị bệnh đường ruột.
Chanh vàng
Chanh tây là loại chanh vàng, có hình bầu dục. Nước ép, múi và vỏ, đặc biệt là mùi thơm của nó được dùng làm thực phẩm. Nước chanh chiếm khoảng 5% đến 6% axit citric, làm cho chanh có vị chua. Vị chua đặc trưng của chanh làm nó là một thành phần quan trọng trong thực phẩm.
Tuy nhiên cũng như các loại chanh khác thành phần chứa axit, vì vậy, nếu chúng ta uống nhiều không tốt, đặc biệt không trực tiếp nước cốt chanh đậm đặc. Hàm lượng axit trong chanh cao có thể làm suy giảm chức năng của dạ dày. Nôn nóng uống nước chanh với lượng lớn sẽ khiến bạn có thể gánh phải bệnh tật về sau.
Theo các chuyên gia do cơ địa của mỗi người khác nhau nên sẽ có những phản ứng sinh lý, hóa học khác nhau đối với các thành phần trong chanh… Vì vậy chanh, cam hay bất cứ loại thức uống nào cũng vậy, dù sử dụng quá nhiều cũng trở nên có hại.
Tuyệt đối không uống nước chanh khi đang đói, nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để tránh sốc cho cơ thể.
Không nên xem nước chanh là thức uống giảm cân thanh lọc cơ thể.
Không nên uống nước chanh quá chua…
Theo Trí Thức Trẻ