Nhắc đến những hủ tục man rợ này nhiều người sẽ nghĩ rằng có lẽ nó chỉ còn tồn tại trong quá khứ. Tuy nhiên, hiện tại thì hằng ngày hằng giờ trôi qua những nghi lễ trừng phạt vô cùng bạo lực và dã man vẫn còn tồn tại đâu đó trên thế giới.
Đã có rất nhiều tổ chức bảo vệ phụ nữ lên tiếng về những hành động dã man này tuy nhiên tại một số nơi ngay cả những ngườiphụ nữ cũng chấp nhận hình phạt này như 1 lẽ tự nhiên.
Một trong những hủ tục kinh dị nhất vẫn còn duy trì đến bây giờ là hủ tục cắt âm vật của bé gái. Với quan niệm sau khi cắt âm vật các bé gái sẽ giữ được sự trinh tiết của mình trước khi lập gia đình. Nếu bé gái nào không cắt âm vật tức là đi ngược lại với quan niệm và bị mọi người tẩy chay. Các quốc gia ở Trung Đông và Châu Phi vẫn duy trì hủ tục man rợ này.
Trong giai đoạn từ 4 đến 10 tuổi các bé gái phải trải qua nghi thức cắt âm vật với cách thức vô cùng thô sơ mà không hề được gây mê. Rất nhiều hậu quả vô cùng khủng khiếp như tử vong, nhiễm trùng vô sinh là những hậu quả mà các bé phải gánh chịu.
"Ngày đèn đỏ" của phụ nữ trong quan niệm của người Nepal là một trong những ngày kinh khủng và độc hại nhất nếu ở cùng người khác. Vì thế, với phụ nữ ở vùng Achham, Nepal thì 4 ngày trong kỳ kinh nguyệt phải rời khỏi ra ra nhà kho ở. Với những phụ nữ chưa kết hôn ở phải ở nhà kho khoảng 7 ngày.
Không những thế, phụ nữ sau khi sinh cũng đại diện cho sự ô ếu trong quan niệm của nhiều tộc người Nepal. Sau ngày sinh rất nhiều sản phụ phải ra chuồng bò hoặc nhà kho ở mà không được tiếp xúc với ai. Rất nhiều vụ sản phụ đã chết vì mất sức và nhiễm trùng.
Tại Cemeroon, cách để các bậc cha mẹ bảo vệ con cái cũng không kém phần man rợ khi họ dùng những khối sắt nóng để là ngực các cô bé. Theo những bậc cha mẹ ở đây thì việc là ngực sẽ giúp những cô gái này giống con trai và sẽ không bị hiếp dâm.
Việc là ngực này được diễn ra với hình thức thô sơ nên thường để lại dấu tính khủng khiếp với những đứa trẻ. Rất nhiều bé gái bị ám ảnh tinh thần sau hủ tục man rợ này.
Đỉnh điểm của những hủ tục kinh dị này chính là màn trừng phạt thiêu sống phụ nữ. Tại một số quốc gia khi phụ nữ làm sai điều gì đó hoặc bị "vẩn đục" đồng nghĩa với việc họ làm xấu đi thanh danh của gia đình. Chính vì thế, chỉ khi nào gia đình thiêu sống cô gái này thì họ mới có thể chuộc lại danh dự cho cả dòng tộc mình.
Nguyên nhân những cô gái bị thiêu sống rất nhiều và phi lí ví dụ như không đồng ý với hôn nhân, ăn mặc sai quy tắc, bị hiếp dâm...Ngoài ra nếu không đủ tiền hồi môn cho nhà chú rể, những cô dâu mới cũng có thể thiêu sống 1 cách dã man.
Những tưởng rằng những hủ tục này chỉ còn trong thời xa xưa khi xã hội còn chưa phát triển nhưng hiện nay nó vẫn tồn tại âm ỉ trong lòng nhiều quốc gia. Có lẽ mỗi quốc gia nên có biện pháp nhằm chống bạo lực phụ nữ và bảo vệ những con người đại diện cho phái yếu.
Đã có rất nhiều tổ chức bảo vệ phụ nữ lên tiếng về những hành động dã man này tuy nhiên tại một số nơi ngay cả những ngườiphụ nữ cũng chấp nhận hình phạt này như 1 lẽ tự nhiên.
Hãy bảo vệ phái yếu bởi họ là 1 nửa thế giới.
Một trong những hủ tục kinh dị nhất vẫn còn duy trì đến bây giờ là hủ tục cắt âm vật của bé gái. Với quan niệm sau khi cắt âm vật các bé gái sẽ giữ được sự trinh tiết của mình trước khi lập gia đình. Nếu bé gái nào không cắt âm vật tức là đi ngược lại với quan niệm và bị mọi người tẩy chay. Các quốc gia ở Trung Đông và Châu Phi vẫn duy trì hủ tục man rợ này.
Trong giai đoạn từ 4 đến 10 tuổi các bé gái phải trải qua nghi thức cắt âm vật với cách thức vô cùng thô sơ mà không hề được gây mê. Rất nhiều hậu quả vô cùng khủng khiếp như tử vong, nhiễm trùng vô sinh là những hậu quả mà các bé phải gánh chịu.
Các bé gái bị cắt âm vật trong tình trạng vô cùng thô sơ và không hề có gây mê.
"Ngày đèn đỏ" của phụ nữ trong quan niệm của người Nepal là một trong những ngày kinh khủng và độc hại nhất nếu ở cùng người khác. Vì thế, với phụ nữ ở vùng Achham, Nepal thì 4 ngày trong kỳ kinh nguyệt phải rời khỏi ra ra nhà kho ở. Với những phụ nữ chưa kết hôn ở phải ở nhà kho khoảng 7 ngày.
Không những thế, phụ nữ sau khi sinh cũng đại diện cho sự ô ếu trong quan niệm của nhiều tộc người Nepal. Sau ngày sinh rất nhiều sản phụ phải ra chuồng bò hoặc nhà kho ở mà không được tiếp xúc với ai. Rất nhiều vụ sản phụ đã chết vì mất sức và nhiễm trùng.
Tại Cemeroon, cách để các bậc cha mẹ bảo vệ con cái cũng không kém phần man rợ khi họ dùng những khối sắt nóng để là ngực các cô bé. Theo những bậc cha mẹ ở đây thì việc là ngực sẽ giúp những cô gái này giống con trai và sẽ không bị hiếp dâm.
Hủ tục là ngực man rợ.
Việc là ngực này được diễn ra với hình thức thô sơ nên thường để lại dấu tính khủng khiếp với những đứa trẻ. Rất nhiều bé gái bị ám ảnh tinh thần sau hủ tục man rợ này.
Đỉnh điểm của những hủ tục kinh dị này chính là màn trừng phạt thiêu sống phụ nữ. Tại một số quốc gia khi phụ nữ làm sai điều gì đó hoặc bị "vẩn đục" đồng nghĩa với việc họ làm xấu đi thanh danh của gia đình. Chính vì thế, chỉ khi nào gia đình thiêu sống cô gái này thì họ mới có thể chuộc lại danh dự cho cả dòng tộc mình.
Một thiếu nữ may mắn thoát khỏi đám thiêu sống.
Nguyên nhân những cô gái bị thiêu sống rất nhiều và phi lí ví dụ như không đồng ý với hôn nhân, ăn mặc sai quy tắc, bị hiếp dâm...Ngoài ra nếu không đủ tiền hồi môn cho nhà chú rể, những cô dâu mới cũng có thể thiêu sống 1 cách dã man.
Những tưởng rằng những hủ tục này chỉ còn trong thời xa xưa khi xã hội còn chưa phát triển nhưng hiện nay nó vẫn tồn tại âm ỉ trong lòng nhiều quốc gia. Có lẽ mỗi quốc gia nên có biện pháp nhằm chống bạo lực phụ nữ và bảo vệ những con người đại diện cho phái yếu.
Theo Trí thức trẻ