14 nhà vệ sinh hơn 1 tỷ đồng
Thông tin Hà Nội sắp xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép (gồm 10 nhà vệ sinh 2 buồng, 4 nhà vệ sinh 4 buồng) với tổng chi phí khoảng 15 tỷ đồng (bình quân hơn 1 tỷ đồng/1 nhà vệ sinh) đã gây nhiều luồng dư luận trái chiều.
Hà Nội cũng đang lên kế hoạch cải tạo 7 nhà vệ sinh công cộng ở các địa điểm: đối diện số nhà 165 F phố Phùng Hưng, ngã ba Phùng Hưng - Cửa Đông, vườn hoa Phùng Hưng, số 5 phố Hàng Giầy, số 38 Hàng Giầy, phố Gia Ngư và số 29 Hàng Khay theo tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch của Tổng cục Du lịch.
Theo đó, phải có đủ tiện nghi cần thiết, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng, chiều cao tối thiểu 2,5m, diện tích tối thiểu 2,5m2 cho một buồng, có khu vực phòng vệ sinh, khu vực rửa tay dành riêng cho nam và nữ, cung cấp nước sạch 24/24 giờ...
Tuy nhiên, có một thực tế là, Thủ đô hoàn toàn không thiếu nhà vệ sinh công cộng. Hiện tại, 4 quận nội thành cũ của Hà Nội có 310 nhà vệ sinh công cộng do Công ty Môi trường đô thị Hà Nội quản lý, riêng khu phố cổ và quanh hồ Hoàn Kiếm (nơi tập trung đông khách du lịch) cũng có đến 16 điểm.
Làm quán nước, Sở nói:"nhà vệ sinh hiệu quả"
Tình trạng nhà vệ sinh công cộng có hiệu suất sử dụng thấp, người dân trưng dụng làm quán trà đá, quán nước diễn ra phổ biến tại Hà Nội. Đặc biệt là những nhà vệ sinh công cộng ở các khu vực như bến xe, bệnh viện, chợ...
Cụ thể như nhà vệ sinh công cộng ở ngay cổng bến xe Mỹ Đình, trên đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm (Hà Nội) bị biến thành quầy giải khát từ rất lâu. Mặc dù đã được phản ánh nhiều nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn.
Gian giữa của nhà vệ sinh kê một chiếc tủ lạnh và khá nhiều hàng hóa. Sát cửa nhà vệ sinh là mấy chiếc bàn, ghế bằng nhựa bày bán các loại nước ngọt, sữa tươi, bánh kẹo... Hai buồng vệ sinh bên phải đóng khóa cửa, hai buồng bên trái thì... cài khóa ngoài.
Khi có người có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh, dù hỏi 2-3 lần nhưng bà chủ quán đều lảng tránh không trả lời. Nhà vệ sinh công cộng này chỉ dùng cho lái xe ôm, lái xe buýt tự động vào mở cửa dùng còn những người lạ đến rồi đi ra vì thấy cửa khóa và hàng quán kín lối ra vào.
Tình trạng xảy ra tương tự ở nhà vệ sinh công cộng gần Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tại ngã ba phố Triệu Quốc Đạt và Hai Bà Trưng (Hà Nội). Nhà vệ sinh được xây dưng hai buồng vệ sinh kèm theo dịch vụ tắm nóng lạnh nhưng hầu như không có khách.
Bởi lẽ, vây xung quanh khu vệ sinh này là nơi gửi xe cho khách vào việc C và ngay sát phòng vệ sinh là một quầy bán nước giải khát, đồ ăn nhẹ và trông giữ mũ bảo hiểm.
Trả lời báo chí, ông Lê Văn Dục - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội vẫn cho rằng, tất cả nhà vệ sinh công cộng được đầu tư trên địa bàn TP đều phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, ông Dục nhìn nhận việc bán hàng ăn, bán nước uống ở những nhà vệ sinh công cộng tại bờ hồ, bến xe rất phản cảm.
“Có thể người bán hàng ngụ ý nhà vệ sinh công cộng sạch đến mức có thể ăn uống cạnh đó nhưng dù có sạch thì việc bán hàng ăn, nước uống tại đó cũng rất mất vệ sinh” - ông Dục nói.
Theo ông Dục, sau rất nhiều ý kiến từ dư luận, Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch TP cũng vừa có ý kiến về tình trạng này nên tới đây Sở Xây dựng TP sẽ có biện pháp chấn chỉnh chuyện bán hàng ăn uống cạnh nhà vệ sinh.
“Chuyện bán hàng ăn, nước uống cạnh nhà vệ sinh tới đây dứt khoát phải dẹp vì nhìn quá phản cảm” - ông Dục khẳng định.
Thông tin Hà Nội sắp xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép (gồm 10 nhà vệ sinh 2 buồng, 4 nhà vệ sinh 4 buồng) với tổng chi phí khoảng 15 tỷ đồng (bình quân hơn 1 tỷ đồng/1 nhà vệ sinh) đã gây nhiều luồng dư luận trái chiều.
Hà Nội cũng đang lên kế hoạch cải tạo 7 nhà vệ sinh công cộng ở các địa điểm: đối diện số nhà 165 F phố Phùng Hưng, ngã ba Phùng Hưng - Cửa Đông, vườn hoa Phùng Hưng, số 5 phố Hàng Giầy, số 38 Hàng Giầy, phố Gia Ngư và số 29 Hàng Khay theo tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch của Tổng cục Du lịch.
Nhà vệ sinh công cộng ở ngay cổng bến xe Mỹ Đình, trên đường Phạm Hùng, huyện
Từ Liêm (Hà Nội) bị biến thành quầy giải khát.
Từ Liêm (Hà Nội) bị biến thành quầy giải khát.
Theo đó, phải có đủ tiện nghi cần thiết, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng, chiều cao tối thiểu 2,5m, diện tích tối thiểu 2,5m2 cho một buồng, có khu vực phòng vệ sinh, khu vực rửa tay dành riêng cho nam và nữ, cung cấp nước sạch 24/24 giờ...
Tuy nhiên, có một thực tế là, Thủ đô hoàn toàn không thiếu nhà vệ sinh công cộng. Hiện tại, 4 quận nội thành cũ của Hà Nội có 310 nhà vệ sinh công cộng do Công ty Môi trường đô thị Hà Nội quản lý, riêng khu phố cổ và quanh hồ Hoàn Kiếm (nơi tập trung đông khách du lịch) cũng có đến 16 điểm.
Làm quán nước, Sở nói:"nhà vệ sinh hiệu quả"
Tình trạng nhà vệ sinh công cộng có hiệu suất sử dụng thấp, người dân trưng dụng làm quán trà đá, quán nước diễn ra phổ biến tại Hà Nội. Đặc biệt là những nhà vệ sinh công cộng ở các khu vực như bến xe, bệnh viện, chợ...
Cụ thể như nhà vệ sinh công cộng ở ngay cổng bến xe Mỹ Đình, trên đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm (Hà Nội) bị biến thành quầy giải khát từ rất lâu. Mặc dù đã được phản ánh nhiều nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn.
Gian giữa của nhà vệ sinh kê một chiếc tủ lạnh và khá nhiều hàng hóa. Sát cửa nhà vệ sinh là mấy chiếc bàn, ghế bằng nhựa bày bán các loại nước ngọt, sữa tươi, bánh kẹo... Hai buồng vệ sinh bên phải đóng khóa cửa, hai buồng bên trái thì... cài khóa ngoài.
Nhà vệ sinh công cộng gần Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tại ngã ba phố Triệu Quốc
Đạt và Hai Bà Trưng (Hà Nội)
Đạt và Hai Bà Trưng (Hà Nội)
Khi có người có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh, dù hỏi 2-3 lần nhưng bà chủ quán đều lảng tránh không trả lời. Nhà vệ sinh công cộng này chỉ dùng cho lái xe ôm, lái xe buýt tự động vào mở cửa dùng còn những người lạ đến rồi đi ra vì thấy cửa khóa và hàng quán kín lối ra vào.
Tình trạng xảy ra tương tự ở nhà vệ sinh công cộng gần Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tại ngã ba phố Triệu Quốc Đạt và Hai Bà Trưng (Hà Nội). Nhà vệ sinh được xây dưng hai buồng vệ sinh kèm theo dịch vụ tắm nóng lạnh nhưng hầu như không có khách.
Bởi lẽ, vây xung quanh khu vệ sinh này là nơi gửi xe cho khách vào việc C và ngay sát phòng vệ sinh là một quầy bán nước giải khát, đồ ăn nhẹ và trông giữ mũ bảo hiểm.
Trả lời báo chí, ông Lê Văn Dục - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội vẫn cho rằng, tất cả nhà vệ sinh công cộng được đầu tư trên địa bàn TP đều phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, ông Dục nhìn nhận việc bán hàng ăn, bán nước uống ở những nhà vệ sinh công cộng tại bờ hồ, bến xe rất phản cảm.
“Có thể người bán hàng ngụ ý nhà vệ sinh công cộng sạch đến mức có thể ăn uống cạnh đó nhưng dù có sạch thì việc bán hàng ăn, nước uống tại đó cũng rất mất vệ sinh” - ông Dục nói.
Theo ông Dục, sau rất nhiều ý kiến từ dư luận, Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch TP cũng vừa có ý kiến về tình trạng này nên tới đây Sở Xây dựng TP sẽ có biện pháp chấn chỉnh chuyện bán hàng ăn uống cạnh nhà vệ sinh.
“Chuyện bán hàng ăn, nước uống cạnh nhà vệ sinh tới đây dứt khoát phải dẹp vì nhìn quá phản cảm” - ông Dục khẳng định.
Theo Đất Việt