“Tất cả mọi thứ bên trong các trung tâm mua sắm cao cấp đều được hoan nghênh, nhưng ở bên ngoài, có một sự trái ngược đến đau đớn”, Chris Teh – một công dân Hong Kong cho hay.

Trong câu chuyện của Chris Ted, xứ Cảng thơm là mảnh đất khắc nghiệt với người nghèo. Với cái nhìn thẳng vào thực tế, anh đã chỉ ra vài điểm mắt thấy, tai nghe trong một bài báo được đăng tải trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cách đây không lâu.

Nội dung bài viết như sau:

Một số thứ tại Hong Kong khiến tôi khó chịu. Đó không phải là sự phát triển với tốc độ điên cuồng, sự ồn ĩ hay các đám đông mà đó là thiết kế của đặc khu kinh tế này.

Mảnh đất phồn hoa được thiết kế một cách có chủ đích nhằm tạo cuộc sống thoải mái cho người giàu và vô cùng khắc nghiệt đối với người nghèo.

Từ mùi hương được lựa chọn cẩn thận cho đến ánh sáng mềm mại, đội ngũ nhân viên thân thiện… tất cả mọi thứ trong khách sạn hay các trung tâm thương mại đều được hoan nghênh chào đón.

Trung tâm thương mại cao cấp ở Hong Kong.

Trung tâm thương mại cao cấp ở Hong Kong.

Nhưng, điều này không thể dùng để nói về phần còn lại ở Hong Kong. Những người quy hoạch thành phố dường như được trải qua một quá trình đào tạo để thiết kế không gian công cộng bóp nghẹt người nghèo.

Một ví dụ đơn giản có thể cho thấy rõ điều này, đó là những chiếc ghế ở công viên Hong Kong.

Chúng được thiết kế có nhiều tay vịn ở giữa. Mục đích không phải để người ngồi có thể để tay lên đó cho đỡ mỏi, mà sâu xa hơn, nó được dùng để ngăn những người vô gia cư không thể nằm dài trên đó ngủ qua ngày.

Hong Kong lâu nay đang duy trì những tín hiệu vô cùng tích cực trong việc giữ gìn các thảm cỏ xanh mướt rất phù hợp cho việc đi dã ngoại, pic níc.

Thế nhưng, xin thưa rằng việc này cũng chỉ để phục vụ nhà giàu mà thôi. Tại xứ cảng thơm nơi những người thu nhập thấp phải sống trong các “tủ giày”, thử hỏi họ có thời gian để dành cho thú vui sa sỉ đó?

Góc khuất của những người nghèo cố gắng bám trụ tại xứ Cảng thơm.

Góc khuất của những người nghèo cố gắng bám trụ tại xứ Cảng thơm.

Ngay cả tại những không gian công cộng mở cửa đón công chúng, cũng có một sự thật là một nhóm người này được chào đón, cư xử tử tế hơn so với một nhóm người kia.

Điều này thể hiện qua việc tưới nước cho cỏ và làm sạch những nơi này vào ngày Chủ nhật – ngày mà hơn 300.000 người giúp việc tại Hong Kong được nghỉ làm.

Trong khi đó, ở đất nước Thụy Điển, khi con người bắt đầu uể oải sau một ngày dài, họ ngả lưng chìm vào giấc ngủ.

Và khi đó, ngay cả trong các cửa hàng, người ta cũng không tỏ thái độ với người vô gia cư. Thậm chí, dậu hiệu lịch sự được dựng lên với tấm biển: “Xin vui lòng cho người khác cơ hội ngồi xuống đây”.

Theo Soha/ trí thức trẻ