Văn hóa của bộ lạc Baiga gắn liền với tập tục xăm mình

Hủ tục kết hôn cận huyết và cách đặt tên kỳ lạ của bộ lạc Baiga-1
Phụ nữ bộ lạc Baiga. Ảnh: mp travelogue

Baiga được biết đến là một trong những bộ lạc cổ xưa ở Ấn Độ. Ngày nay, người Baiga tập trung chủ yếu ở khu vực Kawardha và Bilaspur, ngoài ra còn tìm thấy tại Dindori, Mandla, Jabalpur, quận Shahdol của Madhya Pradesh.

Bộ lạc Baiga sống gắn bó với thiên nhiên và có quan hệ mật thiết với hệ sinh thái rừng. Bên cạnh săn bắn hái lượm truyền thống, họ còn duy trì tập quán sản xuất nông nghiệp du canh cũng như cực kỳ hiểu biết về thảo dược hay các đặc tính chữa bệnh từ động thực vật khác nhau được tìm thấy trong rừng ở miền trung Ấn Độ. 

Nền nông nghiệp du canh xuất phát từ việc đốt phá các khoảnh rừng và gieo hạt được bón bằng tro sau những trận mưa. Theo thời gian, từ sau thời kỳ thuộc địa vào thế kỷ 19, hầu hết bộ lạc Baiga đã học hỏi và áp dụng các phương pháp xới đất để canh tác.

Hủ tục kết hôn cận huyết và cách đặt tên kỳ lạ của bộ lạc Baiga-2
Lương thực chính của người Baiga là kê, lúa mì, các loại nấm,vv… Ảnh: downtoearth.org.in

Lương thực chính của bộ lạc Baiga gồm kodo, kutki, thóc, lúa mì, ngô và masoor. Ngoài ra, một trong những thành phần quan trọng trong thức ăn của họ là Pej - được chế biến bằng cách nghiền các loại ngũ cốc và sau đó đun sôi trong nước. 

Trong bữa ăn của bộ lạc Baiga còn bổ sung nhiều loại nấm, rễ cây và rau bhaajis. Hơn nữa, rượu mahua được họ sử dụng không chỉ trong gia đình mà còn "thức uống" không thể thiếu trong các dịp lễ, kỷ niệm.

Ngày nay, các đồ dùng như nồi, chảo hay các dụng cụ khác làm bằng thép, nhôm và đồng thau trở nên phổ biến hơn trong căn bếp của người Baiga.

Tuy nhiên, ở một số hộ gia đình, họ vẫn duy trì sử dụng nồi đất để nấu ăn hay dự trữ thực phẩm; đặc biệt thói quen lấy lá thay cho đĩa và bầu để uống nước.

Hủ tục kết hôn cận huyết và cách đặt tên kỳ lạ của bộ lạc Baiga-3
Nghi lễ Karma của người Baiga. Ảnh: Sayantan Bera

Trang phục truyền thống của phụ nữ bộ lạc Baiga được gọi là lugra - một loại vải màu hồng được quấn quanh eo, vắt ngang ngực và thắt ở vai.

Tuy nhiên gần đây, phụ nữ lại ưa chuộng mặc những bộ sari hơn, họ còn đeo trang sức, vòng cổ làm từ các chuỗi hạt và đồng xu nhiều màu sắc khác nhau, hay vòng tay làm bằng bạc và nhôm.

Với nam giới của bộ lạc Baiga, hiện nay, họ thường mặc quần tây ngắn trên đầu gối, áo gi-lê, hay áo phông đơn giản. Trước đây, đàn ông có tục để tóc dài buộc thành những búi, nhưng bây giờ đã mai một và dần biến mất theo thời gian.

Hủ tục kết hôn cận huyết và cách đặt tên kỳ lạ của bộ lạc Baiga-4
Tập tục xăm mình của phụ nữ Baiga. Ảnh: neerajvegad

Văn hóa bộ lạc Baiga gắn liền với tập tục xăm mình, điều đặc biệt đây là nét truyền thống lâu đời của phụ nữ bản địa nơi đây. Họ xăm lên cơ thể với nhiều hình thù khác nhau: hình mặt trăng, tam giác, chữ thập, dấu chấm,...

Phần trán họ thường xăm những đường thẳng song song xen kẽ những dấu chấm khác. Người dân Baiga tin rằng, những hình xăm sẽ giúp họ thể hiện được danh tính của mình trên thiên đàng sau khi qua đời.

Văn hóa xăm mình ở phụ nữ bắt đầu từ mùa đông và nam giới không được phép chứng kiến.

Kỳ lạ bộ lạc Baiga cho phép anh em ruột kết hôn với nhau

Hủ tục kết hôn cận huyết và cách đặt tên kỳ lạ của bộ lạc Baiga-5
Người Baiga cực kỳ am hiểu về các loại hình xăm khác nhau. Ảnh: The Guardians

Về hôn nhân, người Baiga được phép tự do yêu đương khi nam nữ đã đủ tuổi vị thành niên. Việc kết hôn thường là do nhà trai sẽ làm chủ và cần phải có sự đồng thuận của bố mẹ cô dâu.

Trong trường hợp ly hôn, chế độ đa thê được cho phép nhưng vẫn ở một mức độ hạn chế.

Điều kỳ lạ là quy tắc của người Baiga cũng cho phép kết hôn giữa anh em ruột hoặc anh em họ. Nếu người đó vẫn không tìm thấy ai trong dòng họ để kết hôn thì buộc tìm một người trong làng nhận làm chú hoặc dì để rồi cưới chính con trai hoặc con gái họ.

Hủ tục kết hôn cận huyết và cách đặt tên kỳ lạ của bộ lạc Baiga-6
Một vị trưởng làng của bộ lạc Baiga. Ảnh: Steven Goethals

Sau khi kết hôn, tất cả mọi thứ mà người vợ làm ra đều thuộc về nhà chồng. Sau khi sinh con, người phụ nữ bị coi là không còn trong trắng trong vòng 1 tháng.

Sau đó, người trong làng sẽ tiến hành thanh tẩy và bắt đầu đặt tên cho đứa bé. Nếu đứa trẻ đó không may sinh ra bị khuyết tật, người ta sẽ đặt tên theo phần khiếm khuyết đó như: Langra (què) hay Bahira (điếc).

Hủ tục kết hôn cận huyết và cách đặt tên kỳ lạ của bộ lạc Baiga-7
Ảnh: Wietse Jongsma

Đối với những người đã khuất, bộ lạc Baiga thường chôn họ mà không "mảnh vải che thân" và đầu thì hướng về phía nam.

Trong đám tang, họ cúng hai loại gà trắng và đen ngay tại bờ suối. Một phần họ giữ lại cho người đã khuất, phần còn lại sẽ ăn sau khi làm lễ.

Suốt thời gian này, mọi công việc gia đình sẽ phải dừng lại và bạn bè hay láng giềng sẽ giúp họ cung cấp thức ăn.

Theo Dân Việt