Thay vì có một cuộc sống ấm no bên gia đình, được đến trường đi học thì hàng ngàn đứa trẻ ở Bangladesh phải gắn cuộc sống của mình tại những xưởng sản xuất quần áo nhem nhuốc, luôn rình rập những nguy hiểm.
Tại Bangladesh, có khoảng 7000 nhà máy không bị chính quyền kiểm soát về mức độ an toàn. Các tòa nhà không có lối thoát hiểm khẩn cấp, không có kế hoạch chữa cháy nổ an toàn, thậm chí là không có bình chữa cháy.
Với khối lượng công việc khổng lồ, hàng ngàn đứa trẻ chỉ có thể ăn uống, tắm rửa và ngủ bên trong nhà máy với khoảng thời gian 12 tiếng trong một tuần.
Bên trong một xưởng may tồi tàn, nhem nhuốc ở Bangladesh.
Công nhân làm việc ở đây đa phần là trẻ em.
Công nhân làm việc ở đây đa phần là trẻ em.
Do khối lượng công việc quá lớn, các em tắm rửa, ăn uống và nghỉ ngơi ngay
tại bên trong nhà máy.
tại bên trong nhà máy.
Có khoảng 1 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 10 – 14 làm việc tại các xưởng sản xuất
quần áo ở Bangladesh, theo số liệu của tổ chức UNICEF.
quần áo ở Bangladesh, theo số liệu của tổ chức UNICEF.
Một bảng điện nhem nhuốc, mất an toàn tại một xưởng sản xuất. Theo điều tra,
đa phần các xưởng may ở đây đều có hệ thống dây điện và chữa cháy thiếu an toàn,
nguy hiểm luôn rình rập.
đa phần các xưởng may ở đây đều có hệ thống dây điện và chữa cháy thiếu an toàn,
nguy hiểm luôn rình rập.
Claudio Montesano Casillas, một nhiếp ảnh gia đã rong ruổi khắp các xưởng sản xuất ở Bangladesh để ghi lại những khoảnh khắc chân thực mà đầy xót xa về những đứa trẻ đang phải gồng mình làm việc ở đây.
Nhiếp ảnh gia cho biết: “Bên trong các nhà máy, những đứa trẻ ở đây phải làm việc từ 6 ngày đến 6 ngày rưỡi trong một tuần, bắt đầu lúc bình minh và kết thúc khi mặt trời đã lặn. Các em chỉ nhận được đồng lương dưới mức tối thiểu. Các em đa phần đến từ các vùng quê hẻo lánh, mong muốn đến thành phố để tìm việc làm và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Tuy nhiên, cuộc sống của các em chỉ tồn tại hai chữ “làm việc”. Không tương lai, sức khỏe bị hao mòn, thần chết luôn rình rập đó là những điều mà trẻ em ở nơi đây phải gánh chịu.
Bangladesh là nước xuất khẩu ngành dệt may đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, đã có hơn 1100 người đã thiệt mạng tại một vụ hỏa hoạn xảy ra ở một nhà máy may mặc vào năm 2013, nạn nhân đa phần là phụ nữ và trẻ em. Đây là vụ tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử nước này.
Trẻ em và người lớn ở đây kiếm được ít nhất khoảng 200 nghìn VND và cao nhất là hơn 500 nghìn VND. Với mức lương này, nó còn thấp hơn rất nhiều so với mức lương tối thiểu (hơn 1 triệu VND) dành cho công nhân may xuất khẩu của chính phủ nước này.
Một bé trai làm tại xưởng may quần áo. Công việc hàng ngày của em
là khâu nhãn mác vào các quần jeans.
là khâu nhãn mác vào các quần jeans.
Một nhà may khác nằm ở vùng ngoại ô của Bangladesh.
Trẻ em trong các xưởng may đều không được đi học.
Bởi vì các em chỉ có nửa ngày nghỉ trong một tuần.
Bởi vì các em chỉ có nửa ngày nghỉ trong một tuần.
Đằng sau các nhà máy là sự ô nhiễm trầm trọng. Các hóa chất trong các nhà máy
chảy ra sông ngòi, đe dọa trực tiếp đến đời sống của chính công nhân trong xưởng
may và người dân bên ngoài.
chảy ra sông ngòi, đe dọa trực tiếp đến đời sống của chính công nhân trong xưởng
may và người dân bên ngoài.
Theo Trí Thức Trẻ