Kiên Giang: Bí thư, Chủ tịch xã cũng thi
Theo báo Thanh niên, Thổ Châu (H.Phú Quốc, Kiên Giang) là xã đảo tận cùng của vùng biển tây nam Tổ quốc. Ông Lê Hoàng Nghiệm, Chủ tịch UBND xã Thổ Châu, cho biết: “Toàn xã hiện có 52 cán bộ, nhân viên nhưng chỉ có 5 người có trình độ tốt nghiệp THPT, còn lại là tốt nghiệp THCS”.
Sau 20 năm, năm nay xã có 13 thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, trong đó người lớn nhất 43 tuổi, nhỏ nhất 22 tuổi.
Ông Đống Thành Đạt, Trưởng phòng GD-ĐT H.Phú Quốc, cho biết: “Toàn xã chỉ có một trường trung học cơ sở với 353 học sinh; trong đó mẫu giáo có 84 học sinh, tiểu học 201 và THCS 68. Học sinh muốn học THPT phải vào Phú Quốc hoặc đất liền. Do hoàn cảnh kinh tế, nhiều gia đình còn khó khăn nên chỉ có khoảng 50% trong số học sinh THCS học tiếp lên THPT, còn lại phải nghỉ học, phụ giúp gia đình sinh sống”.
Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm cố gắng vượt biển tham gia học tại Trung tâm GDTX Phú Quốc, toàn xã mới có 13 người là bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND và các trưởng đầu ngành của xã được tham gia thi tốt nghiệp THPT hệ bổ túc.
Huế: Chủ tịch xã 45 tuổi đi thi
Báo Dân trí thông tin, ở Hội đồng thi trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế), có 1 thí sinh lớn tuổi là ông Hồ Xuân Vinh (Chủ tịch xã Hồng Vân, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Ông Vinh năm nay 45 tuổi, được xem là một trong những thí sinh cao tuổi nhất tại kỳ thi tốt nghiệp THPT hệ GDTX tại Huế. Hàng loạt lãnh đạo xã thi tốt nghiệp THPT.
Qua trò chuyện của PV, ông Vinh cho hay, đã làm cán bộ thì phải quyết tâm học hành. Vì nếu không thì sẽ không có kiến thức. Công việc đang làm mà không có kiến thức thì sẽ khó làm. Với thêm đang trong thời kỳ phát triển, phải học để biết được những cái hay cái mới để về quản lý cho tốt.
Được biết, ông Vinh đã có 3 con trong đó một cháu đang làm bảo vệ ở trường học, một cháu nữa đang là SV năm 1 khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế. “Năm nay, tui quyết tâm sẽ thi đậu để không thẹn với bà con và dân bản. Phải có tấm bằng tốt nghiệp, nếu không đậu, năm sau tui sẽ xuống Huế thi thêm lần nữa” - ông Vinh nói.
Sóc Trăng: 53 tuổi vẫn đi thi tốt nghiệp
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, tại hội đồng thi THPT Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), bên cạnh những thí sinh tuổi 18 dự thi hệ THPT còn có hàng chục thí sinh thuộc thế hệ 6X tham gia thi ở hệ Giáo dục Thường xuyên.
Trong số này, có thí sinh Ngô Minh Láng (sinh năm 1960) quê ở xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng).
Thí sinh Ngô Minh Láng cho biết: "Tôi hiện nay là Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Tú 2, đã lên chức ông nội ông ngoại rồi nhưng cũng ráng thi cho có tấm bằng tốt nghiệp THPT. Thời trai trẻ, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau nên không được học tới nơi tới chốn, bây giờ ráng thi với các cháu thôi".
Ông Láng cũng chia sẻ rằng đã tham dự 3 kỳ thi trước nhưng chưa đạt kết quả nên tiếp tục ôn thi "dùi mài kinh sử" để thi cho đến lúc nào đạt kết quả mới được.
"Mình thi để cho các cháu thấy chuyện học không kể tuổi tác, hơn nữa, mình làm ở Hội Nông dân, gần gũi với nông dân mà không hiểu biết nhiều cũng khó lắm. Vì vậy phải học để hiểu biết nhiều hơn nữa, mà đã học là phải đi thi chứ", ông Láng nói.
Hà Nội: Lãnh đạo xã tự tin đỗ tốt nghiệp
Tại Hội đồng thi Trung tâm GDTX Sơn Tây (Hà Nội) có những thí sinh sinh năm 1960 vẫn đi thi cùng như người thuộc thế hệ 7X và 9X.
Với gần 300 thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT, một điểm đặc biệt tại Hội đồng thi Trung tâm GDTX Sơn Tây (Hà Nội) là có khá nhiều thí sinh ở các độ tuổi thuộc từng thế hệ khác nhau.
Người lớn tuổi nhất là ông Trần Văn Hán hiện đang là Chủ tịch MTTQ xã Ba Trại (Ba Vì, Hà Nội).
Ông Trần Văn Hán
Ngồi nói chuyện với chúng tôi, chú Trần Văn Hán (sinh năm 1960) cũng là thí sinh nhiều tuổi nhất cho biết: “Chú hiện là Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Ba Trại (huyện Ba Vì, Hà Nội). Ngày trước chú chỉ học hết lớp 7 (tương đương trình độ lớp 10 hiện nay). Thời đó người học hết lớp 7 ở quê chú cũng khá ít”.
Công việc ở địa phương rất bận lại công thêm tuổi tác nên chần chừ mãi đến năm 2010 chú Hán mới quyết định đi học chương trình THPT tại Trung tâm GDTX Sơn Tây. Nhà cách trường hơn 20km nhưng chú vẫn lóc cóc trên chiếc xe máy cũ đến trường đều đặn.
Những trường hợp như chú được tạo điều kiện học vào hai ngày cuối tuần với 7 môn học gồm: Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa.
Vì thời gian và tuổi tác nên như chú Hán chia sẻ: “Chú tiếp thu cũng chậm hơn. Về nhà thường phải giành nhiều thời gian ôn và làm bài”. Các con chú người đã tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, người đang học Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thường xuyên về nhà động viên và giúp bố giải đáp những kiến thức, bài tập khó.
Nói về lớp học của mình, chú Hán cười tâm sự: “Mọi người vẫn đùa vui là lớp học 3 thế hệ. Có một số người thuộc thế hệ 6X là các chú, 7X, 8X học cùng với các cháu 9X hiện nay. Bọn chú vì công việc hay người thấy cần bổ sung kiến thức nên tự nguyện xin đi học chương trình THPT”.
Kết thúc 3 năm chú cho biết học lực của mình đạt loại khá. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT lần này chú khá tự tin với kiến thức đã có và hi vọng mình sẽ đạt được điểm số đúng với khả năng của bản thân.
Theo báo Thanh niên, Thổ Châu (H.Phú Quốc, Kiên Giang) là xã đảo tận cùng của vùng biển tây nam Tổ quốc. Ông Lê Hoàng Nghiệm, Chủ tịch UBND xã Thổ Châu, cho biết: “Toàn xã hiện có 52 cán bộ, nhân viên nhưng chỉ có 5 người có trình độ tốt nghiệp THPT, còn lại là tốt nghiệp THCS”.
Sau 20 năm, năm nay xã có 13 thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, trong đó người lớn nhất 43 tuổi, nhỏ nhất 22 tuổi.
Ông Đống Thành Đạt, Trưởng phòng GD-ĐT H.Phú Quốc, cho biết: “Toàn xã chỉ có một trường trung học cơ sở với 353 học sinh; trong đó mẫu giáo có 84 học sinh, tiểu học 201 và THCS 68. Học sinh muốn học THPT phải vào Phú Quốc hoặc đất liền. Do hoàn cảnh kinh tế, nhiều gia đình còn khó khăn nên chỉ có khoảng 50% trong số học sinh THCS học tiếp lên THPT, còn lại phải nghỉ học, phụ giúp gia đình sinh sống”.
Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm cố gắng vượt biển tham gia học tại Trung tâm GDTX Phú Quốc, toàn xã mới có 13 người là bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND và các trưởng đầu ngành của xã được tham gia thi tốt nghiệp THPT hệ bổ túc.
Huế: Chủ tịch xã 45 tuổi đi thi
Báo Dân trí thông tin, ở Hội đồng thi trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế), có 1 thí sinh lớn tuổi là ông Hồ Xuân Vinh (Chủ tịch xã Hồng Vân, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Ông Vinh năm nay 45 tuổi, được xem là một trong những thí sinh cao tuổi nhất tại kỳ thi tốt nghiệp THPT hệ GDTX tại Huế. Hàng loạt lãnh đạo xã thi tốt nghiệp THPT.
Ông Hồ Xuân Vinh
Qua trò chuyện của PV, ông Vinh cho hay, đã làm cán bộ thì phải quyết tâm học hành. Vì nếu không thì sẽ không có kiến thức. Công việc đang làm mà không có kiến thức thì sẽ khó làm. Với thêm đang trong thời kỳ phát triển, phải học để biết được những cái hay cái mới để về quản lý cho tốt.
Ông Vinh đang chia sẻ với phóng viên
Được biết, ông Vinh đã có 3 con trong đó một cháu đang làm bảo vệ ở trường học, một cháu nữa đang là SV năm 1 khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế. “Năm nay, tui quyết tâm sẽ thi đậu để không thẹn với bà con và dân bản. Phải có tấm bằng tốt nghiệp, nếu không đậu, năm sau tui sẽ xuống Huế thi thêm lần nữa” - ông Vinh nói.
Sóc Trăng: 53 tuổi vẫn đi thi tốt nghiệp
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, tại hội đồng thi THPT Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), bên cạnh những thí sinh tuổi 18 dự thi hệ THPT còn có hàng chục thí sinh thuộc thế hệ 6X tham gia thi ở hệ Giáo dục Thường xuyên.
Trong số này, có thí sinh Ngô Minh Láng (sinh năm 1960) quê ở xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng).
Ông Ngô Minh Láng
Thí sinh Ngô Minh Láng cho biết: "Tôi hiện nay là Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Tú 2, đã lên chức ông nội ông ngoại rồi nhưng cũng ráng thi cho có tấm bằng tốt nghiệp THPT. Thời trai trẻ, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau nên không được học tới nơi tới chốn, bây giờ ráng thi với các cháu thôi".
Ông Láng cũng chia sẻ rằng đã tham dự 3 kỳ thi trước nhưng chưa đạt kết quả nên tiếp tục ôn thi "dùi mài kinh sử" để thi cho đến lúc nào đạt kết quả mới được.
"Mình thi để cho các cháu thấy chuyện học không kể tuổi tác, hơn nữa, mình làm ở Hội Nông dân, gần gũi với nông dân mà không hiểu biết nhiều cũng khó lắm. Vì vậy phải học để hiểu biết nhiều hơn nữa, mà đã học là phải đi thi chứ", ông Láng nói.
Hà Nội: Lãnh đạo xã tự tin đỗ tốt nghiệp
Tại Hội đồng thi Trung tâm GDTX Sơn Tây (Hà Nội) có những thí sinh sinh năm 1960 vẫn đi thi cùng như người thuộc thế hệ 7X và 9X.
Với gần 300 thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT, một điểm đặc biệt tại Hội đồng thi Trung tâm GDTX Sơn Tây (Hà Nội) là có khá nhiều thí sinh ở các độ tuổi thuộc từng thế hệ khác nhau.
Người lớn tuổi nhất là ông Trần Văn Hán hiện đang là Chủ tịch MTTQ xã Ba Trại (Ba Vì, Hà Nội).
Ông Trần Văn Hán
Ngồi nói chuyện với chúng tôi, chú Trần Văn Hán (sinh năm 1960) cũng là thí sinh nhiều tuổi nhất cho biết: “Chú hiện là Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Ba Trại (huyện Ba Vì, Hà Nội). Ngày trước chú chỉ học hết lớp 7 (tương đương trình độ lớp 10 hiện nay). Thời đó người học hết lớp 7 ở quê chú cũng khá ít”.
Công việc ở địa phương rất bận lại công thêm tuổi tác nên chần chừ mãi đến năm 2010 chú Hán mới quyết định đi học chương trình THPT tại Trung tâm GDTX Sơn Tây. Nhà cách trường hơn 20km nhưng chú vẫn lóc cóc trên chiếc xe máy cũ đến trường đều đặn.
Những trường hợp như chú được tạo điều kiện học vào hai ngày cuối tuần với 7 môn học gồm: Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa.
Vì thời gian và tuổi tác nên như chú Hán chia sẻ: “Chú tiếp thu cũng chậm hơn. Về nhà thường phải giành nhiều thời gian ôn và làm bài”. Các con chú người đã tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, người đang học Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thường xuyên về nhà động viên và giúp bố giải đáp những kiến thức, bài tập khó.
Nói về lớp học của mình, chú Hán cười tâm sự: “Mọi người vẫn đùa vui là lớp học 3 thế hệ. Có một số người thuộc thế hệ 6X là các chú, 7X, 8X học cùng với các cháu 9X hiện nay. Bọn chú vì công việc hay người thấy cần bổ sung kiến thức nên tự nguyện xin đi học chương trình THPT”.
Kết thúc 3 năm chú cho biết học lực của mình đạt loại khá. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT lần này chú khá tự tin với kiến thức đã có và hi vọng mình sẽ đạt được điểm số đúng với khả năng của bản thân.
Theo VTC