Hà Nội: Cháy lớn trong chùa Tĩnh Lâu

Chùa Tĩnh Lâu bốc cháy dữ dội.

 

Vào khoảng 23h30 phút đêm 4/11, nhà tổ nằm trong khuôn viên chùa Tĩnh Lâu có địa chỉ tại phố Trích Sài, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội đã bất ngờ bốc cháy dữ dội.
 

Hà Nội: Cháy lớn trong chùa Tĩnh Lâu - Ảnh 2.

Vị trí chùa Tĩnh Lâu.

 

Vào khoảng thời gian, một số người dân quanh khu vực và nhà sư phát hiện có khói và lửa bốc lên từ khu vực nhà tổ nằm trong khuôn viên chùa.

Chỉ mấy phút sau đó, ngọn lửa bùng phát dữ dội. Do nơi xảy ra vụ cháy được xây dựng bằng gỗ cộng với việc gió lớn từ Hồ Tây thổi vào nên chỉ trong giây lát ngọn lửa đã bao trùm toàn bộ nhà tổ.

Ngay khi phát hiện vụ cháy, nhà chùa cùng với người dân quanh khu vực đã nhanh chóng thông báo lực lượng PCCC.

Nhận tin báo của người dân, lực lượng PCCC quận Tây Hồ đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để khống chế ngọn lửa không cho cháy lan.

Đến khoảng 00h30 ngày 5/11, ngọn lửa cơ bản đã được khống chế. Tuy nhiên, nhà tổ trong chùa đã bị thiêu rụi hoàn toàn.

Hình ảnh PV ghi nhận tại hiện trường.

 

Hà Nội: Cháy lớn trong chùa Tĩnh Lâu - Ảnh 3.
 
Hà Nội: Cháy lớn trong chùa Tĩnh Lâu - Ảnh 4.
 
Hà Nội: Cháy lớn trong chùa Tĩnh Lâu - Ảnh 5.
 
Hà Nội: Cháy lớn trong chùa Tĩnh Lâu - Ảnh 6.
 
Hà Nội: Cháy lớn trong chùa Tĩnh Lâu - Ảnh 7.
 
Hà Nội: Cháy lớn trong chùa Tĩnh Lâu - Ảnh 8.
 
Hà Nội: Cháy lớn trong chùa Tĩnh Lâu - Ảnh 9.
 
Hà Nội: Cháy lớn trong chùa Tĩnh Lâu - Ảnh 10.
 

Chùa Sải, tên chữ Tĩnh Lâu tự, tồn tại từ thế kỷ 16, được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 1460/QĐ-VH ngày 28-6-1996 của Bộ Văn hóa - Thông tin, tọa lạc tại góc phố Trích Sài - Võng Thị, thuộc làng Hồ Khẩu, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.

Ban đầu chỉ có một am nhỏ thờ các vương tôn quí tộc thời Lý, về sau am mới trở thành chùa thờ Phật. Vì do sư sãi trông coi nên còn có tên là chùa "Sãi", lâu dần dân làng gọi chệch ra chùa "Sải".

Năm 2006, Ni sư trụ trì Thích Đàm Chung làm lễ khởi công xây mới tòa Tam bảo với qui mô hai tầng. Vật liệu xây dựng chủ yếu là bê tông cốt thép làm sàn và hơn 100m3 gỗ lim làm khung.

Giảng đường, nhà ăn, trường học nằm ở tầng dưới, điện Phật đặt ở tầng trên. Khung đỡ gồm 20 cột gỗ lim đường kính 0,4m, cao 5m. Lan can gồm 42 trụ đá được chạm khắc hình tứ linh, tứ quý, thể hiện 42 thủ ấn của đức Quán thế âm Bồ tát.

Trong chùa hiện lưu giữ được những hiện vật quý hiếm, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 16-17. Các pho tượng Phật giáo được tạo tác công phu, trau chuốt, đường nét thanh thoát, kế thừa tinh tuý của nền điêu khắc thời Lê-Mạc.

Đặc biệt ở chính điện có tòa Cửu Long trông như chiếc lọng che (bảo cái), được xem là một tác phẩm độc đáo, khác với hình dáng thường thấy.

 

Một góc sân chùa. Ảnh: Vanhien.vn.

 

Theo Trí thức trẻ