Thời gian qua, thông tin hàng loạt các cơ sở bán thịt bò, quán phở bò ở Hà Nội không phải là thịt bò đang khiến dư luận đặt câu hỏi: Lâu nay toàn ăn phải thịt bò giả? Điều này càng được minh chứng khi cách đây không lâu, cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện một lượng lớn thịt lợn nái sề đang được “hô biến” thành thịt bò và chuẩn bị đem ra thịt trường tiêu thụ.
Vậy mục đích của những gian thương này là gì? Câu trả lời chỉ có 1 đó là: Tăng thu lợi nhuận. Theo tiết lộ của chị Hồng, một tiểu thương có kinh nghiệm hàng chục năm buôn bán thịt bò, việc biến thịt lợn thành thịt bò họ sẽ thu được số tiền lãi rất lớn. Theo đó, chỉ cần một chuyến hàng trót lọt và được bán hết trong một ngày, họ có thể thu được hàng triệu đồng tiền lãi.
“Thịt bò chúng tôi nhập là hơn 200.000 đồng/1kg, bán ra tùy loại từ 230 đến 280.000 đồng/kg. Nhưng với thịt lợn, đặc biệt là lợn nái, nếu họ mua lợn hơi chỉ có giá 40 đến 50.000 đồng/kg, sau đó họ chỉ mua thêm 1 chút “phụ gia” pha trộn với giá 15.000 đồng/lít là họ đã có miếng thịt lợn bán với giá thịt bò”, tiểu thương này tiết lộ.
Khi phóng viên ngạc nhiên về loại “phụ gia” chỉ có 15.000 đồng/1 lít, chị Hồng thẳng thắn chia sẻ: “Đó không phải là loại hóa chất gì ghê gớm, mà đó chỉ là huyết bò tươi (tiết bò) thôi. Họ mua ở các lò mổ, sau đó về làm sạch thịt lợn và ngâm vào huyết bò là sẽ ra sản phẩm”.
Theo giải thích của chị Hồng, việc làm đó nhằm “che mắt” người tiêu dùng, bởi khi sờ tay lên miếng thịt đó vẫn có độ dính, đặc biệt là nếu nhìn và ngửi thử thì mùi này còn đặc trưng hơn cả những miếng bò thật.
Về các loại hóa chất dùng để làm giả thịt bò, theo thông tin từ người bán hàng này, đó có thể là thịt lợn bị hỏng và cho hóa chất vào để bảo quản, còn muốn làm giả thịt lợn thành thịt bò thì loại “phụ gia” không thể thiếu đó chính là huyết bò.
Trước những chia sẻ từ “gan ruột” trên, phóng viên cũng hỏi về cách phân biệt để tránh mua phải thịt bò giả, chị Hồng tiết lộ: “Việc làm đó chỉ che mắt được những người chưa có kinh nghiệm thôi. Còn ai mua hàng tôi, tôi cũng tư vấn cách chọn hết và không bao giờ mua phải thịt giả”.
Theo đó, để phân biệt thịt bò thật và giả trước hết nhìn bằng mắt có thể thấy được miếng thịt phải có màu đặc trưng của bò (đỏ đậm) và sờ tay có độ dính và đàn hồi. Nhưng đó vẫn không phải là chiêu “chìa khóa”, bởi khi ngâm tiết bò những dấu hiệu đó khó nhận ra.
“Thông thường mọi người đi mua thịt bò hay nhờ thái luôn, nếu cửa hàng nào vì lý do nọ kia không thái thì nhiều khả năng đó là bán thịt bò giả, còn khi thái mọi người không nhìn bề ngoài mà hãy nhìn họ thái vào giữa miếng thịt, nếu xung quanh đỏ giống màu bò, nhưng ở trong lòng có màu đỏ nhạt hoặc trắng thì chắc chắn đó là thịt lợn.
Thông thường, chúng tôi bán thịt thái rất nhanh tay và thái xong trộn luôn, nên không để ý sẽ rất khó phát hiện thịt bò giả. Cuối cùng, một cách “vạch mặt” thịt bò giả rất đơn giản chỉ bằng một tờ giấy hoặc khăn ướt. Đó là dùng giấy, khăn ướt kỳ mạnh lên miếng thịt bò định mua, nếu bề mặt khăn có máu đỏ như máu đông và miếng thịt hở ra vết lau thì 100% là thịt bò giả, vì bò thật có lau hay cạo cũng không thể đi được”, chị Hồng mách nước.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên TS Nguyễn Hùng Long - Cục phó Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, việc thịt lợn giả thịt bò cơ bản chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng đây là hành vi gian lận thương mại, nên cần phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm này.
Vậy mục đích của những gian thương này là gì? Câu trả lời chỉ có 1 đó là: Tăng thu lợi nhuận. Theo tiết lộ của chị Hồng, một tiểu thương có kinh nghiệm hàng chục năm buôn bán thịt bò, việc biến thịt lợn thành thịt bò họ sẽ thu được số tiền lãi rất lớn. Theo đó, chỉ cần một chuyến hàng trót lọt và được bán hết trong một ngày, họ có thể thu được hàng triệu đồng tiền lãi.
Thịt lợn giả thịt bò có lợi nhuận rất cao.
“Thịt bò chúng tôi nhập là hơn 200.000 đồng/1kg, bán ra tùy loại từ 230 đến 280.000 đồng/kg. Nhưng với thịt lợn, đặc biệt là lợn nái, nếu họ mua lợn hơi chỉ có giá 40 đến 50.000 đồng/kg, sau đó họ chỉ mua thêm 1 chút “phụ gia” pha trộn với giá 15.000 đồng/lít là họ đã có miếng thịt lợn bán với giá thịt bò”, tiểu thương này tiết lộ.
Khi phóng viên ngạc nhiên về loại “phụ gia” chỉ có 15.000 đồng/1 lít, chị Hồng thẳng thắn chia sẻ: “Đó không phải là loại hóa chất gì ghê gớm, mà đó chỉ là huyết bò tươi (tiết bò) thôi. Họ mua ở các lò mổ, sau đó về làm sạch thịt lợn và ngâm vào huyết bò là sẽ ra sản phẩm”.
Về các loại hóa chất dùng để làm giả thịt bò, theo thông tin từ người bán hàng này, đó có thể là thịt lợn bị hỏng và cho hóa chất vào để bảo quản, còn muốn làm giả thịt lợn thành thịt bò thì loại “phụ gia” không thể thiếu đó chính là huyết bò.
Trước những chia sẻ từ “gan ruột” trên, phóng viên cũng hỏi về cách phân biệt để tránh mua phải thịt bò giả, chị Hồng tiết lộ: “Việc làm đó chỉ che mắt được những người chưa có kinh nghiệm thôi. Còn ai mua hàng tôi, tôi cũng tư vấn cách chọn hết và không bao giờ mua phải thịt giả”.
Theo đó, để phân biệt thịt bò thật và giả trước hết nhìn bằng mắt có thể thấy được miếng thịt phải có màu đặc trưng của bò (đỏ đậm) và sờ tay có độ dính và đàn hồi. Nhưng đó vẫn không phải là chiêu “chìa khóa”, bởi khi ngâm tiết bò những dấu hiệu đó khó nhận ra.
“Thông thường mọi người đi mua thịt bò hay nhờ thái luôn, nếu cửa hàng nào vì lý do nọ kia không thái thì nhiều khả năng đó là bán thịt bò giả, còn khi thái mọi người không nhìn bề ngoài mà hãy nhìn họ thái vào giữa miếng thịt, nếu xung quanh đỏ giống màu bò, nhưng ở trong lòng có màu đỏ nhạt hoặc trắng thì chắc chắn đó là thịt lợn.
Thông thường, chúng tôi bán thịt thái rất nhanh tay và thái xong trộn luôn, nên không để ý sẽ rất khó phát hiện thịt bò giả. Cuối cùng, một cách “vạch mặt” thịt bò giả rất đơn giản chỉ bằng một tờ giấy hoặc khăn ướt. Đó là dùng giấy, khăn ướt kỳ mạnh lên miếng thịt bò định mua, nếu bề mặt khăn có máu đỏ như máu đông và miếng thịt hở ra vết lau thì 100% là thịt bò giả, vì bò thật có lau hay cạo cũng không thể đi được”, chị Hồng mách nước.
Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên TS Nguyễn Hùng Long - Cục phó Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, việc thịt lợn giả thịt bò cơ bản chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng đây là hành vi gian lận thương mại, nên cần phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm này.
Theo Khám phá