Hoài Linh và lần nhảy tàu suýt chết
Tuổi thơ Hoài Linh không êm đềm. Từ bé, anh đã sớm phải nghĩ cách vừa đi học vừa kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Hàng ngày, Hoài Linh phải ra chợ từ tờ mờ sáng để mua những bó mía dài kéo về nhà róc vỏ, chặt khúc đem bán để kiếm tiền đi chợ, mua tập sách. Danh hài chia sẻ anh có thời gian chuyển qua ga xe lửa tập nhảy tàu để bán mía. “Một hôm tôi nhảy xuống ga khi xe lửa vừa trườn qua một con dốc, cũng may bác bảo vệ kịp níu lại, nếu không tôi đã đâm đầu vào hàng rào chết rồi”, anh kể.
Căn nhà tranh ọp ẹp luôn là mảng ký ức đọng lại trong lòng danh hài. Những ngày mưa gió, cả gia đình anh phải khổ sở tránh dột. Lúc đó, mẹ anh đã ôm các con vào lòng và nói trong nước mắt “Các con cố gắng sống tốt, sau này ông trời sẽ không phụ lòng người đâu”. Lời nói này theo Hoài Linh những năm tháng về sau, giúp anh có thêm ý chí để bước đi và thành danh trên con đường nghệ thuật.
‘Thần chết’ từ chối nghệ sĩ Quốc Quân
Ngày bé, Quốc Quân nghịch như “quỷ sứ” thường bị hàng xóm gọi là ‘vua nghịch’. Nếu ngày nào mà không ‘ăn’ 2 trận đòn thì cảm giác như ngày đó thiếu thiếu một cái gì đó. Cậu bé Quân không ngủ trưa bao giờ mà chạy khắp khu phố Bùi Thị Xuân để hái hạt cơm nguội đi bắn súng phốc, có khi còn bán cho trẻ con phố khác để lấy tiền mua đồ chơi.
Có lần chỉ vì trèo lên cây cơm nguội cao vút, anh bị rơi từ trên cao xuống, may thay anh bị rơi vào rặng hoa giấy, “người xước hết nhưng không chết là may”. Thế nhưng, về nhà, anh vẫn bị bố đánh thêm trận đòn nữa. "Thần chết từ chối anh chứ nếu không, giờ tôi đã nằm yên dưới lòng đất", nghệ sĩ Quốc Quân kể.
Trúc Diễm bị bóng đập trúng mặt bất tỉnh
Từ hồi 6 tuổi, Trúc Diễm đã thích đá bóng. Chiều nào đi học về cô cũng tụ tập đá bóng, nhưng cũng tuỳ hôm Diễm mới được vào đá. Ba Diễm nói con gái nên chơi những trò nữ tính giống các bạn và cấm Diễm không cho đi đá bóng nhưng mà mê quá, Diễm vẫn lén ba đi, không đá thì ngồi xem.
Đến một hôm, Trúc Diễm được cho vào sân nhưng không được đá mà làm thủ môn. Thật không may, Trúc Diễm đã bị bạn đá bóng trúng mặt khiến cô xây xẩm, ngã ra sân bất tỉnh. Sau khi cấp cứu về, ba má của Trúc Diễm nhốt cô ở trong nhà 1 tuần không cho bén mảng ra sân bóng.
Ca sĩ Như Quỳnh suýt chết vì túng quẫn
Với phong cách lịch thiệp, trang nhã, khuôn mặt khả ái cộng với giọng ca hay, ngọt ngào Như Quỳnh là ca sĩ hải ngoại nổi tiếng được nhiều người trong và ngoài nước mến mộ nhưng ít ai biết một người tài sắc như vậy lại từng suýt chết vì túng quẫn.
Cô từng suýt chết khi mẹ cô có ý nghĩ trộn cháo với thuốc chuột tự vẫn cùng các con. Nhưng rồi thời gian cũng qua, những ý nghĩ trong lúc bần cùng cũng thay thế bằng những điều tốt đẹp và ý chí mạnh mẽ vươn lên. Sau khi cha cô cải tạo trở về và đưa gia đình sang Mỹ năm 1993, cô bắt đầu vang danh tại hải ngoại qua tác phẩm đầu tay “Chuyện hoa sim” sau những lần mưu sinh cực khổ nơi đất khách quê người.
Danh hài Hoài Linh
Tuổi thơ Hoài Linh không êm đềm. Từ bé, anh đã sớm phải nghĩ cách vừa đi học vừa kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Hàng ngày, Hoài Linh phải ra chợ từ tờ mờ sáng để mua những bó mía dài kéo về nhà róc vỏ, chặt khúc đem bán để kiếm tiền đi chợ, mua tập sách. Danh hài chia sẻ anh có thời gian chuyển qua ga xe lửa tập nhảy tàu để bán mía. “Một hôm tôi nhảy xuống ga khi xe lửa vừa trườn qua một con dốc, cũng may bác bảo vệ kịp níu lại, nếu không tôi đã đâm đầu vào hàng rào chết rồi”, anh kể.
Căn nhà tranh ọp ẹp luôn là mảng ký ức đọng lại trong lòng danh hài. Những ngày mưa gió, cả gia đình anh phải khổ sở tránh dột. Lúc đó, mẹ anh đã ôm các con vào lòng và nói trong nước mắt “Các con cố gắng sống tốt, sau này ông trời sẽ không phụ lòng người đâu”. Lời nói này theo Hoài Linh những năm tháng về sau, giúp anh có thêm ý chí để bước đi và thành danh trên con đường nghệ thuật.
‘Thần chết’ từ chối nghệ sĩ Quốc Quân
Nghệ sĩ Quốc Quân
Ngày bé, Quốc Quân nghịch như “quỷ sứ” thường bị hàng xóm gọi là ‘vua nghịch’. Nếu ngày nào mà không ‘ăn’ 2 trận đòn thì cảm giác như ngày đó thiếu thiếu một cái gì đó. Cậu bé Quân không ngủ trưa bao giờ mà chạy khắp khu phố Bùi Thị Xuân để hái hạt cơm nguội đi bắn súng phốc, có khi còn bán cho trẻ con phố khác để lấy tiền mua đồ chơi.
Có lần chỉ vì trèo lên cây cơm nguội cao vút, anh bị rơi từ trên cao xuống, may thay anh bị rơi vào rặng hoa giấy, “người xước hết nhưng không chết là may”. Thế nhưng, về nhà, anh vẫn bị bố đánh thêm trận đòn nữa. "Thần chết từ chối anh chứ nếu không, giờ tôi đã nằm yên dưới lòng đất", nghệ sĩ Quốc Quân kể.
Trúc Diễm bị bóng đập trúng mặt bất tỉnh
Người đẹp Trúc Diễm
Từ hồi 6 tuổi, Trúc Diễm đã thích đá bóng. Chiều nào đi học về cô cũng tụ tập đá bóng, nhưng cũng tuỳ hôm Diễm mới được vào đá. Ba Diễm nói con gái nên chơi những trò nữ tính giống các bạn và cấm Diễm không cho đi đá bóng nhưng mà mê quá, Diễm vẫn lén ba đi, không đá thì ngồi xem.
Đến một hôm, Trúc Diễm được cho vào sân nhưng không được đá mà làm thủ môn. Thật không may, Trúc Diễm đã bị bạn đá bóng trúng mặt khiến cô xây xẩm, ngã ra sân bất tỉnh. Sau khi cấp cứu về, ba má của Trúc Diễm nhốt cô ở trong nhà 1 tuần không cho bén mảng ra sân bóng.
Ca sĩ Như Quỳnh suýt chết vì túng quẫn
Ca sĩ Như Quỳnh
Với phong cách lịch thiệp, trang nhã, khuôn mặt khả ái cộng với giọng ca hay, ngọt ngào Như Quỳnh là ca sĩ hải ngoại nổi tiếng được nhiều người trong và ngoài nước mến mộ nhưng ít ai biết một người tài sắc như vậy lại từng suýt chết vì túng quẫn.
Cô từng suýt chết khi mẹ cô có ý nghĩ trộn cháo với thuốc chuột tự vẫn cùng các con. Nhưng rồi thời gian cũng qua, những ý nghĩ trong lúc bần cùng cũng thay thế bằng những điều tốt đẹp và ý chí mạnh mẽ vươn lên. Sau khi cha cô cải tạo trở về và đưa gia đình sang Mỹ năm 1993, cô bắt đầu vang danh tại hải ngoại qua tác phẩm đầu tay “Chuyện hoa sim” sau những lần mưu sinh cực khổ nơi đất khách quê người.
Theo Vietnamnet