Dù không được đào tạo chính quy như nhiều ca sĩ khác, nhưng bằng sự đặc biệt trong tiếng hát, cùng kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm làm việc với những nhạc sĩ lớn, Hồng Nhung vẫn sở hữu nhiều kĩ thuật đáng nể. Sau đây là đôi nét về giọng hát của cô.
Loại giọng: lirico mezzo soprano (nữ trung trữ tình). Cũng có ý kiến cho rằng Hồng Nhung từng là một soprano trong những năm đầu đi hát.
Quãng giọng: D3 (Rê quãng 3) tới C#6 (Đô thăng quãng 6), gần 3 quãng 8.
Quãng trầm: D3 (Rê quãng 3) tới F3 (Fa quãng 3).
Quãng giọng ngực và giọng pha: A#4 (La thăng quãng 4) tới F#5 (Fa thăng quãng 5).
Quãng giọng giả thanh: A4 (La quãng 4) tới C#6 (Đô thăng quãng 6).
Longest notes (note dài nhất): 20 giây.
Hồng Nhung sở hữu một chất giọng đẹp, mềm mại, ấm áp, với âm sắc riêng. Thậm chí, khi các giảng viên thanh nhạc tại Nhạc viện Ukraine nghe màn trình diễn của cô lúc đã ngoài 40 tuổi, họ vẫn phải khen ngợi rằng giọng hát này rất đẹp.
Do ảnh hưởng từ lối hát đồng ca khi còn nhỏ, Hồng Nhung thường mở khẩu hình hình oval và hơi rướn giọng lúc hát. Đây là một đặc trưng trong phong cách của cô.
Là giọng mezzo soprano nên Hồng Nhung có sự phát triển tốt ở quãng trung và trầm. Cô có thể hát thoải mái và điều khiển tốt quãng trầm với sự hỗ trợ (support) đều đặn dưới tận D3, một nốt khá thấp với giọng nữ nói chung. Nghe ở 0:36 clip sau.
Các nốt trầm được Hồng Nhung sử dụng để tạo nên lối hát tự sự, nhả vào các con chữ giúp tăng thêm chiều sâu cho câu hát, nên rất có cảm xúc, chứ không phải sự phô diễn quãng giọng đơn thuần.
Quãng trung của Hồng Nhung được phát triển khá tốt, với nhiều đặc trưng riêng có của cô. Sở hữu chất giọng vang bẩm sinh, nên giọng Hồng Nhung rất bắt mic. Quãng trung của cô tuy không quá dày như nhiều nữ trung khác, nhưng lại có độ sáng lớn. Độ sáng kết hợp cùng độ vang bẩm sinh trong một giọng nữ trung giúp Hồng Nhung dễ dàng hát nổi trên dàn nhạc cũng như những giọng ca khác nếu hát chung.
Vì vậy, dù không phải một giọng hát quá dày, quá to, quá lực như Thanh Lam, SiuBlack, Phương Thanh..., cũng không cần phải hát lên gân, chỉ cần belt giọng một cách bình thường, Hồng Nhung vẫn nổi hơn nhiều giọng hát khác. Đó là lí do vì sao Hồng Nhung chưa từng một lần bị áp đảo trên sân khấu, ngay cả khi phải hát với nhiều giọng ca to khỏe khác, dù cô hát rất bình thường, không theo lối phô diễn nội lực. Có thể kiểm chứng điều này qua những màn live sau.
Ở quãng trung, Hồng Nhung hát rất đa dạng, lúc thì mềm mại, trữ tình, lúc lại hùng tráng, khỏe khoắn.
Do chăm chỉ luyện tập yoga, Hồng Nhung có một làn hơi dài và cột hơi chắc chắn. Điều này giúp tạo ra thế mạnh cho Hồng Nhung ở những quãng dài bất tận, biến nó thành đặc trưng riêng của cô. Có thể nói, Hồng Nhung là nữ ca sĩ sở hữu nhiều long notes nhất nhạc nhẹ Việt Nam. Kỉ lục giữ nốt lâu nhất của Hồng Nhung là 20 giây, ngoài ra còn vô số những long notes dài trên 10 giây. Các long note thường được hát trên quãng belt trung.
Hồng Nhung có hai cách kéo dài long notes. Thông thường, cô vẫn kèm theo ngân rung (vibrato) như nhiều ca sĩ khác. Nhưng trong nhiều màn trình diễn, cô bỏ đi vibrato, chỉ kéo giọng không, để tạo hiệu ứng và chất riêng cho bài hát. Nếu không dùng vibrato, rất khó để giữ được nốt dài, nhưng Hồng Nhung vẫn làm được điều đó, nhờ có một cột hơi vững chắc. Đây là lối hát đặc trưng ở Hồng Nhung, ít thấy ở các ca sĩ khác. Và dù phải kéo nốt rất lâu, nhưng Hồng Nhung vẫn giữ được độ chắc, khỏe trong suốt làn hơi đó.
Dù là giọng nữ trung, lại hát theo lối truyền thống, nhưng Hồng Nhung vẫn mixed được nhiều nốt cao là F5 và F#5. Các nốt này dù có thể chưa được kiểm soát tốt và ổn định, chuẩn mực, nhưng vẫn khá có lực, duy trì được. Dù sao đi nữa, quãng cao cũng không phải là lợi thế của nữ trung như Hồng Nhung.
Giả thanh của Hồng Nhung được đánh giá là khá mượt mà, sáng đẹp, có chất trữ tình và soft (mềm). Những nốt giả thanh đẹp nhất của Hồng Nhung rơi vào khoảng B5 (Si quãng 5). Nghe từ 3:12 clip sau.
Ngay từ thập niên 90, Hồng Nhung đã biết vận dụng những lối hát hiện đại của âm nhạc quốc tế vào nhạc Việt, với những kĩ thuật mới như melisma, vocal runs, để tạo nên các cách hát ngẫu hứng, có ảnh hưởng tới nhạc Việt sau này.
Ngoài ra, Hồng Nhung cũng biết vận dụng những cách hát nảy âm, đổ chữ trong âm nhạc truyền thống của dân tộc vào nhạc nhẹ.
Hồng Nhung hát rất tròn vành, rõ chữ, lại thanh thoát đúng chất giọng Hà Nội, nên nghe rất dễ chịu. Đây là lợi thế giúp cô hát rất hay những ca khúc về Hà Nội.
Đặc trưng của Hồng Nhung là hát rất tự sự, giản dị, mộc mạc, chậm rãi, nhả chữ tinh tế, hát mà như kể chuyện, nên rất lôi cuốn, tạo cảm xúc lớn. Chính nhờ sự giản dị, nên nhiều ca sĩ hát lại các ca khúc của Hồng Nhung dù có dùng nhiều kĩ thuật hơn cũng không thể hay như cô.
Chẳng hạn, trong màn live ca khúc Một mình, bằng cách hát như kể một câu chuyện với việc nhấn vào từng chữ, ngắt nghỉ một cách đầy tinh tế, cô đã lấy đi nước mắt của nhiều khán giả. Chính nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả ca khúc cũng khóc sau cánh gà khi nghe tiếng hát Hồng Nhung cất lên.
Đề thấy được sự tinh tế trong cách nhả chữ của Hồng Nhung, hãy nghe cô và Mỹ Tâm cũng hát đoạn đầu ca khúc Một mình sau. Cách nhấn vào chữ "nhớ" như đang hát ru giúp phần hát của cô chan chứa nhiều cảm xúc hơn Mỹ Tâm.
Không phải ngẫu nhiên mà một ca sĩ không được đào tạo bài bản về thanh nhạc như Hồng Nhung lại có thể đứng vững trên đỉnh cao âm nhạc suốt hơn 20 năm qua. Ngoài sự sáng tạo trong công việc, khéo léo trong ứng xử, cô còn sở hữu nhiều ưu điểm, đặc trưng riêng trong giọng hát, được tôi luyện từ tư duy của cô.
Loại giọng: lirico mezzo soprano (nữ trung trữ tình). Cũng có ý kiến cho rằng Hồng Nhung từng là một soprano trong những năm đầu đi hát.
Quãng giọng: D3 (Rê quãng 3) tới C#6 (Đô thăng quãng 6), gần 3 quãng 8.
Quãng trầm: D3 (Rê quãng 3) tới F3 (Fa quãng 3).
Quãng giọng ngực và giọng pha: A#4 (La thăng quãng 4) tới F#5 (Fa thăng quãng 5).
Quãng giọng giả thanh: A4 (La quãng 4) tới C#6 (Đô thăng quãng 6).
Longest notes (note dài nhất): 20 giây.
Hồng Nhung sở hữu một chất giọng đẹp, mềm mại, ấm áp, với âm sắc riêng. Thậm chí, khi các giảng viên thanh nhạc tại Nhạc viện Ukraine nghe màn trình diễn của cô lúc đã ngoài 40 tuổi, họ vẫn phải khen ngợi rằng giọng hát này rất đẹp.
Màn trình diễn được các giảng viên thanh nhạc tại Ukraine khen ngợi về chất giọng đẹp
Do ảnh hưởng từ lối hát đồng ca khi còn nhỏ, Hồng Nhung thường mở khẩu hình hình oval và hơi rướn giọng lúc hát. Đây là một đặc trưng trong phong cách của cô.
Là giọng mezzo soprano nên Hồng Nhung có sự phát triển tốt ở quãng trung và trầm. Cô có thể hát thoải mái và điều khiển tốt quãng trầm với sự hỗ trợ (support) đều đặn dưới tận D3, một nốt khá thấp với giọng nữ nói chung. Nghe ở 0:36 clip sau.
Eb3 ở 1:38
Eb3 ở 2:00
Eb3 ở 2:00
Quãng trung của Hồng Nhung được phát triển khá tốt, với nhiều đặc trưng riêng có của cô. Sở hữu chất giọng vang bẩm sinh, nên giọng Hồng Nhung rất bắt mic. Quãng trung của cô tuy không quá dày như nhiều nữ trung khác, nhưng lại có độ sáng lớn. Độ sáng kết hợp cùng độ vang bẩm sinh trong một giọng nữ trung giúp Hồng Nhung dễ dàng hát nổi trên dàn nhạc cũng như những giọng ca khác nếu hát chung.
Vì vậy, dù không phải một giọng hát quá dày, quá to, quá lực như Thanh Lam, SiuBlack, Phương Thanh..., cũng không cần phải hát lên gân, chỉ cần belt giọng một cách bình thường, Hồng Nhung vẫn nổi hơn nhiều giọng hát khác. Đó là lí do vì sao Hồng Nhung chưa từng một lần bị áp đảo trên sân khấu, ngay cả khi phải hát với nhiều giọng ca to khỏe khác, dù cô hát rất bình thường, không theo lối phô diễn nội lực. Có thể kiểm chứng điều này qua những màn live sau.
All out of love (song ca với Thanh Lam)
Nhịp đập con tim (hát cùng Phương Thanh, Thu Phương)
Cho em một ngày (song ca cùng Thu Minh)
Lắng nghe mùa xuân về (hát cùng Thanh Lam, Mỹ Linh, Hà Trần, Bằng Kiều)
Nhịp đập con tim (hát cùng Phương Thanh, Thu Phương)
Cho em một ngày (song ca cùng Thu Minh)
Lắng nghe mùa xuân về (hát cùng Thanh Lam, Mỹ Linh, Hà Trần, Bằng Kiều)
Ở quãng trung, Hồng Nhung hát rất đa dạng, lúc thì mềm mại, trữ tình, lúc lại hùng tráng, khỏe khoắn.
Do chăm chỉ luyện tập yoga, Hồng Nhung có một làn hơi dài và cột hơi chắc chắn. Điều này giúp tạo ra thế mạnh cho Hồng Nhung ở những quãng dài bất tận, biến nó thành đặc trưng riêng của cô. Có thể nói, Hồng Nhung là nữ ca sĩ sở hữu nhiều long notes nhất nhạc nhẹ Việt Nam. Kỉ lục giữ nốt lâu nhất của Hồng Nhung là 20 giây, ngoài ra còn vô số những long notes dài trên 10 giây. Các long note thường được hát trên quãng belt trung.
20 giây (6:48), 17 giây (9:03)
16 giây (4:31)
13 giây (4:51)
14 giây (5:01)
15 giây (4:30)
16 giây (4:31)
13 giây (4:51)
14 giây (5:01)
15 giây (4:30)
Hồng Nhung có hai cách kéo dài long notes. Thông thường, cô vẫn kèm theo ngân rung (vibrato) như nhiều ca sĩ khác. Nhưng trong nhiều màn trình diễn, cô bỏ đi vibrato, chỉ kéo giọng không, để tạo hiệu ứng và chất riêng cho bài hát. Nếu không dùng vibrato, rất khó để giữ được nốt dài, nhưng Hồng Nhung vẫn làm được điều đó, nhờ có một cột hơi vững chắc. Đây là lối hát đặc trưng ở Hồng Nhung, ít thấy ở các ca sĩ khác. Và dù phải kéo nốt rất lâu, nhưng Hồng Nhung vẫn giữ được độ chắc, khỏe trong suốt làn hơi đó.
Dù là giọng nữ trung, lại hát theo lối truyền thống, nhưng Hồng Nhung vẫn mixed được nhiều nốt cao là F5 và F#5. Các nốt này dù có thể chưa được kiểm soát tốt và ổn định, chuẩn mực, nhưng vẫn khá có lực, duy trì được. Dù sao đi nữa, quãng cao cũng không phải là lợi thế của nữ trung như Hồng Nhung.
F#5 (10:08)
F5 (8:51)
F5 (8:51)
Giả thanh của Hồng Nhung được đánh giá là khá mượt mà, sáng đẹp, có chất trữ tình và soft (mềm). Những nốt giả thanh đẹp nhất của Hồng Nhung rơi vào khoảng B5 (Si quãng 5). Nghe từ 3:12 clip sau.
Melisma (5:35), vocal runs (5:40)
Ngoài ra, Hồng Nhung cũng biết vận dụng những cách hát nảy âm, đổ chữ trong âm nhạc truyền thống của dân tộc vào nhạc nhẹ.
Hồng Nhung hát rất tròn vành, rõ chữ, lại thanh thoát đúng chất giọng Hà Nội, nên nghe rất dễ chịu. Đây là lợi thế giúp cô hát rất hay những ca khúc về Hà Nội.
Chẳng hạn, trong màn live ca khúc Một mình, bằng cách hát như kể một câu chuyện với việc nhấn vào từng chữ, ngắt nghỉ một cách đầy tinh tế, cô đã lấy đi nước mắt của nhiều khán giả. Chính nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả ca khúc cũng khóc sau cánh gà khi nghe tiếng hát Hồng Nhung cất lên.
Đức Long
Theo Vietnamnet