Eleanor (1122 - 1204) là con gái đầu tiên của ngài William 10, công tước xứ Aquitaine và bà Aleanor de Chatellerault. Khi ấy Aquitaine là khu vực giàu có bậc nhất nước Pháp với lãnh thổ bao gồm cả những vườn nho rộng lớn của vùng Bordeaux.

Hoàng hậu quyền lực nhất Tây Âu thế kỷ 12: Trải qua 2 lần đò, bị chồng tống giam vì mưu đồ tạo phản-1
 Eleanor - nữ công tước mang vẻ đẹp quyến rũ của xứ Aquitaine đã hai lần trở thành Hoàng hậu của hai quốc gia khác nhau. Ảnh minh họa.

Ngay từ nhỏ, do được hưởng nền giáo dục tử tế nên cô bé Eleanor đã tỏ ra thông minh, mạnh mẽ. Lớn lên cô được nhiều chàng trai quý tộc theo đuổi, không chỉ "trồng cây si" trước nhà mà còn tặng mỹ nhân nhiều món quà giá trị nhưng Eleanor không chấp nhận tình cảm của ai.

Sử sách có ghi: “Eleanor trở thành nữ công tước xứ Aquiaine vào năm 15 tuổi ngay sau khi em trai qua đời. Bà chính là người thừa kế giàu có nhất châu Âu lúc bấy giờ với quyền kiểm soát rất nhiều vùng đất rộng lớn ở miền Nam nước Pháp, kèm theo khối gia sản khổng lồ mà cha ruột để lại”.

Không chỉ nổi tiếng là người phụ nữ quyền lực và giàu có nhất Tây Âu ở giai đoạn trung cổ, mà cuộc đời của Eleanor còn gắn liền với ngôi vị Hoàng hậu hai lần tại hai đế quốc hùng mạnh khác nhau, bao gồm Pháp và Anh thế kỷ 12.

Hoàng hậu quyền lực nhất Tây Âu thế kỷ 12: Trải qua 2 lần đò, bị chồng tống giam vì mưu đồ tạo phản-2
Vì dám làm điều khác thường nên Eleanor đã bị vô số người cùng thời ganh ghét. Ảnh minh họa.

Nữ hoàng dám phá bỏ đường lối cũ

Do lo sợ con gái sẽ bị kẻ khác “bắt cóc” hòng kiếm danh hiệu nên công tước William X đã nhờ đức vua Louis 6 để mắt tới Eleanor. Nhưng thay vì trở thành người bảo hộ cho nữ công tước xinh đẹp, ông quyết định tổ chức lễ cưới cho cô và người kế vị mình vào 25/7/1134.

Vài tháng sau đó, Eleanor nghiễm nhiên trở thành Nữ hoàng của nước Pháp khi vua Louis 7 bước lên ngai vàng danh giá.

Việc quân Hồi giáo uy hiếp Jerusalem vào năm 1144 đã dẫn tới cuộc Thập tự chinh thứ hai do Thánh Bernard phát động. Đoàn thập tự chinh gồm hai đội quân, một do vua Louis VII của Pháp, một do vua Konrad III của Đức chỉ huy đã lên đường đánh chiếm Damascus (Syria) để tạo thế phòng thủ tốt hơn cho Jerusalem.

Thời điểm ấy, Eleanor bị chỉ trích nặng nề vì có tư tưởng muốn tham chiến, dám xuất hiện tại nhà thờ Vezelay trong trang phục của các chiến binh Amazon, cưỡi một con bạch mã đi xung quanh nhà thờ và thuyết phục mọi người hãy để mình cùng 300 phụ nữ khác tham gia cuộc Thập tự chinh thứ hai nhằm khẳng định quyền bình đẳng giới, góp công sức vào cuộc thánh chiến có sự tham gia từ nước Pháp.

Hoàng hậu quyền lực nhất Tây Âu thế kỷ 12: Trải qua 2 lần đò, bị chồng tống giam vì mưu đồ tạo phản-3
Nữ hoàng Eleanor bị chỉ trích nặng nề vì có tư tưởng muốn tham chiến trong cuộc Thập tự chinh thứ hai. Ảnh minh họa.

Sự xuất hiện của Nữ hoàng Eleanor và những người hầu cận của vào thời điểm đó không được chấp nhận bởi việc mặc áo giáp, cầm cương ngựa trên chiến trường là điều mà chưa người phụ nữ hoàng tộc nào dám làm trước đó.

Đồng thời dư luận thời bấy giờ đã quy chụp hành động cao đẹp của bà là sai trái. Họ thi nhau bày tỏ sự phản đối gay gắt theo nhiều cách thức khác nhau, bao gồm bêu xấu bằng biệt danh khó nghe hoặc dè bỉu trực tiếp mỗi khi có cơ hội chạm mặt.

Nữ hoàng nổi loạn trong tình yêu

Chính vì dám tham gia chiến đấu tại cuộc Thập tự chinh thứ hai mà đương kim Hoàng hậu đã phát sinh tình cảm với người chú của mình là Raymond. Trước tình cảm nồng nhiệt ấy, vua Louis 7 đã rất giận dữ.  

Và sau khi người mình yêu tử trận, Eleanor quyết định đệ đơn ly dị chồng. Một số tài liệu ghi lại: “Xuất phát từ một cuộc hôn nhân không tình yêu nên Hoàng hậu Eleanor đệ đơn ly hôn với Hoàng đế Louis 7 năm 1152 sau 15 năm chung sống. Đây là chuyện chưa từng có trong lịch sử nước Pháp cũng như toàn thế giới ở thế kỷ 12".

Hoàng hậu quyền lực nhất Tây Âu thế kỷ 12: Trải qua 2 lần đò, bị chồng tống giam vì mưu đồ tạo phản-4
Eleanor là một người nổi loạn trong tình yêu. Ảnh minh họa.

Nhờ sắc đẹp cùng khối tài sản kếch xù, Eleanor kết hôn với chồng trẻ kém bà cả chục tuổi là Henry- công tước xứ Anjou, người sau này trở thành vua Henry 2 của nước Anh. Giới quý tộc đều buông lời đàm tiếu trước đám cưới này và cho rằng Henry là một kẻ đào mỏ không hơn không kém.

Bị giam lỏng 15 năm vì chê chồng yếu đuối

Elearnor khẳng định chồng mình là một người yếu đuối, không thể lãnh đạo được đất nước nên muốn đưa người con trai thứ ba lên kế vị ngôi báu ngay khi Hoàng đế Henry vẫn còn đương chức chỉ vì muốn phát triển đất nước hùng mạnh.

Khi kế hoạch lật đổ ngôi vị của chồng bị bại lộ, vua Henry đã giam lỏng Hoàng hậu Eleanor trong 15 năm, tuy nhiên không tước bỏ ngôi vị của vợ. Năm 1189 vua Henry qua đời, con trai cả là Richard lên ngôi và thả mẹ ra. Mặc dù tuổi đã cao nhưng Eleanor vẫn cùng con trị vì vương quốc khi vua Richard lãnh đạo cuộc Thập tự chinh 3.

Lịch sử có viết: “Tất cả những gì Eleanor mong muốn là vun đắp cho sự nghiệp và hạnh phúc của con cái. Bà là người đi tìm vợ cho các Hoàng tử và cứu giúp Richard - người con yêu quý nhất thoát khỏi sự giam giữ của kẻ thù. Cách hành xử khéo léo trong việc làm này đã khiến toàn bộ quần thần phải nghiêng mình thán phục”.

Năm 1199, Richard qua đời, để lại ngôi báu cho Hoàng hậu Eleanor và người con út của Henry. Bà tiếp tục tham gia cai quản xứ Aquitaine cho tới khi qua đời. Tháng 3/1204, Eleanor trút hơi thở cuối cùng và được an táng tại nhà thờ ở Fontevrault, cạnh chồng là vua Henry 2.
 

Cloudy
Theo Vietnamnet