Chuyện ông Miura đến Việt Nam mang ý nghĩa tình hữu hảo Việt – Nhật nhiều hơn là chuyên môn. Ai cũng hiểu, đây là một phần của gói hỗ trợ mà LĐBĐ Nhật giúp LĐBĐ Việt Nam, và khi phía bạn đã cử đích danh Miura đến xứ ta “truyền đạo” thì VFF cũng chẳng mặt mũi nào chối từ.
HLV Miura có những con số thống kê ấn tượng hơn Calisto nhưng thành tích mang về không thể so sánh với chiến lược gia Bồ Đào Nha (thống kê đến trước giải U23 châu Á). Đồ họa: Tuấn Dũng
Khi VFF đặt bút ký hợp đồng với Miura, nhiều thành viên của tổ chức quản lý bóng đá Việt thậm chí còn chưa biết thuyền trưởng mới của các đội tuyển là ai, thành tích thế nào. Đơn giản là vì tra Google… không thấy.
Mãi sau này, người ta mới tá hoả khi nghe ông Lê Thuỵ Hải kể chuyện nhân chuyến sang Nhật Bản mà thăm dò “tung tích” Miura. Vị HLV đang nắm cả ĐTQG lẫn U23 VN hoá ra chỉ là một bình luận viên sau những thất bại liên tiếp với nghiệp cầm quân.
Thôi thì anh hùng không cần xuất xứ. Miura, ngày đến Việt Nam, đã tạo ra những dấu ấn phải nói là hào sảng. Giải đấu đầu tiên của ông là Asian Games 2014, nơi những cầu thủ trẻ hưng phấn với thầy mới và cay cú cần khẳng định trước đàn em U19, đã có một giải đấu ngoài tưởng tượng.
Sau khi khép lại hành trình ở Asian Games 2014, HLV Miura được kỳ vọng sẽ vực dậy bóng đá Việt Nam.
Nhưng sau bước khởi đầu oanh liệt, “chân tướng” của ông Miura cũng rất nhanh bị phơi bày. Các nhà chuyên môn đủ nhạy cảm để nhận ra, ông chẳng có “bài vở” gì đáng kể, mà ngược lại, còn mang đến bao nhiêu điều trái khoáy.
Điểm bất bình thường đặc trưng nhất của Miura là xoay tua, thử nghiệm. Ông xoay tua băng đội trưởng, thử nghiệm tất cả các vị trí được gọi lên tuyển. Cuộc thử nghiệm ấy không bao giờ có điểm dừng, nó kéo dài xuyên suốt quá trình chuẩn bị, giao hữu cho đến khi vào giải chính. AFF Cup 2014, vòng loại U23 châu Á, SEA Games 2015 và cả vòng loại kép World Cup – Asian Cup, tất cả đều bị Miura dồn vào guồng quay thử đầy bất ổn.
Miura là một người Nhật, ông kỷ luật, khuôn mẫu – điều ấy chẳng có gì sai, thậm chí nó còn cần thiết đối với phần đông cầu thủ Việt Nam. Nhưng ông lại cứng nhắc và bảo thủ, đặc biệt là bảo thủ với triết lý lệch lạc, xa vời.
Miura thích sử dụng bóng dài và bổng. Ông cũng thích các cầu thủ xung trận máu lửa, lao vào các điểm nóng để va chạm, tranh chấp… Ông học được điều này ở… trời Âu, nơi các đội bóng muốn tận dụng tối đa tốc độ dựa trên nền tảng thể hình, thể lực.
Tiếc cho ông, ông làm việc với những người Việt Nam thấp bé. Họ không quen, và cũng không đủ tố chất để thực thi triết lý của ông. Chẳng phải ra châu Á, chỉ cần đối chọi với những đội bóng Đông Nam Á “dày cơm” và đá rát như Myanmar hay Malaysia, chiến lược của Miura đã thất bại tan tành.
ĐT Việt Nam từng nhiều lần thua trận trước người Thái. Tuy nhiên, dưới thời HLV Miura, những trận thua đó trở nên xấu xí trong mắt người hâm mộ.
Dĩ nhiên, HLV nào cũng không tránh khỏi những thất bại. Nhưng cái cách thất bại của Miura khiến người hâm mộ Việt Nam phẫn nộ. Một lần, vài lần, nhưng đến hàng chục lần, lại kéo dài liên tục như thời gian gần đây thì sức chịu đựng có lẽ là đã đến giới hạn của nó.
ĐTVN thua Thái Lan, không có gì lạ. Nhưng chưa khi nào cảm giác thua lại tủi hổ và cam chịu như 2 trận Miura cầm quân ở vòng loại World Cup. Một cách đá xấu xí, vô vọng, và thô thiển đến mức bị đem ra làm trò cười trong những clip hài bóng đá.
U23 VN ra sân chơi châu lục, giải U23 châu Á, chuyện thắng thua không còn đặt nặng. Nhưng chính ông Miura lại “lên giây cót” bằng cách đặt chỉ tiêu vượt qua vòng bảng vào tứ kết.
Sự hô hào khiên cưỡng ấy của ông trở thành lố bịch, nếu nhìn vào những gì U23 VN thể hiện. Các chuyên gia nhận định, 2 thất bại trước U23 Jordan và Australia cho thấy trách nhiệm lớn của HLV Miura trong quá trình chuẩn bị, khi các cầu thủ của chúng ta yếu cả về thể lực lẫn tâm lý và toàn để thua sau những sai lầm.
Trước sức ép từ dư luận, HLV Miura sẽ từ chức hay chờ tới tháng 4/2016 - khi hết hạn hợp đồng?
Giải đấu của U23 VN còn một trận cuối cùng gặp U23 UAE, nhưng kết quả có lẽ không còn ý nghĩa gì với tương lai của Miura. Hợp đồng của ông sẽ đáo hạn vào tháng 4, và nhiều người đã hình dung ra viễn cảnh ông sẽ được… nghỉ Tết luôn.
Lúc này, những người quyết định đưa Miura đến Việt Nam là Chủ tịch Lê Hùng Dũng và Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn cũng đã không còn bênh vực “quà viện trợ” từ phía Nhật. Trong khi đó, Phó Chủ tịch VFF, bầu Đức, đại diện cho tiếng nói của người hâm mộ, đã quyết tâm sa thải Miura từ rất lâu.
Bầu Đức có phần nghiệt ngã, nhưng ông không phải là không có lý. Từ khi Miura lên ngồi ghế HLV, lối chơi của các cầu thủ HA.GL, niềm hy vọng mang Vàng SEA Games 2017 về cho đất nước, gần như bị rơi vào quên lãng. Ông Miura nếu không loại bỏ các cầu thủ HA.GL thì cũng bó buộc họ vào một thứ bóng đá vô cảm, cơ bắp, qua đó làm cho họ cùn mòn cả trình độ lẫn niềm tin mỗi khi lên tuyển.
Có lẽ vậy đã là quá đủ…
HLV Miura có những con số thống kê ấn tượng hơn Calisto nhưng thành tích mang về không thể so sánh với chiến lược gia Bồ Đào Nha (thống kê đến trước giải U23 châu Á). Đồ họa: Tuấn Dũng
Khi VFF đặt bút ký hợp đồng với Miura, nhiều thành viên của tổ chức quản lý bóng đá Việt thậm chí còn chưa biết thuyền trưởng mới của các đội tuyển là ai, thành tích thế nào. Đơn giản là vì tra Google… không thấy.
Mãi sau này, người ta mới tá hoả khi nghe ông Lê Thuỵ Hải kể chuyện nhân chuyến sang Nhật Bản mà thăm dò “tung tích” Miura. Vị HLV đang nắm cả ĐTQG lẫn U23 VN hoá ra chỉ là một bình luận viên sau những thất bại liên tiếp với nghiệp cầm quân.
Thôi thì anh hùng không cần xuất xứ. Miura, ngày đến Việt Nam, đã tạo ra những dấu ấn phải nói là hào sảng. Giải đấu đầu tiên của ông là Asian Games 2014, nơi những cầu thủ trẻ hưng phấn với thầy mới và cay cú cần khẳng định trước đàn em U19, đã có một giải đấu ngoài tưởng tượng.
Sau khi khép lại hành trình ở Asian Games 2014, HLV Miura được kỳ vọng sẽ vực dậy bóng đá Việt Nam.
Nhưng sau bước khởi đầu oanh liệt, “chân tướng” của ông Miura cũng rất nhanh bị phơi bày. Các nhà chuyên môn đủ nhạy cảm để nhận ra, ông chẳng có “bài vở” gì đáng kể, mà ngược lại, còn mang đến bao nhiêu điều trái khoáy.
Điểm bất bình thường đặc trưng nhất của Miura là xoay tua, thử nghiệm. Ông xoay tua băng đội trưởng, thử nghiệm tất cả các vị trí được gọi lên tuyển. Cuộc thử nghiệm ấy không bao giờ có điểm dừng, nó kéo dài xuyên suốt quá trình chuẩn bị, giao hữu cho đến khi vào giải chính. AFF Cup 2014, vòng loại U23 châu Á, SEA Games 2015 và cả vòng loại kép World Cup – Asian Cup, tất cả đều bị Miura dồn vào guồng quay thử đầy bất ổn.
Miura là một người Nhật, ông kỷ luật, khuôn mẫu – điều ấy chẳng có gì sai, thậm chí nó còn cần thiết đối với phần đông cầu thủ Việt Nam. Nhưng ông lại cứng nhắc và bảo thủ, đặc biệt là bảo thủ với triết lý lệch lạc, xa vời.
Miura thích sử dụng bóng dài và bổng. Ông cũng thích các cầu thủ xung trận máu lửa, lao vào các điểm nóng để va chạm, tranh chấp… Ông học được điều này ở… trời Âu, nơi các đội bóng muốn tận dụng tối đa tốc độ dựa trên nền tảng thể hình, thể lực.
Tiếc cho ông, ông làm việc với những người Việt Nam thấp bé. Họ không quen, và cũng không đủ tố chất để thực thi triết lý của ông. Chẳng phải ra châu Á, chỉ cần đối chọi với những đội bóng Đông Nam Á “dày cơm” và đá rát như Myanmar hay Malaysia, chiến lược của Miura đã thất bại tan tành.
ĐT Việt Nam từng nhiều lần thua trận trước người Thái. Tuy nhiên, dưới thời HLV Miura, những trận thua đó trở nên xấu xí trong mắt người hâm mộ.
Dĩ nhiên, HLV nào cũng không tránh khỏi những thất bại. Nhưng cái cách thất bại của Miura khiến người hâm mộ Việt Nam phẫn nộ. Một lần, vài lần, nhưng đến hàng chục lần, lại kéo dài liên tục như thời gian gần đây thì sức chịu đựng có lẽ là đã đến giới hạn của nó.
ĐTVN thua Thái Lan, không có gì lạ. Nhưng chưa khi nào cảm giác thua lại tủi hổ và cam chịu như 2 trận Miura cầm quân ở vòng loại World Cup. Một cách đá xấu xí, vô vọng, và thô thiển đến mức bị đem ra làm trò cười trong những clip hài bóng đá.
U23 VN ra sân chơi châu lục, giải U23 châu Á, chuyện thắng thua không còn đặt nặng. Nhưng chính ông Miura lại “lên giây cót” bằng cách đặt chỉ tiêu vượt qua vòng bảng vào tứ kết.
Sự hô hào khiên cưỡng ấy của ông trở thành lố bịch, nếu nhìn vào những gì U23 VN thể hiện. Các chuyên gia nhận định, 2 thất bại trước U23 Jordan và Australia cho thấy trách nhiệm lớn của HLV Miura trong quá trình chuẩn bị, khi các cầu thủ của chúng ta yếu cả về thể lực lẫn tâm lý và toàn để thua sau những sai lầm.
Trước sức ép từ dư luận, HLV Miura sẽ từ chức hay chờ tới tháng 4/2016 - khi hết hạn hợp đồng?
Giải đấu của U23 VN còn một trận cuối cùng gặp U23 UAE, nhưng kết quả có lẽ không còn ý nghĩa gì với tương lai của Miura. Hợp đồng của ông sẽ đáo hạn vào tháng 4, và nhiều người đã hình dung ra viễn cảnh ông sẽ được… nghỉ Tết luôn.
Lúc này, những người quyết định đưa Miura đến Việt Nam là Chủ tịch Lê Hùng Dũng và Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn cũng đã không còn bênh vực “quà viện trợ” từ phía Nhật. Trong khi đó, Phó Chủ tịch VFF, bầu Đức, đại diện cho tiếng nói của người hâm mộ, đã quyết tâm sa thải Miura từ rất lâu.
Bầu Đức có phần nghiệt ngã, nhưng ông không phải là không có lý. Từ khi Miura lên ngồi ghế HLV, lối chơi của các cầu thủ HA.GL, niềm hy vọng mang Vàng SEA Games 2017 về cho đất nước, gần như bị rơi vào quên lãng. Ông Miura nếu không loại bỏ các cầu thủ HA.GL thì cũng bó buộc họ vào một thứ bóng đá vô cảm, cơ bắp, qua đó làm cho họ cùn mòn cả trình độ lẫn niềm tin mỗi khi lên tuyển.
Có lẽ vậy đã là quá đủ…
Theo Zing