Phát hiện, xử lý gian lận kịp thời 

Ngày 7/7, trao đổi với Tiền Phong, công an quận Cầu Giấy cho biết, sự việc xảy ra trong kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội.

Hà Nội: Điều tra, xử lý 2 đối tượng dùng căn cước công dân giả để thi hộ-1

Giám thị kiểm tra thông tin trước khi vào phòng thi

Theo đó, sáng ngày 3/7, tại phòng thi số 200, điểm thi đánh giá năng lực tiếng Nhật của trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội, lực lượng công an phối hợp với Hội đồng thi phát hiện thí sinh mang số báo danh 361xx mang tên Phạm Văn T. (43 tuôi), có dấu hiệu sử dụng giấy chứng minh nhân dân giả để vào thi.

Làm việc với cơ quan chức năng, người này khai tên thật là Vũ Duy H. (SN 1990, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội). H. được thuê đến thi hộ cho T. với giá là 4 triệu đồng.

Trước đó, trong 2 ngày 14 và 15/2, lực lượng công an cũng phát hiện 1 trường hợp tương tự. Đối tượng sử dụng căn cước công dân mang tên N.T.P.A (22 tuổi) để thi hộ. Trên thực tế, người này là N.T.Q.N (20 tuổi), hiện đang là sinh viên của một trường đại học ngoại ngữ.

Thủ đoạn gian lận thi hộ không phải là mới

Hiện nay, tình trạng thi hộ vẫn ngang nhiên đang diễn ra như một vấn nạn tại các trường đại học. Với những mánh khóe tinh vi mà lực lượng coi thi rất khó để kiểm soát được tình trạng này.

Do việc thi tổ chức tập trung nên giám thị coi thi không thể biết sinh viên đó là ai, trừ trường hợp quen mặt.

Phần lớn, sinh viên sẽ thuê người khác thi hộ và để qua mắt được giám thị coi thi thì người người này sẽ làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc thẻ sinh viên có thông tin của mình và ảnh của người thi hộ.

Thậm chí, người được thuê còn tự tin dùng nguyên giấy tờ của người thuê mà không sợ 

Tuy nhiên, không ít trường hợp đã bị phát hiện, xử lý nhưng tình trạng vẫn diễn ra thường xuyên.

Hà Nội: Điều tra, xử lý 2 đối tượng dùng căn cước công dân giả để thi hộ-2

Thiết bị gian lận tinh vi, nhỏ gọn

Bên cạnh hình thức thi hộ trực tiếp, thi hộ gián tiếp cũng rất phổ biến. Thủ đoạn của các sinh viên là sử dụng các thiết bị công nghệ để gian lận.

Tùy từng môn thi, người coi thi mà sinh viên sẽ sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị tai nghe siêu nhỏ rất khó bị phát hiện.

Nguy hiểm hơn là công nghệ hiện đại này cũng thay đổi hàng ngày nên cần cảnh giác.

Tăng cường công tác ngăn chặn tình trạng tiếp diễn

Chia sẻ với Tuổi trẻ, lãnh đạo Công an quận Cầu Giấy cho biết, đơn vị đặc biệt chú trọng công tác an ninh, phòng chống, ngăn chặn các hành vi gian lận trong thi cử, nhất là trong bối cảnh kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 đang diễn ra.

Các hành vi gian lận nếu có sẽ chủ yếu liên quan đến sử dụng thiết bị công nghệ cao như tai nghe siêu nhỏ, máy tính gắn sim...để truyền phát thông tin từ trong ra ngoài và ngược lại.

Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy,  tỉ lệ hành vi đi thi hộ tại kỳ thi THPT quốc gia là rất thấp, vì thí sinh sẽ phải qua nhiều bước kiểm tra nhân thân.

Do đó, trước khi kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 diễn ra, Đội an ninh Công an quận Cầu Giấy đã quán triệt 100% cán bộ chiến sĩ phải nhận diện được các thiết bị công nghệ có thể được sử dụng vào mục đích gian lận thi cử, đồng thời tuyên truyền đến các cán bộ coi thi nhận biết dấu hiệu nghi vấn của các thiết bị này.

Đình Khiếu

Theo Vietnamnet