TS.BS. Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Nhiệt đới Trung ương, cho biết gần như tháng nào bệnh viện cũng tiếp nhận các trường hợp bị nhiễm bệnh liên cầu lợn do ăn tiết canh.
Gần đây nhất là bệnh nhân Nguyễn Văn T. (31 tuổi, ngụ Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện ngày 29/11 do ăn tiết canh lợn. Anh T. đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê sâu, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Sau khi điều trị tích cực, đến nay sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định.
Trước đó một tuần, bệnh nhân Trần Văn X. (32 tuổi, ngụ Ba Đình, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc, tụt huyết áp. Bệnh nhân X. đi Ninh Bình công tác, ăn 2 bát tiết canh dê và nhập viện sau đó 4 ngày.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực (bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), vào thời điểm cuối năm, người dân có thói quen mổ lợn và làm tiết canh ăn, số người nhập viện cũng nhiều hơn các tháng trong năm. Năm ngoái, trong thời gian nghỉ Tết, bệnh viện cũng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân do ăn tiết canh.
Đến nay, tại bệnh viện nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay thậm chí có bệnh nhân nặng đã tử vong. Hầu hết tất cả bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đều tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc ăn tiết canh lợn.
Trong tiết canh sống tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm,
từ tiêu chảy, tả lị, liên cầu khuẩn,…
BS Cấp cho biết, tại các địa phương, vào dịp Tết Nguyên đán, người dân thường có thói quen mổ lợn và đánh tiết canh để liên hoan và nghĩ rằng tiết canh do nhà làm sẽ an toàn. Họ không biết rằng trong tiết canh sống tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả lị, liên cầu khuẩn… Ngoài ra, quá trình cắt tiết, vi khuẩn ở da, lông dễ dàng xâm nhập vào máu.
Theo BS Cấp, khi mắc liên cầu lợn, bệnh nhân thường sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Bệnh liên cầu khuẩn diễn biến rất nhanh, nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng, nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất lớn.
Bệnh viêm cầu lợn lây từ người sang người có diễn biến nhanh và rất phức tạp. Dấu hiệu ban đầu của bệnh rất khó nhận biết ngoài việc sốt cao, rét run. Nếu bệnh nhân nhập viện muộn nguy cơ tử vong là rất lớn. Nếu không may mắc bệnh thì bệnh nhân sẽ phải điều trị dài ngày và chi phí vô cùng tốn kém.
Bệnh nhân bị tổn thương tay do nhiễm liên cầu lợn.
Theo thống kê của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm tới nay, 80% số bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng, hoặc đã bị biến chứng. Trong số đó có nhiều ca ở thể viêm màng não nặng, sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng. Đáng chú ý là hầu hết bệnh nhân nhập viện muộn đều đã tử vong.
Các chuyên gia cảnh báo, để phòng bệnh viêm cầu lợn, người dân không ăn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín, tuyệt đối không ăn tiết canh. Khi giết mổ phải có các thiết bị phòng hộ như khẩu trang, găng tay. Nếu thấy thịt lợn có dấu hiệu lạ như xuất huyết hoặc phù nề thì tuyệt đối không sử dụng.
Nếu bệnh nhân có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, nôn, khó thở, nổi ban hoại tử trên người… cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nếu nhập viện muộn có thể tử vong.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai công tác phòng chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã kêu gọi người dân không nên ăn tiết canh. "Kinh nghiệm 10 năm chống dịch cho thấy, dịp cuối năm, nhất là lễ ông Công, ông Táo, bà con ta thường mổ lợn, gà, vịt cúng rồi ăn tiết canh. Mồng 1 liên hoan tiết canh thì ủ bệnh, mồng 5 vào viện, mồng 10 chết. Năm nào cũng phải đợi qua ngày 15 tháng Giêng không thấy báo cáo gì mới yên tâm. Vì vậy, phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để người dân không ăn tiết canh nữa”, ông Phát nói.
Gần đây nhất là bệnh nhân Nguyễn Văn T. (31 tuổi, ngụ Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện ngày 29/11 do ăn tiết canh lợn. Anh T. đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê sâu, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Sau khi điều trị tích cực, đến nay sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định.
Trước đó một tuần, bệnh nhân Trần Văn X. (32 tuổi, ngụ Ba Đình, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc, tụt huyết áp. Bệnh nhân X. đi Ninh Bình công tác, ăn 2 bát tiết canh dê và nhập viện sau đó 4 ngày.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực (bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), vào thời điểm cuối năm, người dân có thói quen mổ lợn và làm tiết canh ăn, số người nhập viện cũng nhiều hơn các tháng trong năm. Năm ngoái, trong thời gian nghỉ Tết, bệnh viện cũng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân do ăn tiết canh.
Đến nay, tại bệnh viện nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay thậm chí có bệnh nhân nặng đã tử vong. Hầu hết tất cả bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đều tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc ăn tiết canh lợn.
Trong tiết canh sống tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm,
từ tiêu chảy, tả lị, liên cầu khuẩn,…
BS Cấp cho biết, tại các địa phương, vào dịp Tết Nguyên đán, người dân thường có thói quen mổ lợn và đánh tiết canh để liên hoan và nghĩ rằng tiết canh do nhà làm sẽ an toàn. Họ không biết rằng trong tiết canh sống tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả lị, liên cầu khuẩn… Ngoài ra, quá trình cắt tiết, vi khuẩn ở da, lông dễ dàng xâm nhập vào máu.
Theo BS Cấp, khi mắc liên cầu lợn, bệnh nhân thường sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Bệnh liên cầu khuẩn diễn biến rất nhanh, nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng, nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất lớn.
Bệnh viêm cầu lợn lây từ người sang người có diễn biến nhanh và rất phức tạp. Dấu hiệu ban đầu của bệnh rất khó nhận biết ngoài việc sốt cao, rét run. Nếu bệnh nhân nhập viện muộn nguy cơ tử vong là rất lớn. Nếu không may mắc bệnh thì bệnh nhân sẽ phải điều trị dài ngày và chi phí vô cùng tốn kém.
Bệnh nhân bị tổn thương tay do nhiễm liên cầu lợn.
Theo thống kê của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm tới nay, 80% số bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng, hoặc đã bị biến chứng. Trong số đó có nhiều ca ở thể viêm màng não nặng, sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng. Đáng chú ý là hầu hết bệnh nhân nhập viện muộn đều đã tử vong.
Các chuyên gia cảnh báo, để phòng bệnh viêm cầu lợn, người dân không ăn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín, tuyệt đối không ăn tiết canh. Khi giết mổ phải có các thiết bị phòng hộ như khẩu trang, găng tay. Nếu thấy thịt lợn có dấu hiệu lạ như xuất huyết hoặc phù nề thì tuyệt đối không sử dụng.
Nếu bệnh nhân có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, nôn, khó thở, nổi ban hoại tử trên người… cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nếu nhập viện muộn có thể tử vong.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai công tác phòng chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã kêu gọi người dân không nên ăn tiết canh. "Kinh nghiệm 10 năm chống dịch cho thấy, dịp cuối năm, nhất là lễ ông Công, ông Táo, bà con ta thường mổ lợn, gà, vịt cúng rồi ăn tiết canh. Mồng 1 liên hoan tiết canh thì ủ bệnh, mồng 5 vào viện, mồng 10 chết. Năm nào cũng phải đợi qua ngày 15 tháng Giêng không thấy báo cáo gì mới yên tâm. Vì vậy, phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để người dân không ăn tiết canh nữa”, ông Phát nói.
Theo Khám Phá