Hóa chất hô biến mít chín “siêu tốc” bán tràn lan trên thị trường
Có mặt tại chợ Đồng Xuân – thủ phủ của các loại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội, tìm đến những cửa hàng bán đồ khô, hóa chất để tìm hiểu về các loại thuốc kích thích quả chín. Chúng tôi dễ dàng quan sát thấy những can nhựa chứa các loại hóa chất có đủ màu sắc với nhãn mác ghi rõ tên dùng cho từng loại trái cây được đặt xen kẽ trên những gian hàng.
Theo một chủ cửa hàng cho biết, loại thuốc này được nhập về từ Trung Quốc với giá 10 đến 15 ngàn đồng/lọ. "Trước đây thuốc này phải lên tận cửa khẩu để mua còn bây giờ ra các hiệu thuốc bảo vệ thực vật là có thể mua được. Đây là loại hoá chất độc hại, bị cấm sử dụng nên khi mua về dùng phải cẩn thận, để công an, quản lý thị trường phát hiện là họ xử phạt liền", người này cho biết.
Từ những thông tin của chủ cửa hàng này, chúng tôi tìm đến một số gian hàng bán thuốc bảo vệ thực vật để ghi nhận. Tại đây, không khó để tìm mua được các loại hóa chất “thúc” hoa quả chín nhanh. Loại thuốc này chỉ một liều lượng rất nhỏ cũng đủ “hô biến” các loại hoa quả nói chung, mít nói riêng từ non, xanh, nhạt thành chín, ngọt, màu sắc bắt mắt.
Chủ cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật tên T. ở Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, các loại hóa chất thúc quả chín nhanh đa dạng cả về mẫu mã, chủng loại nhưng ưa chuộng sử dụng hơn cả là loại hóa chất có xuất xứ từ Trung Quốc vì vừa rẻ, nhanh chín lại dùng rất dễ. Theo tiết lộ của người này thì khách hàng hay mua loại hóa chất này chủ yếu là những chủ vựa chuyên bán các loại trái cây như : mít, chuối. Đặc biệt những người bán mít thường ưa chuộng loại hóa chất có xuất xứ từ Trung Quốc màu trắng, giá bán 10 ngàn đồng/gói. Theo quảng cáo của người này thì những quả mít dù xanh đến đâu chỉ cẩn phết một chút thuốc này vào cuống là ngày hôm sau quả đã có mùi thơm, các múi chín vàng, ngon ngọt. Những lái buôn với số lượng lớn rất chuộng dùng loại này vì chỉ với khoảng 100.000 đồng tiền thuốc sẽ sử dụng được cho vài tấn mít, vừa tiết kiệm thời gian, công sức vừa có thể tiêu thụ ngay ngày hôm sau với giá “lời” nhất.
Vỏ xanh non nhưng ruột chín vàng
Thời gian gần đây, người tiêu dùng nơm nớp lo sợ vì rất nhiều loại trái cây đang bán trên thị trường bị ép chín bằng hóa chất lạ.
Dạo một vòng quanh TP. Hà Nội, không khó để mua được những trái mít chín trái mùa với giá “siêu rẻ”, dao động từ 12.000 đồng/kg đến 20.000 đồng/kg đối với mít chưa tách vỏ và giá từ 25.000 đồng/kg đến 30.000 đồng/ kg đối với loại mít đã bóc tách chỉ còn nguyên múi.
Dọc một số tuyến đường như Nguyễn Xiển, Lạc Long Quân, Hồ Tùng Mậu…, các xe bán mít trải dài, bày bán công khai, trông rất bắt mắt, hấp dẫn. Mít bán ở lề đường, bụi bặm là điều không tránh khỏi. Để người mua yên tâm, sau khi cắt đôi quả mít những người bán hàng không quên dùng màng bọc thực phẩm bọc lại hoặc chụp ni lông đối với mít đã bóc tách.
Dừng lại tại một xe bán mít lưu động trên đường Nguyễn Xiển, PV nhanh chóng hỏi mua được vài kg mít với giá 15.000 đồng/ kg. Khi được hỏi về nguồn nhập hàng, người bán đon đả: “Hàng nhà chị nhập tận Tiền Giang đó em, nhà chị có xe, chồng chị lái xe nhập hàng tận vườn nên mới có giá đấy, em cứ thử đi, ngọt lịm luôn”.
Khi hỏi vì sao vỏ mít xanh lét mà múi lại có màu vàng ươm, người bán hàng chống chế: “Xanh vỏ, đỏ lòng em ơi. Vỏ nó xanh nhưng múi nó vàng là được. Mà em cũng ăn thử rồi đấy, ngọt lịm còn gì. Giờ người ta giấm theo cách mới, ai còn giấm kiểu truyền thống như đóng nõ, phơi nắng, bôi vôi đầu cuống… đâu. Ngày trước giấm vậy nên vỏ nó mới chuyển sang thâm, chứ giờ vỏ thâm bán ai mua. Mà mít này mít giống mới, vỏ nó màu khác, cũng chả có gai góc gì cả, múi thì to, ăn ngon, bán dễ. Ngày nào chạy hàng chị bán hết veo gần tạ chứ không ít đâu”.
Theo một người bán mít rong quê ở Nam Định tiết lộ thì cách giấm “mới” mà người bán hàng nhắc đến đó chính là cách “bơm” trực tiếp hóa chất vào trong trái. Chỉ trong vòng 24h, mít non, vỏ cứng, chưa có mùi thơm đồng loạt thành mít chín “hảo hạng”. Các loại chất này còn có khả năng đánh lừa vị giác và tạo cảm giác ngon miệng cho người sử dụng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng, khiến họ đối mặt với một loạt nguy cơ: nhẹ thì nôn nao, khó chịu, nặng hơn là ngộ độc, nhiễm độc, tổn thương các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Sinh học - Công nghệ Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Việc sử dụng các biện pháp ép chín trái cây hiện nay là khá phổ biến. Vì vậy, người tiêu dùng cần tỉnh táo lựa chọn trái cây an toàn ở cửa hàng uy tín, theo kinh nghiệm của chính mình để mua được những sản phẩm chất lượng” .
Theo ông Thịnh, nhận diện mít tẩm thuốc khá đơn giản, chỉ cần lưu tâm một chút là người tiêu dùng hoàn toàn có thể biết mít có tẩm thuốc hay không: Kiểm tra kỹ vỏ ngoài quả mít vì mít có vỏ dầy, nếu muốn tác động vào loại quả này để làm chín, thường người ta phải “đục, khoét” trái. Vì vậy, người mua cần tránh chọn những quả đã có dấu hiệu đục, khoét; miếng mít cắn ra cảm giác sượng, có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít, do tác động của thuốc; mít chín ép không có mùi thơm, màu vàng đều nhau; gai mít nhọn, cứng và dày… Tránh mua các loại mít rẻ, bày bán tràn lan và không đảm bảo vệ sinh. Hãy là người tiêu dùng thông thái để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình.
Có mặt tại chợ Đồng Xuân – thủ phủ của các loại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội, tìm đến những cửa hàng bán đồ khô, hóa chất để tìm hiểu về các loại thuốc kích thích quả chín. Chúng tôi dễ dàng quan sát thấy những can nhựa chứa các loại hóa chất có đủ màu sắc với nhãn mác ghi rõ tên dùng cho từng loại trái cây được đặt xen kẽ trên những gian hàng.
Theo một chủ cửa hàng cho biết, loại thuốc này được nhập về từ Trung Quốc với giá 10 đến 15 ngàn đồng/lọ. "Trước đây thuốc này phải lên tận cửa khẩu để mua còn bây giờ ra các hiệu thuốc bảo vệ thực vật là có thể mua được. Đây là loại hoá chất độc hại, bị cấm sử dụng nên khi mua về dùng phải cẩn thận, để công an, quản lý thị trường phát hiện là họ xử phạt liền", người này cho biết.
Từ những thông tin của chủ cửa hàng này, chúng tôi tìm đến một số gian hàng bán thuốc bảo vệ thực vật để ghi nhận. Tại đây, không khó để tìm mua được các loại hóa chất “thúc” hoa quả chín nhanh. Loại thuốc này chỉ một liều lượng rất nhỏ cũng đủ “hô biến” các loại hoa quả nói chung, mít nói riêng từ non, xanh, nhạt thành chín, ngọt, màu sắc bắt mắt.
Một số loại hóa chất dùng để thúc trái cây chín nhanh.
Chủ cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật tên T. ở Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, các loại hóa chất thúc quả chín nhanh đa dạng cả về mẫu mã, chủng loại nhưng ưa chuộng sử dụng hơn cả là loại hóa chất có xuất xứ từ Trung Quốc vì vừa rẻ, nhanh chín lại dùng rất dễ. Theo tiết lộ của người này thì khách hàng hay mua loại hóa chất này chủ yếu là những chủ vựa chuyên bán các loại trái cây như : mít, chuối. Đặc biệt những người bán mít thường ưa chuộng loại hóa chất có xuất xứ từ Trung Quốc màu trắng, giá bán 10 ngàn đồng/gói. Theo quảng cáo của người này thì những quả mít dù xanh đến đâu chỉ cẩn phết một chút thuốc này vào cuống là ngày hôm sau quả đã có mùi thơm, các múi chín vàng, ngon ngọt. Những lái buôn với số lượng lớn rất chuộng dùng loại này vì chỉ với khoảng 100.000 đồng tiền thuốc sẽ sử dụng được cho vài tấn mít, vừa tiết kiệm thời gian, công sức vừa có thể tiêu thụ ngay ngày hôm sau với giá “lời” nhất.
Vỏ xanh non nhưng ruột chín vàng
Thời gian gần đây, người tiêu dùng nơm nớp lo sợ vì rất nhiều loại trái cây đang bán trên thị trường bị ép chín bằng hóa chất lạ.
Dạo một vòng quanh TP. Hà Nội, không khó để mua được những trái mít chín trái mùa với giá “siêu rẻ”, dao động từ 12.000 đồng/kg đến 20.000 đồng/kg đối với mít chưa tách vỏ và giá từ 25.000 đồng/kg đến 30.000 đồng/ kg đối với loại mít đã bóc tách chỉ còn nguyên múi.
Mít được bán trên khắp các con phố của Hà Nội, tuy nhiên người tiêu dùng không khỏi lo ngại về các hoá chất thúc chín mít.
Dọc một số tuyến đường như Nguyễn Xiển, Lạc Long Quân, Hồ Tùng Mậu…, các xe bán mít trải dài, bày bán công khai, trông rất bắt mắt, hấp dẫn. Mít bán ở lề đường, bụi bặm là điều không tránh khỏi. Để người mua yên tâm, sau khi cắt đôi quả mít những người bán hàng không quên dùng màng bọc thực phẩm bọc lại hoặc chụp ni lông đối với mít đã bóc tách.
Dừng lại tại một xe bán mít lưu động trên đường Nguyễn Xiển, PV nhanh chóng hỏi mua được vài kg mít với giá 15.000 đồng/ kg. Khi được hỏi về nguồn nhập hàng, người bán đon đả: “Hàng nhà chị nhập tận Tiền Giang đó em, nhà chị có xe, chồng chị lái xe nhập hàng tận vườn nên mới có giá đấy, em cứ thử đi, ngọt lịm luôn”.
Khi hỏi vì sao vỏ mít xanh lét mà múi lại có màu vàng ươm, người bán hàng chống chế: “Xanh vỏ, đỏ lòng em ơi. Vỏ nó xanh nhưng múi nó vàng là được. Mà em cũng ăn thử rồi đấy, ngọt lịm còn gì. Giờ người ta giấm theo cách mới, ai còn giấm kiểu truyền thống như đóng nõ, phơi nắng, bôi vôi đầu cuống… đâu. Ngày trước giấm vậy nên vỏ nó mới chuyển sang thâm, chứ giờ vỏ thâm bán ai mua. Mà mít này mít giống mới, vỏ nó màu khác, cũng chả có gai góc gì cả, múi thì to, ăn ngon, bán dễ. Ngày nào chạy hàng chị bán hết veo gần tạ chứ không ít đâu”.
Theo một người bán mít rong quê ở Nam Định tiết lộ thì cách giấm “mới” mà người bán hàng nhắc đến đó chính là cách “bơm” trực tiếp hóa chất vào trong trái. Chỉ trong vòng 24h, mít non, vỏ cứng, chưa có mùi thơm đồng loạt thành mít chín “hảo hạng”. Các loại chất này còn có khả năng đánh lừa vị giác và tạo cảm giác ngon miệng cho người sử dụng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng, khiến họ đối mặt với một loạt nguy cơ: nhẹ thì nôn nao, khó chịu, nặng hơn là ngộ độc, nhiễm độc, tổn thương các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Sinh học - Công nghệ Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Việc sử dụng các biện pháp ép chín trái cây hiện nay là khá phổ biến. Vì vậy, người tiêu dùng cần tỉnh táo lựa chọn trái cây an toàn ở cửa hàng uy tín, theo kinh nghiệm của chính mình để mua được những sản phẩm chất lượng” .
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh.
Theo ông Thịnh, nhận diện mít tẩm thuốc khá đơn giản, chỉ cần lưu tâm một chút là người tiêu dùng hoàn toàn có thể biết mít có tẩm thuốc hay không: Kiểm tra kỹ vỏ ngoài quả mít vì mít có vỏ dầy, nếu muốn tác động vào loại quả này để làm chín, thường người ta phải “đục, khoét” trái. Vì vậy, người mua cần tránh chọn những quả đã có dấu hiệu đục, khoét; miếng mít cắn ra cảm giác sượng, có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít, do tác động của thuốc; mít chín ép không có mùi thơm, màu vàng đều nhau; gai mít nhọn, cứng và dày… Tránh mua các loại mít rẻ, bày bán tràn lan và không đảm bảo vệ sinh. Hãy là người tiêu dùng thông thái để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình.
Theo Trí thức trẻ