Cách sông Bidasoa khoảng 6km, gần biên giới Pháp – Tây Ban Nha, có một hòn đảo nhỏ tên là Pheasant. Hòn đảo đã tồn tại từ nhiều năm nhưng từ năm 1659, Pheasant đã trở thành vùng đất chung đặc biệt trên thế giới.
Theo đó, có một đường biên giới mới chạy dọc theo dãy núi Pyrenees, dọc theo sông Bidasoa đến tận vịnh Biscay của Đại Tây Dương, ngăn cách hai bên Pháp và Tây Ban Nha. Đúng ra, hòn đảo Pheasant cũng sẽ bị chia đôi như vậy nhưng không, chính quyền hai nước đã quyết định sẽ biến nơi đây thành một ngôi nhà chung độc đáo.
Hòn đảo nhỏ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Vùng đất chung được coi là khu vực lãnh thổ do nhiều quốc gia có chủ quyền mà không thuộc hoàn toàn về bên nào. Nam cực là một ví dụ, hầu hết các vùng đất chung khó có thể tồn tại được lâu vì hầu hết các bên sẽ không chịu hợp tác. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, đảo Pheasant đã vượt qua mọi rào cản để trở thành vùng lãnh thổ chung lâu đời nhất thế giới.
Điểm đặc biệt của đảo Pheasant không phải là sự chia sẻ đồng thời chủ quyền mà lại “xen kẽ”. Trong 6 tháng đầu năm, đảo Pheasant thuộc chủ quyền của Pháp. Trong 6 tháng cuối năm, đảo thuộc về Tây Ban Nha. Người dân trên đảo cũng vì thế mà thay đổi quốc tịch của mình. Lúc thì là người Pháp, lúc lại là người Tây Ban Nha.
Theo TTVN
Truyền kỳ về đảo Pheasant cũng là có ý nghĩa gây dựng tình hữu nghị này. Vua Pháp Louis XIII từng gặp người vợ Tây Ban Nha, Ana trên hòn đảo đặc biệt này. Còn vua Philip IV của Tây Ban Nha cũng từng cưới cô gái người Pháp qua một cuộc gặp mặt trên đảo Pheasant.
Qua nhiều năm, có nhiều lễ cưới long trọng giữa hai nước diễn ra trên đảo Pheasant và đó có thể là nguyên nhân khiến hai quốc gia không muốn tranh chấp trên hòn đảo này.