Tháng 8/2014, giữa thời tiết nắng nóng, khi đang trên đường về nhà sau một đám cưới, anh Mehdi Bilel, người Tunisia, bất ngờ phát hiện một hồ nước lớn ngay giữa sa mạc khô cằn, cách thành phố Gafsa, Tunisia khoảng 25km. Lúc đó, Mehdi đã nghĩ rằng anh bị ảo giác vì đi một đoạn đường dài và anh nhớ chắc chắn trước đó vài ngày, ở đây chỉ là cát sỏi.
Nhưng sự thật đã có một cái hồ đột nhiên xuất hiện giữa sa mạc khô cần chỉ sau một đêm thật.Tin tức về hồ nước lan truyền rất nhanh, hàng trăm người Tunisia đổ xô đến "bãi biển Gafsa" để tắm mát trong thời tiết 40 độ C.
Không có một lời giải thích nào rõ ràng về sự xuất hiện của hồ nước. Giả thuyết hợp lý nhất là một trận động đất nhỏ đã làm vỡ bề mặt khiến hàng triệu mét khối nước ngầm phun thẳng lên mặt đất tạo thành hồ nước. Hồ rộng khoảng 1 hecta, sâu 10 – 18 mét.
Mặc dù rất thu hút du khách, tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo sợ hồ có thể nhiễm phốt phát nặng. Khu vực miền nam Tunisia có nhiều mỏ phốt phát. Từ năm 1886, Gafsa đã trở thành trung tâm khai thác khoáng sản của cả nước. Phốt phát có thể được sử dụng làm phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa hay vũ khí hóa học. Nói cách khác, hóa chất này rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, phốt phát có tiềm ẩn nguy cơ phóng xạ. Nếu hồ nước có phốt phát đồng nghĩa với việc người bơi có thể bị nhiễm ung thư.
Chỉ khoảng vài ngày sau khi hồ Gafsa xuất hiện, đã có những dấu hiệu bất thường. Từ màu xanh trong chuyển sang xanh lá do tảo nở hoa. Điều đó có nghĩa là nguồn nước không được thay liên tục. Điều này dẫn đến nguy cơ nguồn nước chứa nhiều vi khuẩn, bệnh tật.
Khoảng hai tuần sau khi xuất hiện, chính quyền Gafsa khuyến cáo người dân không nên bơi trong hồ. Tuy nhiên, rất ít người chấp hành cảnh báo đó.
Ban đầu, hồ nước rất trong. Tuy nhiên, do tảo biển nở hoa quá nhiều khiến nước chuyển qua màu xanh đục.
Vẫn chưa rõ tại sao hồ nước đột ngột xuất hiện giữa sa mạc. Các nhà khoa học cho rằng có thể một trận động đất nhỏ khiến nền đất bị nứt, nước ngầm phun lên.
Nhiều người dân Tunisia đến hồ Gafsa bơi lội giữa cái nóng mùa hè.
Hồ rộng 1 hecta, sâu 10 – 18 mét.
Nhiều người lo ngại nguy cơ hồ nước nhiễm phốt phát có thể gây ung thư.
Nhưng sự thật đã có một cái hồ đột nhiên xuất hiện giữa sa mạc khô cần chỉ sau một đêm thật.Tin tức về hồ nước lan truyền rất nhanh, hàng trăm người Tunisia đổ xô đến "bãi biển Gafsa" để tắm mát trong thời tiết 40 độ C.
Không có một lời giải thích nào rõ ràng về sự xuất hiện của hồ nước. Giả thuyết hợp lý nhất là một trận động đất nhỏ đã làm vỡ bề mặt khiến hàng triệu mét khối nước ngầm phun thẳng lên mặt đất tạo thành hồ nước. Hồ rộng khoảng 1 hecta, sâu 10 – 18 mét.
Hồ nước bí ẩn bất ngờ xuất hiện giữa sa mạc chỉ sau một đêm.
Mặc dù rất thu hút du khách, tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo sợ hồ có thể nhiễm phốt phát nặng. Khu vực miền nam Tunisia có nhiều mỏ phốt phát. Từ năm 1886, Gafsa đã trở thành trung tâm khai thác khoáng sản của cả nước. Phốt phát có thể được sử dụng làm phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa hay vũ khí hóa học. Nói cách khác, hóa chất này rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, phốt phát có tiềm ẩn nguy cơ phóng xạ. Nếu hồ nước có phốt phát đồng nghĩa với việc người bơi có thể bị nhiễm ung thư.
Chỉ khoảng vài ngày sau khi hồ Gafsa xuất hiện, đã có những dấu hiệu bất thường. Từ màu xanh trong chuyển sang xanh lá do tảo nở hoa. Điều đó có nghĩa là nguồn nước không được thay liên tục. Điều này dẫn đến nguy cơ nguồn nước chứa nhiều vi khuẩn, bệnh tật.
Khoảng hai tuần sau khi xuất hiện, chính quyền Gafsa khuyến cáo người dân không nên bơi trong hồ. Tuy nhiên, rất ít người chấp hành cảnh báo đó.
Ban đầu, hồ nước rất trong. Tuy nhiên, do tảo biển nở hoa quá nhiều khiến nước chuyển qua màu xanh đục.
Vẫn chưa rõ tại sao hồ nước đột ngột xuất hiện giữa sa mạc. Các nhà khoa học cho rằng có thể một trận động đất nhỏ khiến nền đất bị nứt, nước ngầm phun lên.
Nhiều người dân Tunisia đến hồ Gafsa bơi lội giữa cái nóng mùa hè.
Hồ rộng 1 hecta, sâu 10 – 18 mét.
Nhiều người lo ngại nguy cơ hồ nước nhiễm phốt phát có thể gây ung thư.
Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ