Những hàng cây tiêu huyền nằm dọc những tuyến đường xuyên nước Pháp vốn là hình ảnh lãng mạn, quyến rũ đặc trưng cho vùng làng quê Pháp.
Tuy nhiên, một dự luật an toàn đường bộ mới của chính quyền Pháp lại coi chúng là mối nguy hại công cộng và đề xuất phải chặt bỏ mọi loại cây nằm quá gần đường để tránh các tai nạn nghiêm trọng.
Con số thống kê an toàn đường bộ gần đây nhất cho biết mỗi năm có khoảng 400 người tại Pháp thiệt mạng vì ô tô đâm vào các thân cây bên đường.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve đã đề nghị chính quyền các địa phương lên danh sách các cây nằm ở vị trí nguy hiểm để đốn hạ.
Bà Chantal Perrichon thuộc Ủy ban An toàn đường bộ Pháp phát biểu: "Trên các tuyến đường có cây, một sai sót đơn giản cũng có thể tạo nên tai nạn nghiêm trọng. Trong vài thập kỷ qua, hàng chục ngàn người đã thiệt mạng.
Trước đó, Pháp đã có chính sách di dời các cây nằm cách đường trong phạm vi 1,5 mét. Hàng ngàn cây xanh đã trở thành nạn nhân của chính sách này.
Nhưng với kế hoạch mới khiến thêm nhiều cây xanh bị đốn hạ, hơn 10.000 người dân Pháp đã ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi chính quyền ngưng kế hoạch. Những người gửi kiến nghị cho rằng cây xanh góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, đồng thời thực sự làm giảm nguy cơ tai nạn giao thông.
Nhiều người dân Pháp trích dẫn kết quả các cuộc nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu tại Anh, cho thấy cây cối thực sự có thể giúp cải thiện an toàn đường bộ qua việc giúp những người điều khiển phương tiện giao thông nhận biết họ đang lái xe nhanh tới mức nào hoặc giúp họ nhận biết các khúc quanh, đồi núi và ngã ba, ngã tư đường.
Bà Perichon cố phân trần rằng chính quyền không muốn chặt hạ tất cả cây xanh mà chỉ nhằm vào những cây mọc ở vị trí nguy hiểm.
Tuy nhiên, chuyên gia an toàn giao thông Chantal Pradines ở Ủy ban châu Âu nói: "Những cây xanh này đã đạt tới độ tuổi khiến chúng không thể thay thế được. Chúng là nơi kiếm ăn của nhiều loại chim chóc và cũng tạo ra các hành lang bảo vệ môi trường.
Người Pháp đã tranh cãi về số phận của các loại cây nằm bên đường từ nửa thế kỷ trước. Năm 1970, Tổng thống Pháp Georges Pompidou - một người mê xe hơi - từng viết: "Nước Pháp không chỉ dành cho những người ngồi trên xe hơi. Những yêu cầu về an toàn đường bộ không được làm biến dạng khung cảnh miền quê Pháp.
Nhà thơ nổi tiếng người Pháp, Raymond Queneau, viết: "Những hàng cây thẳng không còn vươn lên bên đường. Chúng đã di cư tới những nơi yên bình hơn. Chúng đã nghe quá đủ những lời các quý ông, quý bà cáo buộc rằng chúng phải chịu trách nhiệm cho tất cả những vở tuồng của cuộc đời này.
Trong lúc đưa ra kế hoạch chặt cây ven đường gây tranh cãi, chính quyền Pháp cũng đang đổ nhiều tiền của để bảo vệ hàng nghìn cây cổ thụ tiêu huyền phủ bóng mát dọc kênh Canal du Midi - một di sản văn hoá của UNESCO. Năm 2006, bệnh dịch vi nấm đã tàn sát khoảng 13.000 cây tiêu huyền dọc nơi đây. Ngân sách để thay cây mục nát bằng những cây khoẻ mạnh ước tính lên tới 200 triệu euro, còn thời gian để cây mới lớn lên mất khoảng 3-4 thập niên.
Tuy nhiên, một dự luật an toàn đường bộ mới của chính quyền Pháp lại coi chúng là mối nguy hại công cộng và đề xuất phải chặt bỏ mọi loại cây nằm quá gần đường để tránh các tai nạn nghiêm trọng.
Người Pháp tranh cãi về số phận những hàng cây ven đường
Con số thống kê an toàn đường bộ gần đây nhất cho biết mỗi năm có khoảng 400 người tại Pháp thiệt mạng vì ô tô đâm vào các thân cây bên đường.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve đã đề nghị chính quyền các địa phương lên danh sách các cây nằm ở vị trí nguy hiểm để đốn hạ.
Bà Chantal Perrichon thuộc Ủy ban An toàn đường bộ Pháp phát biểu: "Trên các tuyến đường có cây, một sai sót đơn giản cũng có thể tạo nên tai nạn nghiêm trọng. Trong vài thập kỷ qua, hàng chục ngàn người đã thiệt mạng.
Trước đó, Pháp đã có chính sách di dời các cây nằm cách đường trong phạm vi 1,5 mét. Hàng ngàn cây xanh đã trở thành nạn nhân của chính sách này.
Nhưng với kế hoạch mới khiến thêm nhiều cây xanh bị đốn hạ, hơn 10.000 người dân Pháp đã ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi chính quyền ngưng kế hoạch. Những người gửi kiến nghị cho rằng cây xanh góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, đồng thời thực sự làm giảm nguy cơ tai nạn giao thông.
Nhiều người dân Pháp trích dẫn kết quả các cuộc nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu tại Anh, cho thấy cây cối thực sự có thể giúp cải thiện an toàn đường bộ qua việc giúp những người điều khiển phương tiện giao thông nhận biết họ đang lái xe nhanh tới mức nào hoặc giúp họ nhận biết các khúc quanh, đồi núi và ngã ba, ngã tư đường.
Bà Perichon cố phân trần rằng chính quyền không muốn chặt hạ tất cả cây xanh mà chỉ nhằm vào những cây mọc ở vị trí nguy hiểm.
Tuy nhiên, chuyên gia an toàn giao thông Chantal Pradines ở Ủy ban châu Âu nói: "Những cây xanh này đã đạt tới độ tuổi khiến chúng không thể thay thế được. Chúng là nơi kiếm ăn của nhiều loại chim chóc và cũng tạo ra các hành lang bảo vệ môi trường.
Người Pháp đã tranh cãi về số phận của các loại cây nằm bên đường từ nửa thế kỷ trước. Năm 1970, Tổng thống Pháp Georges Pompidou - một người mê xe hơi - từng viết: "Nước Pháp không chỉ dành cho những người ngồi trên xe hơi. Những yêu cầu về an toàn đường bộ không được làm biến dạng khung cảnh miền quê Pháp.
Nhà thơ nổi tiếng người Pháp, Raymond Queneau, viết: "Những hàng cây thẳng không còn vươn lên bên đường. Chúng đã di cư tới những nơi yên bình hơn. Chúng đã nghe quá đủ những lời các quý ông, quý bà cáo buộc rằng chúng phải chịu trách nhiệm cho tất cả những vở tuồng của cuộc đời này.
Trong lúc đưa ra kế hoạch chặt cây ven đường gây tranh cãi, chính quyền Pháp cũng đang đổ nhiều tiền của để bảo vệ hàng nghìn cây cổ thụ tiêu huyền phủ bóng mát dọc kênh Canal du Midi - một di sản văn hoá của UNESCO. Năm 2006, bệnh dịch vi nấm đã tàn sát khoảng 13.000 cây tiêu huyền dọc nơi đây. Ngân sách để thay cây mục nát bằng những cây khoẻ mạnh ước tính lên tới 200 triệu euro, còn thời gian để cây mới lớn lên mất khoảng 3-4 thập niên.
Theo VietNamNet