Thông tin được Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho hay tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sáng nay.
Cũng trong sáng nay, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, riêng chi phí cắt cỏ cho 24 km Đại lộ Thăng Long (cắt cỏ và một ít trúc anh đào, hoa dâm bụt) một năm là 53 tỷ đồng.
"Chi phí như trên là không thể chấp nhận được”, ông Chung nói.
Theo đó, Chủ tịch nhấn mạnh việc cắt tỉa cây hoa cảnh, cỏ tại các vườn hoa nay chỉ được thực hiện ở khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm và một số vị trí quan trọng khác.
Để phát triển du lịch, thành phố tiến hành các việc: đồng bộ biển chỉ dẫn cho khách du lịch, quy hoạch không gian đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm, mở phố sách, nới thời gian kinh doanh du lịch ở phố cổ...
Theo phương án được UBND quận Hoàn Kiếm lựa chọn, dự kiến, không gian đi bộ khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận bao gồm các phố: Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Lê Thạch, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Đinh Tiên Hoàng), Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Hàng Trống (đoạn từ Nhà Thờ đến Lê Thái Tổ), Nhà Thờ, khu vực Quảng trường Nhà Thờ Lớn (nghiên cứu mở lối đi bộ từ phố Hàng Trống sang phố Lê Thái Tổ qua đình Nam Hương) thuộc các phường Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Hàng Bạc, Hàng Trống.
Dự kiến, thời gian hoạt động của không gian đi bộ khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận là 3 tối cuối tuần và các ngày 30/4, 1/5, 2/9, 10/10, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán. Giờ hoạt động mùa hè từ 19h đến 2h sáng; mùa đông từ 18h đến 2h sáng.
Trên cơ sở các phương án đã xây dựng, UBND quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức họp xin ý kiến và thống nhất với các sở, ngành thành phố trong tháng 8-2016. UBND quận sẽ triển khai phương án phát triển không gian đi bộ khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm vào ngày 1/10/2016.
Vấn đề nữa được ông Chung đặt ra, Hà Nội đang thiếu trầm trọng khách sạn, nơi ở cho khách du lịch. Tới đây sẽ có thêm khách sạn ở 32-34 Lý Thái Tổ, 22-24 Hàng Bài, 39 Hai Bà Trưng, cũng như cải tạo số 1 Bà Triệu, khách sạn Hòa Bình... Các khách sạn lớn sẽ có ở Thái Hà, Mỹ Đình, Thụy Khuê, Đông Anh...", Chủ tịch thành phố cho biết.
"Nan giải của du lịch Thủ đô là người dân phải cùng tham gia làm du lịch. Hà Nội cũng kết nối với các nước trong khu vực, các tỉnh thành xung quanh. Cũng có lộ trình đào tạo cán bộ, triển khai wifi miễn phí cho khách du lịch bằng nguồn xã hội hóa...", ông Chung nói.
Sẽ có 5 bãi đỗ xe ngầm
Các bãi đỗ xe này được đặt ở các địa điểm: trước Quảng trường Cách mạng tháng Tám, trước Công viên Thống Nhất, tại Công viên Thủ Lệ, trong Công viên Thanh Nhàn, tại Cung thể thao Quần Ngựa.
"Đầu tư cho các bãi đỗ xe ngầm là rất lớn, nhưng thành phố đã vận động và hiện đã có hai công ty đứng ra thiết kế. Việc dừng đỗ xe trên các tuyến phố cũng sẽ được tính toán, quy hoạch lại", ông Chung cho biết. Việc này nằm trong đề án chung về hạn chế phương tiện cá nhân và xây dựng hệ điều hành giao thông thông minh cho thành phố.
Trong đó, chú trọng trồng 1 triệu cây xanh trong 5 năm để cải tạo không khí, chống tiếng ồn; thu gom rác thải, đầu tư cho xe hút bụi trên các phố, thống nhất một chất lượng nước sạch uống được tại vòi cho cả thành phố, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh...là những giải pháp được Chủ tịch HN nhấn mạnh nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Vị Chủ tịch cũng cho hay: Từ tuần này thành phố sẽ bắt đầu xử lý ô nhiễm môi trường tất cả các ao hồ đang bốc mùi, trước mắt là Hố Mẻ, Bảy Mẫu... với công nghệ của Đức.
Đồng thời, bắt đầu cơ giới hóa việc thu gom rác thải, đặt thùng rác đảm bảo mỹ quan trên phố, xử lý bãi rác Nam Sơn, áp dụng công nghệ đốt rác để phát điện...
Cũng trong sáng nay, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, riêng chi phí cắt cỏ cho 24 km Đại lộ Thăng Long (cắt cỏ và một ít trúc anh đào, hoa dâm bụt) một năm là 53 tỷ đồng.
"Chi phí như trên là không thể chấp nhận được”, ông Chung nói.
Theo đó, Chủ tịch nhấn mạnh việc cắt tỉa cây hoa cảnh, cỏ tại các vườn hoa nay chỉ được thực hiện ở khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm và một số vị trí quan trọng khác.
Để phát triển du lịch, thành phố tiến hành các việc: đồng bộ biển chỉ dẫn cho khách du lịch, quy hoạch không gian đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm, mở phố sách, nới thời gian kinh doanh du lịch ở phố cổ...
Theo phương án được UBND quận Hoàn Kiếm lựa chọn, dự kiến, không gian đi bộ khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận bao gồm các phố: Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Lê Thạch, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Đinh Tiên Hoàng), Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Hàng Trống (đoạn từ Nhà Thờ đến Lê Thái Tổ), Nhà Thờ, khu vực Quảng trường Nhà Thờ Lớn (nghiên cứu mở lối đi bộ từ phố Hàng Trống sang phố Lê Thái Tổ qua đình Nam Hương) thuộc các phường Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Hàng Bạc, Hàng Trống.
Dự kiến, thời gian hoạt động của không gian đi bộ khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận là 3 tối cuối tuần và các ngày 30/4, 1/5, 2/9, 10/10, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán. Giờ hoạt động mùa hè từ 19h đến 2h sáng; mùa đông từ 18h đến 2h sáng.
Trên cơ sở các phương án đã xây dựng, UBND quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức họp xin ý kiến và thống nhất với các sở, ngành thành phố trong tháng 8-2016. UBND quận sẽ triển khai phương án phát triển không gian đi bộ khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm vào ngày 1/10/2016.
Vấn đề nữa được ông Chung đặt ra, Hà Nội đang thiếu trầm trọng khách sạn, nơi ở cho khách du lịch. Tới đây sẽ có thêm khách sạn ở 32-34 Lý Thái Tổ, 22-24 Hàng Bài, 39 Hai Bà Trưng, cũng như cải tạo số 1 Bà Triệu, khách sạn Hòa Bình... Các khách sạn lớn sẽ có ở Thái Hà, Mỹ Đình, Thụy Khuê, Đông Anh...", Chủ tịch thành phố cho biết.
"Nan giải của du lịch Thủ đô là người dân phải cùng tham gia làm du lịch. Hà Nội cũng kết nối với các nước trong khu vực, các tỉnh thành xung quanh. Cũng có lộ trình đào tạo cán bộ, triển khai wifi miễn phí cho khách du lịch bằng nguồn xã hội hóa...", ông Chung nói.
Sẽ có 5 bãi đỗ xe ngầm
Các bãi đỗ xe này được đặt ở các địa điểm: trước Quảng trường Cách mạng tháng Tám, trước Công viên Thống Nhất, tại Công viên Thủ Lệ, trong Công viên Thanh Nhàn, tại Cung thể thao Quần Ngựa.
"Đầu tư cho các bãi đỗ xe ngầm là rất lớn, nhưng thành phố đã vận động và hiện đã có hai công ty đứng ra thiết kế. Việc dừng đỗ xe trên các tuyến phố cũng sẽ được tính toán, quy hoạch lại", ông Chung cho biết. Việc này nằm trong đề án chung về hạn chế phương tiện cá nhân và xây dựng hệ điều hành giao thông thông minh cho thành phố.
Trong đó, chú trọng trồng 1 triệu cây xanh trong 5 năm để cải tạo không khí, chống tiếng ồn; thu gom rác thải, đầu tư cho xe hút bụi trên các phố, thống nhất một chất lượng nước sạch uống được tại vòi cho cả thành phố, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh...là những giải pháp được Chủ tịch HN nhấn mạnh nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Vị Chủ tịch cũng cho hay: Từ tuần này thành phố sẽ bắt đầu xử lý ô nhiễm môi trường tất cả các ao hồ đang bốc mùi, trước mắt là Hố Mẻ, Bảy Mẫu... với công nghệ của Đức.
Đồng thời, bắt đầu cơ giới hóa việc thu gom rác thải, đặt thùng rác đảm bảo mỹ quan trên phố, xử lý bãi rác Nam Sơn, áp dụng công nghệ đốt rác để phát điện...
Theo Vietnamnet