Biển quảng cáo hay biển chỉ dẫn có vai trò cung cấp cũng như truyền tải thông tin đến cho người xem. Tuy nhiên có một số biển quảng cáo, biển chỉ dẫn làm người xem hoang mang hơn cả khi chưa xem.
“CHÚ Ý: Cảm ơn vì đã chú ý tới chú ý mới này. Sự chú ý của bạn sẽ được ghi nhận và sẽ được thông báo cho nhà chức trách”. Đọc xong ai có hiểu biển báo này muốn nói gì không
Biển báo tại đảo Shetland, Scotland: “Cảnh sát ngủ quên. Nguy hiểm".
“Vách đá dựng ngược phía trước, để vượt qua bạn cần phải mang theo dù”. Rồi sao, lái xe qua kiểu gì?
“Đường chỉ dành cho những đối tượng buôn ma túy” tại London, Anh. Đọc xong tấm biển này, chắc chẳng ai dám bước vào.
Tấm biển "hại não" nhất là đây: "Cấm rẽ phải" hay "Cấm trèo lên đỉnh tháp Eiffel và rẽ phải"
Có gì đó sai sai trong tấm biển báo tại Australia. “Vào cửa miễn phí – Free Addmission” và bên dưới là của một ai đó ghi “kiểm tra chính tả miễn phí”.
“Đi chậm lại. Đề phòng chim cánh cụt băng qua đường”
Biển chỉ dẫn đường đi lên trời tại Tây Ban Nha
Một cảnh báo khuyên du khách không nên cho mòng biển ăn: "Đồ ăn là của bạn, chứ không phải của chúng (mòng biển). Hãy giúp chúng tôi ngăn chặn các vụ mòng biển tấn công khách bằng cách đừng bao giờ cho mòng biển ăn".
Một biển cảnh báo du khách không nên trèo rào để vào bên trong khu vực nuôi nhốt hổ tại sở thú, với nội dung "Bạn sẽ trở thành miếng thịt trong mắt những con hổ".
Lại thêm một lời nhắn nhủ khiến nhiều du khách "toát mồ hôi" từ sở thú: "Kính tuy bị nứt nhưng nó vẫn chịu được lực tấn công của những con tinh tinh lùn. Nó cũng được thiết kế để vỡ vụn, chứ không phải vỡ từng mảng. Chúng tôi sẽ thay kính mới sớm thôi"
"Đừng trở thành một người có 9 ngón tay" - Biển cảnh báo du khách nên cẩn thận khi vào sở thú, vì các con vật có thể cắn đứt tay.
Luồng gió mạnh từ máy bay cất, hạ cánh có thể gây ra thương tích nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.
Nami (Tổng hợp)
Theo VietNamnet