70% bề mặt Trái đất được bao phủ bởi nước. Tuy nhiên, các hoạt động của con người đang từng ngày từng giờ làm ô nhiễm nguồn nước trong đại dương, sông suối, ao hồ, và thậm chí trong từng giọt mưa.
Tất cả chúng ta đều từng được học rằng sự sống hình thành và phát triển là nhờ có nước. Vì thế, một khi nguồn nước bị ô nhiễm, thì mọi dạng sống trong đó có động vật phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhưng bạn đã bao giờ thực sự tưởng tượng được cụ thể con người chúng ta đang làm gì các loài sinh vật biển không? Đây sẽ là câu trả lời.
1. Hơn 1 triệu chú chim và động vật biển chết mỗi năm do nuốt nhầm rác nhựa
Có khoảng 100 triệu tấn đồ dùng nhựa được tạo ra hàng năm, và 10% số này sẽ kết thúc vòng đời trong lòng biển. Chúng đến từ nhiều nguồn, bao gồm trôi ra từ các thành phố, bãi chôn lấp, trong các thùng chứa rơi khỏi tàu khi gặp bão mạnh.
Trong nước, các mảnh rác nhỏ tụ lại thành các khối lớn hơn, bị cuốn theo dòng chảy đại dương đến gần bờ biển - vốn là nơi sống của nhiều động vật. Tại đó, các loài thủy sinh vật, chim và cá thường nuốt nhầm rác nhựa vì lầm tưởng với đồ ăn.
Tất nhiên, ăn những thứ đáng lẽ không được phép ăn sẽ đem lại hậu quả không tốt đẹp gì rồi. Kết cục là chúng có thể bị tử vong do tắc nghẽn hệ tiêu hóa, hoặc rộng hơn là nhiễm phải các độc chất có trong nhựa.
2. Dòng chảy hóa chất từ các nông trại là nguyên nhân gây ra 400 "khu vực chết" khắp thế giới
Con người sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học tại các nông trại để nâng cao năng suất gieo trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng những hóa chất này đã tăng tới mức báo động, gấp 26 lần trong vòng 50 năm qua.
Hóa chất tồn dư từ hoạt động nông nghiệp sẽ ngấm vào suối, sông, mạch nước ngầm... rồi trôi ra biển. Sinh vật biển ăn phải, thế là chết hàng loạt.
Đặc biệt hơn lượng phân hóa học hiện diện trong nước làm thay đổi thành phần dinh dưỡng, dẫn đến sự bùng nổ tăng trưởng một số loài tảo - chính là hiện tượng "thủy triều đỏ" hay còn gọi là hiện tượng "tảo nở hoa".
"Tảo nở hoa" thường sản xuất một lượng lớn độc tố, làm cạn kiệt nguồn oxy trong nước, và hậu quả vẫn là cá chết hàng loạt, thậm chí có thể biến khu vực nước nơi đó thành "vùng chết". Các nhà khoa học đã ghi nhận được khoảng 400 địa điểm như vậy khắp thế giới.
3. Ô nhiễm tiếng ồn cũng đang đẩy nhiều động vật biển tới tuyệt chủng
Ô nhiễm không nhất định phải là thứ hữu hình. Âm thanh tạo ra từ tàu thuyền, thiết bị siêu âm, giàn khoan dầu có thể lan truyền xa tới hàng cây số. Chúng gây rối loạn cho hoạt động di cư, giao tiếp, săn mồi, và sinh sản của nhiều loài động vật biển.
Trong đó, những tiếng ồn cực lớn tạo ra khi thăm dò khí đốt và dầu mỏ có sức tàn phá ghê gớm nhất, vì chúng gây nhiễu loạn sóng âm của sinh vật biển, khiến chúng mất khả năng tìm thức ăn, stress, thậm chí "lạc lối" trôi vào bờ.
Những vụ tử vong cùng một lúc của hàng trăm cá heo hay cá voi được quy cho ảnh hưởng của việc ô nhiễm tiếng ồn cực hạn, và nhiều loài trong số chúng đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng.
4. Các tàu du lịch đổ ra môi trường khoảng 1 triệu lít nước thải mỗi ngày
Do sự lỏng lẻo trong luật pháp, tàu du lịch trên khắp thế giới được hoạt động mà gần như không có quy định về bảo vệ môi trường, và kết quả là gây nhiều thiệt hại to lớn cho đời sống của các loài thủy sinh nhạy cảm.
Theo quy định quốc tế hiện hành, các tàu du lịch được phép đổ thẳng nước thải chưa qua xử lý ở khu vực nước cách bờ 3 dặm trở lên (tương đương 4,8 km).
Mà đã gọi là nước thải, lại chưa qua xử lý, chắc chắn nó không sạch sẽ gì. Trong đó sẽ chứa vi khuẩn, mầm bệnh, chất thải y tế, dầu, chất tẩy rửa, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác. Đương nhiên, chẳng có động vật nào lại có thể sống thoải mái trong môi trường nước với đủ loại tác nhân nguy hiểm như vậy.
5. Mưa axit đang hủy hoại môi trường nước
Khi nước trong khí quyển trộn với những hóa chất nhất định, đặc biệt là phụ phẩm của việc đốt nhiên liệu hóa thạch, một số hợp chất có tính axit sẽ được hình thành sau đó rơi xuống dưới dạng mưa.
Mưa axit liên quan tới nhiều tác hại nghiêm trọng lên hệ sinh thái, và rõ ràng nhất là đối với hệ thủy sinh.
Thông qua việc hòa tan lượng lớn nhôm trong đất rồi chuyển vào nước khiến độ pH thay đổi, các cơn mưa axit đã tận diệt nhiều loài động vật và phá hủy đi sự cân bằng sinh thái mong manh.
Kết
Để chung tay bảo vệ môi trường nước và rộng hơn là sự sống trên toàn hành tinh, mỗi chúng ta hãy có ý thức trong từng việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, quản lý tốt hóa chất độc hại, tiết kiệm năng lượng, ưu tiên sử dụng các sản phẩm xanh, ủng hộ các tổ chức hoạt động vì môi trường…
Mỗi nỗ lực tuy nhỏ nhưng khi được nhân rộng sẽ tạo nên thay đổi lớn, góp phần đưa Trái đất trở lại như tên gọi ban đầu "Hành tinh xanh".
Tất cả chúng ta đều từng được học rằng sự sống hình thành và phát triển là nhờ có nước. Vì thế, một khi nguồn nước bị ô nhiễm, thì mọi dạng sống trong đó có động vật phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhưng bạn đã bao giờ thực sự tưởng tượng được cụ thể con người chúng ta đang làm gì các loài sinh vật biển không? Đây sẽ là câu trả lời.
1. Hơn 1 triệu chú chim và động vật biển chết mỗi năm do nuốt nhầm rác nhựa
Có khoảng 100 triệu tấn đồ dùng nhựa được tạo ra hàng năm, và 10% số này sẽ kết thúc vòng đời trong lòng biển. Chúng đến từ nhiều nguồn, bao gồm trôi ra từ các thành phố, bãi chôn lấp, trong các thùng chứa rơi khỏi tàu khi gặp bão mạnh.
Trong nước, các mảnh rác nhỏ tụ lại thành các khối lớn hơn, bị cuốn theo dòng chảy đại dương đến gần bờ biển - vốn là nơi sống của nhiều động vật. Tại đó, các loài thủy sinh vật, chim và cá thường nuốt nhầm rác nhựa vì lầm tưởng với đồ ăn.
Tất nhiên, ăn những thứ đáng lẽ không được phép ăn sẽ đem lại hậu quả không tốt đẹp gì rồi. Kết cục là chúng có thể bị tử vong do tắc nghẽn hệ tiêu hóa, hoặc rộng hơn là nhiễm phải các độc chất có trong nhựa.
Bạn có biết rằng chỉ riêng vòng xoáy hải lưu ở phía Bắc Thái Bình Dương đã chứa hàng
nghìn tỉ mảnh rác nhựa, tạo thành một khối rác xoáy khổng lồ có kích thước ngang với
Bang Texas của Mỹ.
nghìn tỉ mảnh rác nhựa, tạo thành một khối rác xoáy khổng lồ có kích thước ngang với
Bang Texas của Mỹ.
2. Dòng chảy hóa chất từ các nông trại là nguyên nhân gây ra 400 "khu vực chết" khắp thế giới
Con người sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học tại các nông trại để nâng cao năng suất gieo trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng những hóa chất này đã tăng tới mức báo động, gấp 26 lần trong vòng 50 năm qua.
Hóa chất tồn dư từ hoạt động nông nghiệp sẽ ngấm vào suối, sông, mạch nước ngầm... rồi trôi ra biển. Sinh vật biển ăn phải, thế là chết hàng loạt.
Đặc biệt hơn lượng phân hóa học hiện diện trong nước làm thay đổi thành phần dinh dưỡng, dẫn đến sự bùng nổ tăng trưởng một số loài tảo - chính là hiện tượng "thủy triều đỏ" hay còn gọi là hiện tượng "tảo nở hoa".
"Tảo nở hoa" thường sản xuất một lượng lớn độc tố, làm cạn kiệt nguồn oxy trong nước, và hậu quả vẫn là cá chết hàng loạt, thậm chí có thể biến khu vực nước nơi đó thành "vùng chết". Các nhà khoa học đã ghi nhận được khoảng 400 địa điểm như vậy khắp thế giới.
3. Ô nhiễm tiếng ồn cũng đang đẩy nhiều động vật biển tới tuyệt chủng
Ô nhiễm không nhất định phải là thứ hữu hình. Âm thanh tạo ra từ tàu thuyền, thiết bị siêu âm, giàn khoan dầu có thể lan truyền xa tới hàng cây số. Chúng gây rối loạn cho hoạt động di cư, giao tiếp, săn mồi, và sinh sản của nhiều loài động vật biển.
Trong đó, những tiếng ồn cực lớn tạo ra khi thăm dò khí đốt và dầu mỏ có sức tàn phá ghê gớm nhất, vì chúng gây nhiễu loạn sóng âm của sinh vật biển, khiến chúng mất khả năng tìm thức ăn, stress, thậm chí "lạc lối" trôi vào bờ.
Những vụ tử vong cùng một lúc của hàng trăm cá heo hay cá voi được quy cho ảnh hưởng của việc ô nhiễm tiếng ồn cực hạn, và nhiều loài trong số chúng đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng.
4. Các tàu du lịch đổ ra môi trường khoảng 1 triệu lít nước thải mỗi ngày
Do sự lỏng lẻo trong luật pháp, tàu du lịch trên khắp thế giới được hoạt động mà gần như không có quy định về bảo vệ môi trường, và kết quả là gây nhiều thiệt hại to lớn cho đời sống của các loài thủy sinh nhạy cảm.
Theo quy định quốc tế hiện hành, các tàu du lịch được phép đổ thẳng nước thải chưa qua xử lý ở khu vực nước cách bờ 3 dặm trở lên (tương đương 4,8 km).
Mà đã gọi là nước thải, lại chưa qua xử lý, chắc chắn nó không sạch sẽ gì. Trong đó sẽ chứa vi khuẩn, mầm bệnh, chất thải y tế, dầu, chất tẩy rửa, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác. Đương nhiên, chẳng có động vật nào lại có thể sống thoải mái trong môi trường nước với đủ loại tác nhân nguy hiểm như vậy.
5. Mưa axit đang hủy hoại môi trường nước
Khi nước trong khí quyển trộn với những hóa chất nhất định, đặc biệt là phụ phẩm của việc đốt nhiên liệu hóa thạch, một số hợp chất có tính axit sẽ được hình thành sau đó rơi xuống dưới dạng mưa.
Mưa axit liên quan tới nhiều tác hại nghiêm trọng lên hệ sinh thái, và rõ ràng nhất là đối với hệ thủy sinh.
Thông qua việc hòa tan lượng lớn nhôm trong đất rồi chuyển vào nước khiến độ pH thay đổi, các cơn mưa axit đã tận diệt nhiều loài động vật và phá hủy đi sự cân bằng sinh thái mong manh.
Kết
Để chung tay bảo vệ môi trường nước và rộng hơn là sự sống trên toàn hành tinh, mỗi chúng ta hãy có ý thức trong từng việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, quản lý tốt hóa chất độc hại, tiết kiệm năng lượng, ưu tiên sử dụng các sản phẩm xanh, ủng hộ các tổ chức hoạt động vì môi trường…
Mỗi nỗ lực tuy nhỏ nhưng khi được nhân rộng sẽ tạo nên thay đổi lớn, góp phần đưa Trái đất trở lại như tên gọi ban đầu "Hành tinh xanh".
Theo Trí thức trẻ