Ván bài may rủi
18 tuổi, tôi nhận được học bổng 80% sang Anh Quốc du học. Điều khó khăn đầu tiên khi sang một đất nước lạ lẫm vẫn là về kinh tế, bởi gia đình tôi không quá giàu để có thể cho con một cuộc sống dư dả và yên tâm ở một đất nước đắt đỏ. Tôi băn khoăn khá nhiều vì không biết liệu rằng sau 2 năm học dự bị đại học, mình có thể xin tiếp học bổng để học đại học hay không. Nếu tôi không đủ may mắn và năng lực, thì đây là một ván bài đầy rủi ro. Tôi sẽ phải quay về Việt Nam.
Nỗ lực giành được học bổng vào Đại học, tôi bước vào giai đoạn tự lập, bươn chải mọi thứ, từ việc tìm bạn thuê nhà đến lo toan mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày. Tôi bắt đầu công việc làm thêm như những sinh viên xa nhà khác. Có những hôm vừa bước ra khỏi giảng đường là phải chạy ngay đến chỗ làm cho kịp giờ. Thời tiết giá lạnh, đường lại trơn trượt, nhiều lúc tự thấy mình khổ và mệt mỏi lắm. Tuy cuộc sống cũng dần có bạn bè, nhưng lại không có cảm giác có một gia đình để về với. Thời gian đó, tôi tìm đến viết lách để khuây khỏa tinh thần.
Học đến năm thứ hai, tôi có cơ hội thi đỗ vào lớp thanh nhạc của Học viện âm nhạc Anh. Xin phép gia đình bảo lưu kết quả, tôi chuyển lên London để theo đuổi niềm đam mê này. Một thời gian sau, tôi được một người bạn giới thiệu đến với cuộc thi "Gương mặt châu Á" và may mắn đoạt giải nhất. Phần thưởng được ký hợp đồng với công ty đào tạo người mẫu chuyên nghiệp là cơ duyên đưa tôi đến với ngã rẽ chính thức với nghề. Bởi lúc đó, tôi cũng chưa chắc chắn về mục đích cuộc sống, hình dung mình sẽ làm gì sau khi ra trường hay liệu mình có thực sự muốn theo đuổi công việc với chuyên ngành kinh tế hay không. "Bản thân còn trẻ, tại sao không trải nghiệm với nhiều điều mới mẻ hơn, biết đâu nghề này mở ra nhiều cơ hội sáng tạo thú vị hơn?", tôi tự cho mình một thử thách mới.
Năm thứ ba làm người mẫu ở Anh, có cơ hội đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều công việc khác nhau, tôi cảm thấy bản thân dần tự tin và đẹp hơn. Trong một chuyến về Việt Nam năm đó, nhân dịp ghé thành phố Hồ Chí Minh chơi và chụp hình, tôi bỗng không khí nơi đây đang dần được quốc tế hóa, chuyên nghiệp hơn trong cuộc sống và công việc. Cộng thêm suy nghĩ luôn mong ước một ngày sẽ trở về Việt Nam để làm việc và sống gần gia đình, tôi quyết định về nước.
Làm việc ở Việt Nam, tôi thực sự không nghĩ đến bất kỳ rào cản trên chặng đường mình làm. Tôi bước vào công việc một cách vô tư và đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên dần dần, tôi bắt đầu nhận ra những khó khăn khi mình là người hoàn toàn mới, không có bất kỳ một mối quan hệ showbiz nào cho công việc, cũng không có được cách khéo léo và hiểu được những điều nhạy cảm cần thiết khác để có lợi hơn cho mình.
Trong công việc, tôi chưa từng biết khóc lóc, van xin ai, cũng như không bao giờ có ý định từ bỏ chỉ vì sự mệt mỏi. Bởi thời gian sống ở nước ngoài, tôi còn trải qua những điều khó khăn, mệt mỏi và cô đơn tột cùng nhiều hơn, nên mọi thử thách ở đây không là gì cả. Mình chỉ cảm thấy khổ tâm khi làm điều gì đó cắn rứt với lương tâm của mình thôi.
Thực sự mà nói, mọi người có thể kêu ca vì điều này hay điều khác nhưng riêng bản thân tôi, những gì mình có được ở Việt Nam là điều rất may mắn và không có gì để phàn nàn. Chẳng bao giờ thấy ai bất công với mình, bởi những điều mình kiếm và nhận được đều xứng đáng. Nếu có những thứ gọi là scandal thì đó cũng là lựa chọn của tôi, là tiếng nói của tôi. Tôi chấp nhận mọi điều nó mang đến, dù tốt, dù không.
Tôi cũng không mạnh mẽ quá như mọi người nghĩ. Chỉ là trong công việc, tôi kiên định, rõ ràng. Còn khía cạnh đời thường, tôi sống đơn giản, không muốn cố tỏ ra mình là ai đó hay chứng tỏ mình có giá trị riêng để mọi người chú ý đến. Hạnh phúc – tôi chia sẻ, khó khăn – tôi tự khắc phục.
Tư duy về cái đẹp của các cô gái thời hiện đại
Làm giám khảo "Hoa khôi Áo dài", tôi nghĩ tư duy về cái đẹp của các thí sinh và khán giả ngày nay cũng thay đổi rất nhiều. Như ở các cuộc thi Hoa hậu của Việt Nam từ xưa đến nay, mọi người vẫn luôn vẫn bị đóng khung rất hẹp ở việc đánh giá nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam là như thế nào.
Từ trước đến nay, tôi không tán đồng với quan điểm đó. Tôi nghĩ cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam rất đa dạng. Đa dạng từ nhiều cách thể hiện khác nhau, nhiều nét mặt khác nhau, được hội tụ từ nhiều nét văn hóa vùng miền khác nhau để tạo nên.
So với vẻ đẹp mang tính chất thụ động của thế hệ ngày xưa, các cô gái thời đại này độc lập, tự tin và năng động hơn rất nhiều. Họ biết chủ động và cởi mở mình để học hỏi những cái mới. Cộng thêm sự phát triển nhanh về văn hóa cũng giúp họ cập nhật và có sự thích nghi nhanh chóng. Đó là những ưu điểm mà tôi nghĩ sẽ giúp họ có được bàn đạp tốt hơn, từ đó có nhiều cơ hội để chinh chiến ở các đấu trường quốc tế khi đã có được sự đào tạo bài bản.
Tuy nhiên, điểm mà tôi nhìn thấy các bạn chưa có được sự tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn cuộc sống xung quanh mình mà vẫn còn bị gói chặt vào những mối quan hệ quen thuộc mà thôi. Chính vì vậy, kỹ năng về mặt xã hội của các bạn như cụ thể ở cách hội nhâp khi bước ra môi trường quốc tế thì vẫn chưa có được.
Làm người đào tạo cho các thế hệ đi sau, cũng có câu hỏi đặt ra cho tôi về tình thầy trò trong showbiz Việt này có sự chân thành hay không. Tôi lại nghĩ rằng điều này phụ thuộc vào tư duy của mỗi người hay cách họ được gia đình dạy cho phải biết nhớ ơn đến những người đã từng giúp đỡ mình thế nào.
Không cần quà cáp, hành động cầu kỳ, lời nói bay bổng nhưng bản thân tôi vẫn luôn giữ trong lòng sự biết ơn đến những người đầu tiên đã trao cho mình cơ hội và sự tin tưởng trong thời gian làm việc tại Việt Nam. Đó là văn hóa.
Quay trở lại chuyện thầy trò quay lưng với nhau trong showbiz, tôi cảm thấy đó cũng là phản ánh lại văn hóa của người học trò đó mà thôi. Trong cuộc sống, ai giúp mình mở một cánh cửa hay nhặt hộ một cái gì đó, mình cũng phải biết ơn họ, chứ đừng bao giờ nghĩ mình là số một, mình đã thành công rồi thì không cần gì hết hay thậm chí oán trách lại người khác chưa giúp mình đủ. Bản thân khi đảm nhận vai trò người truyền đạt kinh nghiệm, tôi chỉ muốn giúp đỡ họ đơn thuần là để thấy họ thành công với nghề - điều mà ngày xưa tôi vẫn từng ước ao có được cơ hội này, và không trông mong gì sự đáp trả ngược lại. Nếu họ nhớ đến mình thì là văn hóa tốt, không thì xem như phù du thôi, không trách được.
Nhiều năm làm việc trong showbiz, tôi nghĩ rằng khi mình có đầy đủ về nhân cách, cạm bẫy cũng không có gì là đáng sợ. Thực ra cạm bẫy chỉ ảnh hưởng đến mình khi mình muốn nó, để bản thân bị dụ dỗ bởi nó thôi. Đó là khi bạn cảm thấy sâu thẳm trong mình muốn nó nên mới để bị tác động. Tôi tự hào trong thời gian làm việc ở Việt Nam và cả nước ngoài, chưa bao giờ phải làm bất kể điều gì khiến mình phải hổ thẹn để đánh đổi được thành công ngày hôm nay.
Đứng trước Olly, tôi là một phụ nữ của một người đàn ông
Anh Olly không có thói quen quan tâm đến những tin tức về tôi từ báo chí. Chúng tôi tìm hiểu nhau qua những gì chân thực nhất của mỗi người. Bữa tối ngồi ăn cùng anh, tôi không make up. Tôi muốn mỗi lần đứng trước anh, tôi chỉ là Hà Anh – một người phụ nữ của một người đàn ông thôi, chứ không phải ngôi sao nổi tiếng nào cả.
Olly biết rõ người phụ nữ bên cạnh mình như thế nào, thậm chí là những khía cạnh yếu đuối của tôi mà không ai khác nhìn thấy. Tôi nghĩ đó là điều tuyệt vời nhất còn sót lại cho tổ ấm của mình, sau khi rời bỏ khỏi tất cả những hào nhoáng, thị phi của showbiz.
Anh không phải người hay ghen và cũng không hề ghen, bởi một phần tôi cư xử đàng hoàng. Tôi chưa bao giờ thể hiện bất cứ điều gì khiến anh ấy phải ghen cả. Dù có đi cùng nhau hay không, tôi đều cho anh thấy được rằng anh là mối quan tâm lớn và duy nhất của tôi. Chúng tôi đều là những người trưởng thành, cũng trải qua nhiều mối tình để biết được điều quan trọng ở hiện tại, chúng tôi dành cho nhau như thế nào mà thôi.
Tôi nghĩ đây là điều rất may mắn trong tình cảm bởi ghen tuông với tôi là một điều cực kỳ kinh khủng trong tình yêu. Nó như độc dược trong tâm hồn khiến ta vô cùng khổ sở.
Nhưng có một điểm, trong tình yêu, mình không làm người ta ghen tuông nhưng cần phải có giá trị riêng để người đàn ông lúc nào cũng nghĩ rằng họ cần cố gắng vì mình. Nghĩa là đừng bao giờ xuềnh xoàng quá, hãy là một người phụ nữ biết xinh đẹp, biết duyên dáng, là sự ao ước của biết bao người đàn ông khác, để người yêu biết được cần phải giữ gìn và tôn trọng người phụ nữ này. Nghĩa là, họ ở bên mình là vì họ lựa chọn điều đó chứ không phải vì không có người khác.
Tôi tưởng tượng, đám cưới của cả hai sẽ rất lộng lẫy, trên một bãi biển và sẽ chỉ có 60 người thân thiết và quan trọng nhất được mời thôi. Tôi không muốn như những đám cưới ở Việt Nam khác với hàng trăm khách và mình phải đi chào từng người. Tôi muốn ngày vui của mình phải là thời khắc được tận hưởng thực sự hạnh phúc đó chứ không phải đi làm hài lòng mọi người.
Tôi từng chia sẻ với anh rằng, cuộc sống của tôi đa phần đã phải sống cho vừa lòng rất nhiều người, nên trong đám cưới của mình tôi muốn được thoải mái cười nói, không lo sẽ làm gì sai hay sự cố nào bị chụp được như một nghệ sĩ. Tôi chỉ cần là chính bản thân mình, trong không gian với những người yêu thương mình thực sự.
Tôi nghĩ mình là một người vợ sẽ mang lại hạnh phúc cho anh ấy. Tôi muốn sẻ chia buồn vui trong cuộc sống cùng anh như những người bạn đời với nhau.
18 tuổi, tôi nhận được học bổng 80% sang Anh Quốc du học. Điều khó khăn đầu tiên khi sang một đất nước lạ lẫm vẫn là về kinh tế, bởi gia đình tôi không quá giàu để có thể cho con một cuộc sống dư dả và yên tâm ở một đất nước đắt đỏ. Tôi băn khoăn khá nhiều vì không biết liệu rằng sau 2 năm học dự bị đại học, mình có thể xin tiếp học bổng để học đại học hay không. Nếu tôi không đủ may mắn và năng lực, thì đây là một ván bài đầy rủi ro. Tôi sẽ phải quay về Việt Nam.
Nỗ lực giành được học bổng vào Đại học, tôi bước vào giai đoạn tự lập, bươn chải mọi thứ, từ việc tìm bạn thuê nhà đến lo toan mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày. Tôi bắt đầu công việc làm thêm như những sinh viên xa nhà khác. Có những hôm vừa bước ra khỏi giảng đường là phải chạy ngay đến chỗ làm cho kịp giờ. Thời tiết giá lạnh, đường lại trơn trượt, nhiều lúc tự thấy mình khổ và mệt mỏi lắm. Tuy cuộc sống cũng dần có bạn bè, nhưng lại không có cảm giác có một gia đình để về với. Thời gian đó, tôi tìm đến viết lách để khuây khỏa tinh thần.
Học đến năm thứ hai, tôi có cơ hội thi đỗ vào lớp thanh nhạc của Học viện âm nhạc Anh. Xin phép gia đình bảo lưu kết quả, tôi chuyển lên London để theo đuổi niềm đam mê này. Một thời gian sau, tôi được một người bạn giới thiệu đến với cuộc thi "Gương mặt châu Á" và may mắn đoạt giải nhất. Phần thưởng được ký hợp đồng với công ty đào tạo người mẫu chuyên nghiệp là cơ duyên đưa tôi đến với ngã rẽ chính thức với nghề. Bởi lúc đó, tôi cũng chưa chắc chắn về mục đích cuộc sống, hình dung mình sẽ làm gì sau khi ra trường hay liệu mình có thực sự muốn theo đuổi công việc với chuyên ngành kinh tế hay không. "Bản thân còn trẻ, tại sao không trải nghiệm với nhiều điều mới mẻ hơn, biết đâu nghề này mở ra nhiều cơ hội sáng tạo thú vị hơn?", tôi tự cho mình một thử thách mới.
Năm thứ ba làm người mẫu ở Anh, có cơ hội đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều công việc khác nhau, tôi cảm thấy bản thân dần tự tin và đẹp hơn. Trong một chuyến về Việt Nam năm đó, nhân dịp ghé thành phố Hồ Chí Minh chơi và chụp hình, tôi bỗng không khí nơi đây đang dần được quốc tế hóa, chuyên nghiệp hơn trong cuộc sống và công việc. Cộng thêm suy nghĩ luôn mong ước một ngày sẽ trở về Việt Nam để làm việc và sống gần gia đình, tôi quyết định về nước.
Làm việc ở Việt Nam, tôi thực sự không nghĩ đến bất kỳ rào cản trên chặng đường mình làm. Tôi bước vào công việc một cách vô tư và đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên dần dần, tôi bắt đầu nhận ra những khó khăn khi mình là người hoàn toàn mới, không có bất kỳ một mối quan hệ showbiz nào cho công việc, cũng không có được cách khéo léo và hiểu được những điều nhạy cảm cần thiết khác để có lợi hơn cho mình.
Trong công việc, tôi chưa từng biết khóc lóc, van xin ai, cũng như không bao giờ có ý định từ bỏ chỉ vì sự mệt mỏi. Bởi thời gian sống ở nước ngoài, tôi còn trải qua những điều khó khăn, mệt mỏi và cô đơn tột cùng nhiều hơn, nên mọi thử thách ở đây không là gì cả. Mình chỉ cảm thấy khổ tâm khi làm điều gì đó cắn rứt với lương tâm của mình thôi.
Thực sự mà nói, mọi người có thể kêu ca vì điều này hay điều khác nhưng riêng bản thân tôi, những gì mình có được ở Việt Nam là điều rất may mắn và không có gì để phàn nàn. Chẳng bao giờ thấy ai bất công với mình, bởi những điều mình kiếm và nhận được đều xứng đáng. Nếu có những thứ gọi là scandal thì đó cũng là lựa chọn của tôi, là tiếng nói của tôi. Tôi chấp nhận mọi điều nó mang đến, dù tốt, dù không.
Tôi cũng không mạnh mẽ quá như mọi người nghĩ. Chỉ là trong công việc, tôi kiên định, rõ ràng. Còn khía cạnh đời thường, tôi sống đơn giản, không muốn cố tỏ ra mình là ai đó hay chứng tỏ mình có giá trị riêng để mọi người chú ý đến. Hạnh phúc – tôi chia sẻ, khó khăn – tôi tự khắc phục.
Tư duy về cái đẹp của các cô gái thời hiện đại
Làm giám khảo "Hoa khôi Áo dài", tôi nghĩ tư duy về cái đẹp của các thí sinh và khán giả ngày nay cũng thay đổi rất nhiều. Như ở các cuộc thi Hoa hậu của Việt Nam từ xưa đến nay, mọi người vẫn luôn vẫn bị đóng khung rất hẹp ở việc đánh giá nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam là như thế nào.
Từ trước đến nay, tôi không tán đồng với quan điểm đó. Tôi nghĩ cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam rất đa dạng. Đa dạng từ nhiều cách thể hiện khác nhau, nhiều nét mặt khác nhau, được hội tụ từ nhiều nét văn hóa vùng miền khác nhau để tạo nên.
So với vẻ đẹp mang tính chất thụ động của thế hệ ngày xưa, các cô gái thời đại này độc lập, tự tin và năng động hơn rất nhiều. Họ biết chủ động và cởi mở mình để học hỏi những cái mới. Cộng thêm sự phát triển nhanh về văn hóa cũng giúp họ cập nhật và có sự thích nghi nhanh chóng. Đó là những ưu điểm mà tôi nghĩ sẽ giúp họ có được bàn đạp tốt hơn, từ đó có nhiều cơ hội để chinh chiến ở các đấu trường quốc tế khi đã có được sự đào tạo bài bản.
Tuy nhiên, điểm mà tôi nhìn thấy các bạn chưa có được sự tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn cuộc sống xung quanh mình mà vẫn còn bị gói chặt vào những mối quan hệ quen thuộc mà thôi. Chính vì vậy, kỹ năng về mặt xã hội của các bạn như cụ thể ở cách hội nhâp khi bước ra môi trường quốc tế thì vẫn chưa có được.
Làm người đào tạo cho các thế hệ đi sau, cũng có câu hỏi đặt ra cho tôi về tình thầy trò trong showbiz Việt này có sự chân thành hay không. Tôi lại nghĩ rằng điều này phụ thuộc vào tư duy của mỗi người hay cách họ được gia đình dạy cho phải biết nhớ ơn đến những người đã từng giúp đỡ mình thế nào.
Không cần quà cáp, hành động cầu kỳ, lời nói bay bổng nhưng bản thân tôi vẫn luôn giữ trong lòng sự biết ơn đến những người đầu tiên đã trao cho mình cơ hội và sự tin tưởng trong thời gian làm việc tại Việt Nam. Đó là văn hóa.
Quay trở lại chuyện thầy trò quay lưng với nhau trong showbiz, tôi cảm thấy đó cũng là phản ánh lại văn hóa của người học trò đó mà thôi. Trong cuộc sống, ai giúp mình mở một cánh cửa hay nhặt hộ một cái gì đó, mình cũng phải biết ơn họ, chứ đừng bao giờ nghĩ mình là số một, mình đã thành công rồi thì không cần gì hết hay thậm chí oán trách lại người khác chưa giúp mình đủ. Bản thân khi đảm nhận vai trò người truyền đạt kinh nghiệm, tôi chỉ muốn giúp đỡ họ đơn thuần là để thấy họ thành công với nghề - điều mà ngày xưa tôi vẫn từng ước ao có được cơ hội này, và không trông mong gì sự đáp trả ngược lại. Nếu họ nhớ đến mình thì là văn hóa tốt, không thì xem như phù du thôi, không trách được.
Nhiều năm làm việc trong showbiz, tôi nghĩ rằng khi mình có đầy đủ về nhân cách, cạm bẫy cũng không có gì là đáng sợ. Thực ra cạm bẫy chỉ ảnh hưởng đến mình khi mình muốn nó, để bản thân bị dụ dỗ bởi nó thôi. Đó là khi bạn cảm thấy sâu thẳm trong mình muốn nó nên mới để bị tác động. Tôi tự hào trong thời gian làm việc ở Việt Nam và cả nước ngoài, chưa bao giờ phải làm bất kể điều gì khiến mình phải hổ thẹn để đánh đổi được thành công ngày hôm nay.
Đứng trước Olly, tôi là một phụ nữ của một người đàn ông
Anh Olly không có thói quen quan tâm đến những tin tức về tôi từ báo chí. Chúng tôi tìm hiểu nhau qua những gì chân thực nhất của mỗi người. Bữa tối ngồi ăn cùng anh, tôi không make up. Tôi muốn mỗi lần đứng trước anh, tôi chỉ là Hà Anh – một người phụ nữ của một người đàn ông thôi, chứ không phải ngôi sao nổi tiếng nào cả.
Olly biết rõ người phụ nữ bên cạnh mình như thế nào, thậm chí là những khía cạnh yếu đuối của tôi mà không ai khác nhìn thấy. Tôi nghĩ đó là điều tuyệt vời nhất còn sót lại cho tổ ấm của mình, sau khi rời bỏ khỏi tất cả những hào nhoáng, thị phi của showbiz.
Anh không phải người hay ghen và cũng không hề ghen, bởi một phần tôi cư xử đàng hoàng. Tôi chưa bao giờ thể hiện bất cứ điều gì khiến anh ấy phải ghen cả. Dù có đi cùng nhau hay không, tôi đều cho anh thấy được rằng anh là mối quan tâm lớn và duy nhất của tôi. Chúng tôi đều là những người trưởng thành, cũng trải qua nhiều mối tình để biết được điều quan trọng ở hiện tại, chúng tôi dành cho nhau như thế nào mà thôi.
Tôi nghĩ đây là điều rất may mắn trong tình cảm bởi ghen tuông với tôi là một điều cực kỳ kinh khủng trong tình yêu. Nó như độc dược trong tâm hồn khiến ta vô cùng khổ sở.
Nhưng có một điểm, trong tình yêu, mình không làm người ta ghen tuông nhưng cần phải có giá trị riêng để người đàn ông lúc nào cũng nghĩ rằng họ cần cố gắng vì mình. Nghĩa là đừng bao giờ xuềnh xoàng quá, hãy là một người phụ nữ biết xinh đẹp, biết duyên dáng, là sự ao ước của biết bao người đàn ông khác, để người yêu biết được cần phải giữ gìn và tôn trọng người phụ nữ này. Nghĩa là, họ ở bên mình là vì họ lựa chọn điều đó chứ không phải vì không có người khác.
Tôi tưởng tượng, đám cưới của cả hai sẽ rất lộng lẫy, trên một bãi biển và sẽ chỉ có 60 người thân thiết và quan trọng nhất được mời thôi. Tôi không muốn như những đám cưới ở Việt Nam khác với hàng trăm khách và mình phải đi chào từng người. Tôi muốn ngày vui của mình phải là thời khắc được tận hưởng thực sự hạnh phúc đó chứ không phải đi làm hài lòng mọi người.
Tôi từng chia sẻ với anh rằng, cuộc sống của tôi đa phần đã phải sống cho vừa lòng rất nhiều người, nên trong đám cưới của mình tôi muốn được thoải mái cười nói, không lo sẽ làm gì sai hay sự cố nào bị chụp được như một nghệ sĩ. Tôi chỉ cần là chính bản thân mình, trong không gian với những người yêu thương mình thực sự.
Tôi nghĩ mình là một người vợ sẽ mang lại hạnh phúc cho anh ấy. Tôi muốn sẻ chia buồn vui trong cuộc sống cùng anh như những người bạn đời với nhau.
Theo Trí Thức Trẻ