Anh Man kể lại: “Sáng sớm 3/9, sau ngày nghỉ lễ, khi tôi lên cơ quan thì bảo vệ tòa nhà gọi tôi, chỉ hai bạn trẻ mặc bộ đồ (như trong hình) đã nhiều ngày trời. Người hôi hám và bẩn thỉu, vẻ mệt mỏi lo lắng hiện nguyên trên khuôn mặt của các em. Hai cậu ấy kêu đói vì đã hai ngày nay không được ăn, tiền không một xu dính túi. Tôi đi mua một túi bánh và hai quả trứng, lấy hai chai nước của cơ quan đưa các em dùng tạm”.
Câu chuyện được mở đầu với câu hỏi đầy lo lắng của hai bạn trẻ: “Về Việt Nam cháu có phải nộp tiền phạt không chú? Nếu phải nộp phạt thì chú cho bọn cháu đi tù. Vì nhà chúng cháu còn phải chạy ăn từng bữa, không có tiền nộp đâu”.
Qua lời kể của hai thanh niên, một trong số đó là Lâm Văn Thiện sinh ngày 15/5/1993, dân tộc Tày (hộ khẩu thường trú Nà Sáng, Minh Sơn, Bắc Mê, Hà Giang). Cha đẻ của Thiện là Lâm Văn Thắng, còn mẹ là Nguyễn Thị Đinh, Thiện có em trai Lâm Văn Lương. Nhà Thiện làm nông nghiệp, quanh năm chạy ăn theo bữa nên cậu chỉ học đến hết lớp 9 rồi nghỉ học. Nói là học hết lớp 9 phổ thông để "gọi là", chứ khi làm việc với cán bộ TLSQ, Thiện và Luân không viết nổi nên câu nên chữ. Thậm chí, Thiện chỉ có thể ký tên mình lên bản tường trình.
Còn cậu thanh niên nhìn mặt non hơn Thiện một chút có tên đầy đủ là Nguyễn Văn Luân, sinh ngày 2/7/1996, dân tộc Tày (địa chỉ thường trú Xã Mậu Long, Huyện Yên Minh, Hà Giang). Bố Luân tên Nguyễn Thanh Phiền, mẹ là bà Nguyễn Thị Tiều. Gia cảnh chỉ làm nông, hết sức khó khăn. Đã vậy, nhà Luân có đến 6 anh chị em, Luân là con út. Luân đi học đến giữa lớp 7 thì bỏ học ở nhà làm nông nghiệp giúp gia đình. Em chỉ đọc hiểu và viết được chút tiếng Việt, biết nói một ít tiếng Trung Quốc sau nhiều năm bôn ba ở vùng biên giới.
Thiện cho biết tại Việt Nam, cậu làm thợ đóng gạch, sơn tường cho ông chủ tên Đảng (quê Thanh Hoá) từ tháng 10/2014 tới trước Tết âm lịch thì nghỉ. Sau đó, cậu về nhà làm nương đến tháng 4/2015 thì tới Mèo Vạc chơi với Luân.
Bị lừa bán sang Trung Quốc làm lao động chân tay
Một chiều giữa tháng 4/2015, Thiện và Luân đi chơi có vào quán nước gần Mèo Vạc, tại đây có gặp 3 người đàn ông người Việt Nam không rõ tên tuổi, quê quán đang nói chuyện về một nơi có công việc tốt, lương cao. Hai thanh niên này cũng được nhóm đàn ông trên giới thiệu cho công việc tốt, lương cao, nghe xuôi tai, cả Thiện và Luân đều đồng ý đi theo họ.
Ngay lập tức, 5h chiều hôm đấy, cả Thiện và Luân được 3 người đàn ông đi trên xe hơi 4 chỗ đón họ trở ra cột mốc, Luân đã nhận ra trên Cột mốc là 123 và có 2 loại chữ khác nhau. Tại địa điểm này, hai thanh niên trẻ đều được một người Trung Quốc đi xe hơi 4 chỗ đến đón. Họ chú ý thấy người đàn ông đưa cho nhóm 3 người kia 1 cọc tiền Việt Nam.
Cũng trong khoảng 23h-24h ngày hôm đó, người đàn ông Trung Quốc này đã đưa Thiện và bạn đến 1 nhà nghỉ gần bến xe khách. Thiện cho biết: “Chúng tôi ở nhà nghỉ đến 18h ngày hôm sau thì một đứa trẻ lên phòng gọi chúng tôi dậy. Sau đó, người đàn ông Trung Quốc đưa chúng tôi ra bến xe và cho chúng tôi mỗi người 1 tờ tiền TQ mệnh giá 50. Tại bến xe, một người phụ nữ khoảng 40 tuổi người Trung Quốc chỉ cho chúng tôi lên xe khách.
Đi trên xe khách sau 3 ngày 3 đêm, chúng tôi được thả trên một con đường. Sau đó, 1 con xe 4 chỗ do một người đàn ông TQ lái tới đón chúng tôi, sau 3 tiếng trên xe chúng tôi tới nơi làm việc”.
Nơi làm việc đầu tiên của Thiện và Luân là 1 xưởng sản xuất gạch nằm trong xóm, ngõ ngách cách đường lớn khoảng 3km-4km. Họ được ăn 3 bữa với suất ăn khá eo hẹp và ngủ tại xưởng. Luân kể tỉ mỉ: “Bữa sáng chúng tôi ăn mì, trưa ăn 1 bát cơm gồm rau xanh và 2-3 miếng thịt, bữa tối ăn cơm như bữa trưa. Công việc được chia thành 2 ca, mỗi ca kéo dài 10 đồng hồ và mỗi tháng hưởng 100-150 NDT”.
Tại đây, hai thanh niên trẻ Việt Nam không bị đánh đập, chỉ thỉnh thoảng bị chửi bới. Tuy nhiên, họ đều cho biết không ai quan tâm đến họ ngoài 1 phụ nữ khoảng 60 tuổi thường xuyên nhắc nhở tới giờ ăn, không kẻo hết cơm.
Thời gian ngoài giờ làm việc, hai thanh niên vẫn được đi chơi ngoài chợ bằng xe ôm. Thiện kể: “Đi khoảng 15 phút thì xuống tới chợ, chúng tôi đi cắt tóc, đi ăn uống mua quần áo, vật dụng cá nhân”.
Tuy nhiên, sau 2 tháng thì họ được chuyển sang xưởng thứ 2, cách xưởng cũ 30 phút đi xe máy. Tại xưởng mới, họ làm việc và hưởng chế độ như xưởng cũ. Nhưng chỉ sau 1 tháng, họ bị di chuyển sang xưởng thứ 3. “Ở xưởng thứ 3 này, chúng tôi thấy công việc rất vất vả, lương lại trả ít hơn nên chúng tôi chỉ làm 4, 5 ngày đã nghĩ tới việc bỏ trốn” - Thiện cho biết.
Quá trình trốn khỏi xưởng Trung Quốc của hai thanh niên Việt Nam
Theo như Thiện kể lại tiến trình chạy trốn, cậu cho hay: “Khoảng 18h-19h tại xưởng này, tôi và Luân quyết định bỏ trốn. Chúng tôi đi bộ ra khỏi xưởng, muốn tìm nơi có công an nhờ họ giúp đỡ. Khi chúng tôi đi khỏi xưởng không có ai biết, trong túi 2 đứa còn hơn 100 nhân dân tệ. Trong quá trình lang thang, chúng tôi gặp được người dân giúp đỡ cho ăn uống và tiền bạc. Sau đó, chúng tôi đi lang thang ngoài đường phố và đường rừng gần 1 tuần thì gặp công an.
Tại đồn công an, họ cho chúng tôi 400 NDT và dẫn ra bến xe khách mua vé. Chúng tôi mua vé hết 364 NDT, và lên xe khoảng 18h tối tới 5h sáng hôm sau tới 1 bến xe. Chúng tôi xuống xe và đi tìm công an. Công an ở đây viết cho chúng tôi một giấy chỉ đường tới Tổng Lãnh sự quán Việt Nam”.
Anh Luân cũng cho biết: “Chúng tôi đi bộ tìm đường, trên đường vào một nhà dân xin nước thì được chủ nhà cho nước và một ít tiền. Người phụ nữ đã viết số xe bus và nói chúng tôi ra bến xe ngồi chờ. Ngồi trên xe bus khoảng 1h đồng hồ chúng tôi xuống bến. Tại bến, chúng tôi còn 10 NDT đên dùng tiền thuê một cái xe 3 bánh chở đến Tổng Lãnh sự quán Việt Nam. Khoảng 19h-20h, chúng tôi có mặt tại cửa Tổng Lãnh sự quán. Chúng tôi ngủ tại quảng trường, chờ đến sáng hôm sau vào tầng 1 toà nhà lãnh sứ ngồi chờ và được gặp người của TLSQ, được bố trí ăn, ở và làm thủ tục cho sớm về nước đoàn tụ với gia đình”.
TLSQ đã nhanh chóng hoàn tất thủ tục, đề nghị các cơ quan chức năng hai bên tạo điều kiện, thu xếp để Thiện và Luân về nước trong sáng 7/9. Tối 9/9, cả hai thanh niên đã gọi điện sang thông báo đã về đến nhà an toàn trong niềm hân hoan của cả gia đình.
Cán bộ của TLSQ cũng chia sẻ thêm: “Với đặc thù đường biên giới giữa Việt Nam với Quảng Tây rất dài (gần 700 km), giao lưu qua lại biên giới của công dân hai nước diễn ra khá phức tạp trong hàng chục năm qua nên khối lượng công việc liên quan đến công tác bảo hộ công dân của TLSQ khá lớn. Trong đó, chủ yếu liên quan đến các hoạt động như tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em xuyên biên giới, buôn lậu, đưa người vượt biên trái phép...
Trường hợp của Thiện và Luân chỉ là 1 trong số rất nhỏ các trường hợp TLSQ giải quyết. Chỉ cần nhìn qua con số thống kê trong năm 2014 do TLSQ cung cấp cũng đủ thấy thực tế phức tạp của địa bàn Quảng Tây: Chuyển hồ sơ xác minh nhân thân của gần 700 trường hợp công dân Việt Nam bị chính quyền sở tại bắt giữ, 300 công dân đang thụ án tù, 79 trường hợp bị lừa bán hoặc bị nạn...”.
Được biết, từ đầu năm 2015 đến nay, rất nhiều trường hợp là nạn nhân bị lừa sang làm việc, sau đó bị chủ lao động quỵt tiền. TLSQ đã chuyển về nước hồ sơ hơn 400 trường hợp đề nghị xác minh nhân thân, cấp miễn phí giấy thông hành cho các trường hợp được trao trả về nước.
Cán bộ này chia sẻ, những trường hợp như Thiện - Luân, đầu tiên là nạn nhân của nạn buôn người mà các cơ quan chức năng cả 2 nước Việt - Trung đang rất tích cực phối hợp ngăn chặn và xử lý. Nhưng đồng thời, quan trọng hơn, họ là nạn nhân của sự thiếu hiểu biết, khi mù quáng tin theo những lời dụ dỗ về một công việc đem lại thu nhập cao, để rồi đổi lại một tương lai vô định khi bước chân sang đất khách. Do vậy, công tác giáo dục từ cấp cơ sở tại các địa phương, đặc biệt tại vùng biên giới cũng rất quan trọng để ngăn chặn từ xa nạn buôn người.
Anh Man cũng khẳng định, những điều mà bản thân cũng như các đồng nghiệp tại TLSQ Việt Nam tại Nam Ninh đang làm chỉ là một việc rất nhỏ trong hàng trăm, hàng ngàn công việc mà các cơ quan đại diện trên khắp thế giới đang làm hàng ngày hàng giờ để bảo hộ công dân Việt Nam.
Câu chuyện được mở đầu với câu hỏi đầy lo lắng của hai bạn trẻ: “Về Việt Nam cháu có phải nộp tiền phạt không chú? Nếu phải nộp phạt thì chú cho bọn cháu đi tù. Vì nhà chúng cháu còn phải chạy ăn từng bữa, không có tiền nộp đâu”.
Thiện (bên trái) và Luân (bên phải) tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam.
Qua lời kể của hai thanh niên, một trong số đó là Lâm Văn Thiện sinh ngày 15/5/1993, dân tộc Tày (hộ khẩu thường trú Nà Sáng, Minh Sơn, Bắc Mê, Hà Giang). Cha đẻ của Thiện là Lâm Văn Thắng, còn mẹ là Nguyễn Thị Đinh, Thiện có em trai Lâm Văn Lương. Nhà Thiện làm nông nghiệp, quanh năm chạy ăn theo bữa nên cậu chỉ học đến hết lớp 9 rồi nghỉ học. Nói là học hết lớp 9 phổ thông để "gọi là", chứ khi làm việc với cán bộ TLSQ, Thiện và Luân không viết nổi nên câu nên chữ. Thậm chí, Thiện chỉ có thể ký tên mình lên bản tường trình.
Còn cậu thanh niên nhìn mặt non hơn Thiện một chút có tên đầy đủ là Nguyễn Văn Luân, sinh ngày 2/7/1996, dân tộc Tày (địa chỉ thường trú Xã Mậu Long, Huyện Yên Minh, Hà Giang). Bố Luân tên Nguyễn Thanh Phiền, mẹ là bà Nguyễn Thị Tiều. Gia cảnh chỉ làm nông, hết sức khó khăn. Đã vậy, nhà Luân có đến 6 anh chị em, Luân là con út. Luân đi học đến giữa lớp 7 thì bỏ học ở nhà làm nông nghiệp giúp gia đình. Em chỉ đọc hiểu và viết được chút tiếng Việt, biết nói một ít tiếng Trung Quốc sau nhiều năm bôn ba ở vùng biên giới.
Thiện cho biết tại Việt Nam, cậu làm thợ đóng gạch, sơn tường cho ông chủ tên Đảng (quê Thanh Hoá) từ tháng 10/2014 tới trước Tết âm lịch thì nghỉ. Sau đó, cậu về nhà làm nương đến tháng 4/2015 thì tới Mèo Vạc chơi với Luân.
Bị lừa bán sang Trung Quốc làm lao động chân tay
Một chiều giữa tháng 4/2015, Thiện và Luân đi chơi có vào quán nước gần Mèo Vạc, tại đây có gặp 3 người đàn ông người Việt Nam không rõ tên tuổi, quê quán đang nói chuyện về một nơi có công việc tốt, lương cao. Hai thanh niên này cũng được nhóm đàn ông trên giới thiệu cho công việc tốt, lương cao, nghe xuôi tai, cả Thiện và Luân đều đồng ý đi theo họ.
Ngay lập tức, 5h chiều hôm đấy, cả Thiện và Luân được 3 người đàn ông đi trên xe hơi 4 chỗ đón họ trở ra cột mốc, Luân đã nhận ra trên Cột mốc là 123 và có 2 loại chữ khác nhau. Tại địa điểm này, hai thanh niên trẻ đều được một người Trung Quốc đi xe hơi 4 chỗ đến đón. Họ chú ý thấy người đàn ông đưa cho nhóm 3 người kia 1 cọc tiền Việt Nam.
Cũng trong khoảng 23h-24h ngày hôm đó, người đàn ông Trung Quốc này đã đưa Thiện và bạn đến 1 nhà nghỉ gần bến xe khách. Thiện cho biết: “Chúng tôi ở nhà nghỉ đến 18h ngày hôm sau thì một đứa trẻ lên phòng gọi chúng tôi dậy. Sau đó, người đàn ông Trung Quốc đưa chúng tôi ra bến xe và cho chúng tôi mỗi người 1 tờ tiền TQ mệnh giá 50. Tại bến xe, một người phụ nữ khoảng 40 tuổi người Trung Quốc chỉ cho chúng tôi lên xe khách.
Đi trên xe khách sau 3 ngày 3 đêm, chúng tôi được thả trên một con đường. Sau đó, 1 con xe 4 chỗ do một người đàn ông TQ lái tới đón chúng tôi, sau 3 tiếng trên xe chúng tôi tới nơi làm việc”.
Nơi làm việc đầu tiên của Thiện và Luân là 1 xưởng sản xuất gạch nằm trong xóm, ngõ ngách cách đường lớn khoảng 3km-4km. Họ được ăn 3 bữa với suất ăn khá eo hẹp và ngủ tại xưởng. Luân kể tỉ mỉ: “Bữa sáng chúng tôi ăn mì, trưa ăn 1 bát cơm gồm rau xanh và 2-3 miếng thịt, bữa tối ăn cơm như bữa trưa. Công việc được chia thành 2 ca, mỗi ca kéo dài 10 đồng hồ và mỗi tháng hưởng 100-150 NDT”.
Hai thanh niên bị đưa sang Trung Quốc làm lao động.
Tại đây, hai thanh niên trẻ Việt Nam không bị đánh đập, chỉ thỉnh thoảng bị chửi bới. Tuy nhiên, họ đều cho biết không ai quan tâm đến họ ngoài 1 phụ nữ khoảng 60 tuổi thường xuyên nhắc nhở tới giờ ăn, không kẻo hết cơm.
Thời gian ngoài giờ làm việc, hai thanh niên vẫn được đi chơi ngoài chợ bằng xe ôm. Thiện kể: “Đi khoảng 15 phút thì xuống tới chợ, chúng tôi đi cắt tóc, đi ăn uống mua quần áo, vật dụng cá nhân”.
Tuy nhiên, sau 2 tháng thì họ được chuyển sang xưởng thứ 2, cách xưởng cũ 30 phút đi xe máy. Tại xưởng mới, họ làm việc và hưởng chế độ như xưởng cũ. Nhưng chỉ sau 1 tháng, họ bị di chuyển sang xưởng thứ 3. “Ở xưởng thứ 3 này, chúng tôi thấy công việc rất vất vả, lương lại trả ít hơn nên chúng tôi chỉ làm 4, 5 ngày đã nghĩ tới việc bỏ trốn” - Thiện cho biết.
Quá trình trốn khỏi xưởng Trung Quốc của hai thanh niên Việt Nam
Theo như Thiện kể lại tiến trình chạy trốn, cậu cho hay: “Khoảng 18h-19h tại xưởng này, tôi và Luân quyết định bỏ trốn. Chúng tôi đi bộ ra khỏi xưởng, muốn tìm nơi có công an nhờ họ giúp đỡ. Khi chúng tôi đi khỏi xưởng không có ai biết, trong túi 2 đứa còn hơn 100 nhân dân tệ. Trong quá trình lang thang, chúng tôi gặp được người dân giúp đỡ cho ăn uống và tiền bạc. Sau đó, chúng tôi đi lang thang ngoài đường phố và đường rừng gần 1 tuần thì gặp công an.
Tại đồn công an, họ cho chúng tôi 400 NDT và dẫn ra bến xe khách mua vé. Chúng tôi mua vé hết 364 NDT, và lên xe khoảng 18h tối tới 5h sáng hôm sau tới 1 bến xe. Chúng tôi xuống xe và đi tìm công an. Công an ở đây viết cho chúng tôi một giấy chỉ đường tới Tổng Lãnh sự quán Việt Nam”.
Anh Luân cũng cho biết: “Chúng tôi đi bộ tìm đường, trên đường vào một nhà dân xin nước thì được chủ nhà cho nước và một ít tiền. Người phụ nữ đã viết số xe bus và nói chúng tôi ra bến xe ngồi chờ. Ngồi trên xe bus khoảng 1h đồng hồ chúng tôi xuống bến. Tại bến, chúng tôi còn 10 NDT đên dùng tiền thuê một cái xe 3 bánh chở đến Tổng Lãnh sự quán Việt Nam. Khoảng 19h-20h, chúng tôi có mặt tại cửa Tổng Lãnh sự quán. Chúng tôi ngủ tại quảng trường, chờ đến sáng hôm sau vào tầng 1 toà nhà lãnh sứ ngồi chờ và được gặp người của TLSQ, được bố trí ăn, ở và làm thủ tục cho sớm về nước đoàn tụ với gia đình”.
TLSQ đã nhanh chóng hoàn tất thủ tục, đề nghị các cơ quan chức năng hai bên tạo điều kiện, thu xếp để Thiện và Luân về nước trong sáng 7/9. Tối 9/9, cả hai thanh niên đã gọi điện sang thông báo đã về đến nhà an toàn trong niềm hân hoan của cả gia đình.
Cán bộ của TLSQ cũng chia sẻ thêm: “Với đặc thù đường biên giới giữa Việt Nam với Quảng Tây rất dài (gần 700 km), giao lưu qua lại biên giới của công dân hai nước diễn ra khá phức tạp trong hàng chục năm qua nên khối lượng công việc liên quan đến công tác bảo hộ công dân của TLSQ khá lớn. Trong đó, chủ yếu liên quan đến các hoạt động như tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em xuyên biên giới, buôn lậu, đưa người vượt biên trái phép...
Trường hợp của Thiện và Luân chỉ là 1 trong số rất nhỏ các trường hợp TLSQ giải quyết. Chỉ cần nhìn qua con số thống kê trong năm 2014 do TLSQ cung cấp cũng đủ thấy thực tế phức tạp của địa bàn Quảng Tây: Chuyển hồ sơ xác minh nhân thân của gần 700 trường hợp công dân Việt Nam bị chính quyền sở tại bắt giữ, 300 công dân đang thụ án tù, 79 trường hợp bị lừa bán hoặc bị nạn...”.
Được biết, từ đầu năm 2015 đến nay, rất nhiều trường hợp là nạn nhân bị lừa sang làm việc, sau đó bị chủ lao động quỵt tiền. TLSQ đã chuyển về nước hồ sơ hơn 400 trường hợp đề nghị xác minh nhân thân, cấp miễn phí giấy thông hành cho các trường hợp được trao trả về nước.
Cán bộ này chia sẻ, những trường hợp như Thiện - Luân, đầu tiên là nạn nhân của nạn buôn người mà các cơ quan chức năng cả 2 nước Việt - Trung đang rất tích cực phối hợp ngăn chặn và xử lý. Nhưng đồng thời, quan trọng hơn, họ là nạn nhân của sự thiếu hiểu biết, khi mù quáng tin theo những lời dụ dỗ về một công việc đem lại thu nhập cao, để rồi đổi lại một tương lai vô định khi bước chân sang đất khách. Do vậy, công tác giáo dục từ cấp cơ sở tại các địa phương, đặc biệt tại vùng biên giới cũng rất quan trọng để ngăn chặn từ xa nạn buôn người.
Anh Man cũng khẳng định, những điều mà bản thân cũng như các đồng nghiệp tại TLSQ Việt Nam tại Nam Ninh đang làm chỉ là một việc rất nhỏ trong hàng trăm, hàng ngàn công việc mà các cơ quan đại diện trên khắp thế giới đang làm hàng ngày hàng giờ để bảo hộ công dân Việt Nam.
Theo Trí thức trẻ