Đó là hành trình vật vã để đến với mơ ước trở thành dược sĩ của một học sinh đến từ Hà Nội. Dù có học lực khá và được tiếp cận với mạng internet, cập nhật thông tin từng phút từng giây, nhưng giờ đây ước mơ theo đuổi ngành dược của em đã chính thức khép lại. Cơ hội mong manh duy nhất là chờ đợi kết quả đến từ trường Học viện quân y mà em và gia đình đã huy động hết toàn bộ sức lực để nộp vào phút cuối. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là hy vọng mong manh bởi đến thời điểm hiện tại, cả phụ huynh và thí sinh này vẫn đang phải nín thở chờ đợi kết quả xét học bạ từ Học viện quân y với những yêu cầu hết sức khó nhằn và mức điểm chuẩn dự kiến ngang ngửa Đại học Dược.
Câu chuyện được chị H. - người cô của thí sinh này chia sẻ. Trong suốt thời gian 20 ngày đánh vật với đợt xét tuyển lần 1, chị cùng cháu và gia đình đã phải trải qua thời gian vô cùng khó khăn, gian nan.
Chị cho biết, cháu chị - em T. có học lực khá, thi được 26,5 và nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Dược Hà Nội. Ban đầu, T. xếp ở vị trí 380/500 và cho đến ngày hôm qua (20/8), hồ sơ của em vẫn nằm trong danh sách an toàn ở top 500. Tuy nhiên đến 4h chiều, sau khi nhà trường thông báo lấy 26,75, do thiếu đúng 0,25 điểm, T. cùng gia đình lại vội vàng lao vào, phải nhờ cả những người quen là sinh viên đi cùng hỗ trợ, người đi hỏi, người đi rút, rồi cuối cùng cũng rút được hồ sơ ra.
Từ Đại học Dược lao xuống Học viện Quân y, chỉ kịp nhét vào trước giờ "khai tử". Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa biết đỗ hay không, vì trường quân y còn phải xét học bạ dựa trên điểm của 5 kỳ và qua nhiều công đoạn xét tuyển phức tạp khác. Hiện tại, hồ sơ của em mới lọt vào danh sách được xét điểm học bạ, còn có đỗ hay không thì chưa biết.
Trong ngày cuối cùng của đợt xét tuyển đại học lần 1, hàng vạn phụ huynh và thí sinh vào cuộc chạy đua rút, nộp hồ sơ.
"Nó mà trượt thì nó đau lòng lắm, vì chỉ thích học ngành dược. Trượt cũng không học nguyện vọng 2, nó bảo sang năm thi tiếp, vì nguyện vọng 2 toàn trường không phù hợp nên có nguy cơ phải ở lại thêm 1 năm là cao. Nhà mình ở Hà Nội mà thế, người khác ở các tỉnh, lại còn không có mạng internet, còn khổ nữa. Nên quyết định rút ngay, những thí sinh điểm cao thì không nỡ nộp các trường thấp, Học viện Quân y cũng toàn thí sinh điểm cao, trên 25, 26 nên cơ hội gần như rất mong manh", chị H. tâm sự.
Cũng theo chị H., những ngày qua, không chỉ là những ngày cực kì khó khăn với riêng em T. mà còn của cả gia đình chị. Tất cả đều tạm gác lại công việc, lao tâm khổ tứ, dồn toàn tâm toàn lực để theo sát từng diễn biến cuộc thi với hy vọng không để con em mình bị lỡ dù chỉ một giây.
Gần 20 ngày sau khi nộp hồ sơ xét tuyển cũng là chừng ấy thời gian thí sinh và phụ huynh "phải uống thuốc trợ tim": "Hôm qua sau khi nộp được hồ sơ ở trường quân y, về cả nhà thở phào nhẹ nhõm, vì cũng nhét được hồ sơ vào dù chưa biết đỗ hay không. Nó đi nộp hồ sơ hôm 2/8, 18 ngày thấp thỏm, ngày nào cũng ôm máy tính truy cập danh sách, check liên tục. Sáng hôm qua 7h đã ra khỏi nhà, lên trường Dược ngồi đợi cập nhật danh sách, cả nhà ở nhà cập nhật web của trường nhưng cả ngày web không vào được. Tối qua (20/8), chỉ có nộp được hồ sơ sang Học viện Quân y thôi mà cảm giác như đỗ, giờ lại phải chờ tiếp xem xét tuyển thế nào", chị H. rớt nước mắt kể lại những ngày tháng khổ sở vừa qua mà chị cũng như người cháu và gia đình phải chịu đựng.
Nhiều phụ huynh đã phải bật khóc khi đợt xét tuyển khép lại và chứng kiến cảnh hồ sơ của con mình bị đẩy ra vào phút chót - (Ảnh: Vietnamplus)
Theo chị H. chia sẻ, mặc dù là thí sinh ở Hà Nội, nhưng nhà T. cách trường 40km, phải ở nhờ nhà chị những ngày vừa qua để tranh thủ thời gian. Nhà chị cũng lo cơm nước y như hôm thi THPT đợt tháng 7 vừa qua.
"Ngày nào cũng nghe điện thoại bố mẹ nó gọi. Tối qua, chỉ có nộp được hồ sơ thôi mà từ lúc 17h đến đêm, hết người này gọi người kia gọi rồi hỏi cập nhật được danh sách chưa, nay bảo phải xét tuyển, thì lại hồi hộp chờ lúc rút ở trường Dược chỉ mong muốn duy nhất là nộp được vào trường quân y không cần biết đỗ hay không. Đến tôi đi làm cũng mỗi ngày phải vào web của trường 3 lần cập nhật".
"Hôm qua, lúc 17h bảo nộp được hồ sơ rồi mà mừng hơn bắt được vàng. Bình thường con cháu người ta chỉ mất 3 ngày lo thi đằng này mất những 20 ngày. Thằng cháu chị nó ở nhờ nhà chị, chứ mà phải đi thuê nhà, rồi không quen thuộc dường phố, thì khổ, thế mới thấy thương những người ngoại tỉnh ngày nào cũng hoang mang mất ăn mất ngủ. Thằng cháu chị tối 19 nó còn không ngủ tí nào, vào mạng, vào web của trường, rồi check các forum, xem có bất kỳ thông tin gì liên quan điểm chuẩn không".
Có thể nói đây là tình trạng rớt nước mắt không hề hiếm gặp ở kì thi THPT Quốc gia "cải cách" năm 2015 của Bộ GD-ĐT. Những ngày áp chót của đợt xét tuyển ĐH-CĐ 2015, đông đảo thí sinh và phụ huynh đổ xô về các trường để rút và nộp, tìm kiếm một cơ hội vào giảng đường đại học. Trải qua gần 20 ngày đêm tất tả ngược xuôi để gửi gắm nguyện vọng vào từng hồ sơ nộp vào các trường ĐH-CĐ, thí sinh và người nhà lại phải thấp thỏm đợi chờ kết quả từng ngày, kịp thời bổ sung, đưa ra quyết định "tháo chạy" từ cơ sở này - đổ xô vào cơ sở khác. Cuộc đua tìm kiếm một suất vào đại học khắc nghiệt và ít nhiều may rủi không kém gì cuộc lai kinh ứng thí trong kì thi THPT quốc gia trước đó hồi đầu tháng 7.
Và cuộc đua vẫn chưa dừng lại...
Câu chuyện được chị H. - người cô của thí sinh này chia sẻ. Trong suốt thời gian 20 ngày đánh vật với đợt xét tuyển lần 1, chị cùng cháu và gia đình đã phải trải qua thời gian vô cùng khó khăn, gian nan.
Chị cho biết, cháu chị - em T. có học lực khá, thi được 26,5 và nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Dược Hà Nội. Ban đầu, T. xếp ở vị trí 380/500 và cho đến ngày hôm qua (20/8), hồ sơ của em vẫn nằm trong danh sách an toàn ở top 500. Tuy nhiên đến 4h chiều, sau khi nhà trường thông báo lấy 26,75, do thiếu đúng 0,25 điểm, T. cùng gia đình lại vội vàng lao vào, phải nhờ cả những người quen là sinh viên đi cùng hỗ trợ, người đi hỏi, người đi rút, rồi cuối cùng cũng rút được hồ sơ ra.
Từ Đại học Dược lao xuống Học viện Quân y, chỉ kịp nhét vào trước giờ "khai tử". Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa biết đỗ hay không, vì trường quân y còn phải xét học bạ dựa trên điểm của 5 kỳ và qua nhiều công đoạn xét tuyển phức tạp khác. Hiện tại, hồ sơ của em mới lọt vào danh sách được xét điểm học bạ, còn có đỗ hay không thì chưa biết.
Trong ngày cuối cùng của đợt xét tuyển đại học lần 1, hàng vạn phụ huynh và thí sinh vào cuộc chạy đua rút, nộp hồ sơ.
"Nó mà trượt thì nó đau lòng lắm, vì chỉ thích học ngành dược. Trượt cũng không học nguyện vọng 2, nó bảo sang năm thi tiếp, vì nguyện vọng 2 toàn trường không phù hợp nên có nguy cơ phải ở lại thêm 1 năm là cao. Nhà mình ở Hà Nội mà thế, người khác ở các tỉnh, lại còn không có mạng internet, còn khổ nữa. Nên quyết định rút ngay, những thí sinh điểm cao thì không nỡ nộp các trường thấp, Học viện Quân y cũng toàn thí sinh điểm cao, trên 25, 26 nên cơ hội gần như rất mong manh", chị H. tâm sự.
Cũng theo chị H., những ngày qua, không chỉ là những ngày cực kì khó khăn với riêng em T. mà còn của cả gia đình chị. Tất cả đều tạm gác lại công việc, lao tâm khổ tứ, dồn toàn tâm toàn lực để theo sát từng diễn biến cuộc thi với hy vọng không để con em mình bị lỡ dù chỉ một giây.
Gần 20 ngày sau khi nộp hồ sơ xét tuyển cũng là chừng ấy thời gian thí sinh và phụ huynh "phải uống thuốc trợ tim": "Hôm qua sau khi nộp được hồ sơ ở trường quân y, về cả nhà thở phào nhẹ nhõm, vì cũng nhét được hồ sơ vào dù chưa biết đỗ hay không. Nó đi nộp hồ sơ hôm 2/8, 18 ngày thấp thỏm, ngày nào cũng ôm máy tính truy cập danh sách, check liên tục. Sáng hôm qua 7h đã ra khỏi nhà, lên trường Dược ngồi đợi cập nhật danh sách, cả nhà ở nhà cập nhật web của trường nhưng cả ngày web không vào được. Tối qua (20/8), chỉ có nộp được hồ sơ sang Học viện Quân y thôi mà cảm giác như đỗ, giờ lại phải chờ tiếp xem xét tuyển thế nào", chị H. rớt nước mắt kể lại những ngày tháng khổ sở vừa qua mà chị cũng như người cháu và gia đình phải chịu đựng.
Nhiều phụ huynh đã phải bật khóc khi đợt xét tuyển khép lại và chứng kiến cảnh hồ sơ của con mình bị đẩy ra vào phút chót - (Ảnh: Vietnamplus)
Theo chị H. chia sẻ, mặc dù là thí sinh ở Hà Nội, nhưng nhà T. cách trường 40km, phải ở nhờ nhà chị những ngày vừa qua để tranh thủ thời gian. Nhà chị cũng lo cơm nước y như hôm thi THPT đợt tháng 7 vừa qua.
"Ngày nào cũng nghe điện thoại bố mẹ nó gọi. Tối qua, chỉ có nộp được hồ sơ thôi mà từ lúc 17h đến đêm, hết người này gọi người kia gọi rồi hỏi cập nhật được danh sách chưa, nay bảo phải xét tuyển, thì lại hồi hộp chờ lúc rút ở trường Dược chỉ mong muốn duy nhất là nộp được vào trường quân y không cần biết đỗ hay không. Đến tôi đi làm cũng mỗi ngày phải vào web của trường 3 lần cập nhật".
"Hôm qua, lúc 17h bảo nộp được hồ sơ rồi mà mừng hơn bắt được vàng. Bình thường con cháu người ta chỉ mất 3 ngày lo thi đằng này mất những 20 ngày. Thằng cháu chị nó ở nhờ nhà chị, chứ mà phải đi thuê nhà, rồi không quen thuộc dường phố, thì khổ, thế mới thấy thương những người ngoại tỉnh ngày nào cũng hoang mang mất ăn mất ngủ. Thằng cháu chị tối 19 nó còn không ngủ tí nào, vào mạng, vào web của trường, rồi check các forum, xem có bất kỳ thông tin gì liên quan điểm chuẩn không".
Có thể nói đây là tình trạng rớt nước mắt không hề hiếm gặp ở kì thi THPT Quốc gia "cải cách" năm 2015 của Bộ GD-ĐT. Những ngày áp chót của đợt xét tuyển ĐH-CĐ 2015, đông đảo thí sinh và phụ huynh đổ xô về các trường để rút và nộp, tìm kiếm một cơ hội vào giảng đường đại học. Trải qua gần 20 ngày đêm tất tả ngược xuôi để gửi gắm nguyện vọng vào từng hồ sơ nộp vào các trường ĐH-CĐ, thí sinh và người nhà lại phải thấp thỏm đợi chờ kết quả từng ngày, kịp thời bổ sung, đưa ra quyết định "tháo chạy" từ cơ sở này - đổ xô vào cơ sở khác. Cuộc đua tìm kiếm một suất vào đại học khắc nghiệt và ít nhiều may rủi không kém gì cuộc lai kinh ứng thí trong kì thi THPT quốc gia trước đó hồi đầu tháng 7.
Và cuộc đua vẫn chưa dừng lại...
Theo Tri Thức Trẻ