Hủ tục khắc dấu hay nói nôm na là “rạch mặt” là tục lệ từ rất lâu đời, còn tồn tại ở những bộ tộc ít người tại châu Phi.
Đây là cách để người ta đánh dấu tuổi trưởng thành của những đứa trẻ, thậm chí được coi là hình thức làm đẹp, đồng thời khẳng định đó là thành viên của bộ tộc.
Có thể nói, đây là cách các bộ tộc thể hiện được nét bản sắc riêng trên gương mặt họ.
Gương mặt của một em bé bị rạch trong nghi lễ trưởng thành
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, việc “rạch mặt” được người dân tin rằng đó là cách kết nối giữa họ với tổ tiên. Những dấu vết này được tạo ra từ những vật sắc nhọn như dao, đá, hay thủy tinh “rạch” lên mặt đứa trẻ, trang trí lên da như “hình xăm”.
Tại Papua New Guinea, những người đàn ông còn rạch da của họ thành từng mảng như da cá sấu, tạo nên các vết sẹo gợn sóng, khiến người ta liên tưởng tới bộ da có lớp vảy của loài bò sát. Nghệ thuật cơ thể này liên quan tới bộ lạc hay tôn giáo cụ thể.
Mỗi "họa tiết" trên gương mặt đều phản ánh những nét riêng của từng bộ lạc, thậm chí là cả tôn giáo
Với một số bộ lạc thiểu số, tục lệ “khắc dấu” lên mặt mang ý nghĩa rất lớn, được coi là một nghi lễ.
Nhóm dân tộc Houeda là một trong số một số bộ lạc ở Benin, Tây Phi, tin rằng trẻ em sau khi có vết sẹo để lại từ lần “rạch mặt” sẽ giúp chúng có sự kết nối với tổ tiên xa xưa.
Sau buổi lễ như vậy, trẻ em được đặt tên, đưa tới tu viện nơi có vị tu six giúp chúng “giao tiếp” với thế hệ trước.
Sau khi được “khắc dấu” lên mặt, những đứa trẻ được làm sạch vết thương bằng thuốc thực vật tự chế, thậm chí là than để vết hở mau lành.
Tuy nhiên đến nay, hủ tục này đang trở nên ít dần. Một số người đã ý thức được việc rạch da có thể khiến lây lan những bệnh truyền nhiễm.
Một em bé phải chịu đau đớn trong nghi lễ này
Tục khắc mặt đã tồn tại qua nhiều thế kỷ ở những bộ lạc thiểu số tại châu Phi
Một số bộ tộc tin rằng, những vết rạch trên mặt giúp họ kết nối với tổ tiên
Dụng cụ rạch thường là dao, đá sắc hoặc thủy tinh
Ngày nay, hủ tục này không còn phổ biến như trước kia
Theo Dân trí