Trong một nền công nghiệp giải trí mà các nghệ sỹ phụ thuộc nặng nề vào công chúng, sợ dư luận một phép như Kpop, không lạ khi người ta cứ suốt ngày thấy truyền thông đưa tin về chuyện cư dân mạng Hàn đang chỉ trích cái này, ném đá cái kia, nghệ sỹ A, nhóm nhạc B lên tiếng xin lỗi vì "dám" thế này, thế nọ. Lỗi tại ai? Lỗi đầu tiên chính là tại sự nhún nhường, tôn fan lên làm... thánh của các công ty quản lý và nghệ sỹ. Biết được quyền lực của mình, Kpop fan Hàn lại càng tác oai tác quái, đầu tư vô số thời gian chỉ để soi mói nhất cử nhất động của các nghệ sỹ.
Giai đoạn mới nổi, các idolgroup lên báo với tần suất chóng mặt vì loạt thành tích liên tiếp...
... và cả vô số "phốt" lớn nhỏ
Những "phi vụ" điều tra, soi mói của Kpop fan Hàn có lúc đã giúp đưa ra ánh sáng những vụ việc thực sự đáng lên án, nhưng phần lớn thời gian lại chỉ là sự săm soi quá đáng, ném đá những việc chẳng có gì đáng để bị ném đá. Kết quả chung đều là "hại đời" nạn nhân bị săm soi mà ở đây chính là các nghệ sỹ. Và bạn có biết đâu là đối tượng bị cư dân mạng Hàn soi nhiều nhất không? Đúng rồi, chính là những "đứa" mới nổi:
2PM vừa nổi một cái là đã có người "đào mộ" cả nội dung Jay Park đăng trên MySpace từ tận 4 năm trước để "hại đời" nhóm
- Tháng 9/2009: 2PM "dính phốt" lúc vừa nổi lên với các hit "Again & Again" và "I Hate You" khi những dòng chia sẻ bất mãn về cuộc sống ở Hàn của cựu thủ lĩnh Jay Park trên MySpace cách đó... 4 năm bị cư dân mạng Hàn "đào mộ". Nhiều người ký tên đòi Jay Park phải chết. Jay Park đã quyết định rời nhóm và bay về Mỹ. 2PM và JYP sau đó đã bị lên án là tuyệt tình khi có những phát ngôn tỏ ý không muốn giữ Jay Park ở lại trong nhóm.
- Tháng 7/2012: T-ara "dính phốt" lúc đang nổi rần rần sau liên hoàn hit "Roly-Poly", "Cry Cry", "Lovey-Dovey". Xuất phát từ những dòng tweet bí ẩn của các thành viên T-ara cùng tuyên bố về sự thay đổi lớn trong nhóm, cư dân mạng đã trổ tài điều tra và đưa ra hàng loạt dẫn chứng cho nghi vấn Hwayoung đang bị các thành viên khác tẩy chay. Kpop thời gian này là cuộc chiến giữa "bằng chứng" của anti-fan và "bằng chứng" của fan, còn sự thật ra sao thì chỉ người trong cuộc mới rõ. Không may mắn như 2PM, cho đến lúc này T-ara vẫn chưa thể thoát nổi dư âm từ scandal 4 năm trước.
EXO - Nhóm nhạc thành công nhất 2013 và cũng là nhóm bị "ăn gạch" nhiều nhất 2013
- Năm 2013: EXO có màn tái xuất đầy ấn tượng sau một năm ra mắt hoạt động lẹt đẹt. Boygroup 12 thành viên nhà SM đạt được những thành công liên tiếp với cả hai ca khúc kén người nghe, "Wolf" và "Growl", giành vô số giải thưởng lớn nhỏ. Lý do EXO bị anti-fan tích cực ném đá trong thời gian này chủ yếu quanh đi quẩn lại chuyện nhóm "bất tài", thường xuyên hát nhép khi biểu diễn.
Mới nổi còn chưa leo lên hàng top idolgroup mà BTS đã được cư dân mạng "chăm sóc" rất kỹ, hết dính nghi vấn gian lận doanh số đến đạo nhái và khiêu khích đàn anh
- Năm 2015: BTS nổi lên với loạt hit "I Need U", "Dope" và "Run", bắt đầu lọt tầm ngắm của Kpop fan. Chỉ trong năm 2015, BTS đã "dính phốt" liên tiếp, năm lần bảy lượt bị cư dân mạng đưa vào vòng nghi vấn: gian lận doanh số album, đạo nhái EXO, Big Bang, có hành vi ăn mừng bị cho là khiêu khích boygroup nhà YG, v.v...
- Cuối 2015 - đầu 2016: G-Friend hot bất ngờ từ sau màn biểu diễn trên sân khấu trơn trượt nhất Kpop và sau đó là khi giật liên tiếp 15 cúp cho ca khúc thứ ba của nhóm, "Rough". Nhiều Kpop fan cả trong và ngoài nước đua nhau chê G-Friend bất tài, đơn giản vì bản thân họ không "thẩm" được "Rough". Mọi phát ngôn, hành động của G-Friend cũng bị soi "cháy xém": bị nghi giả vờ ngã để được chú ý, nhái SNSD, hát nhép trong radio show, cố rặn ra khóc khi giật cúp, thái độ với girlgroup đàn em, v.v...
Thời điểm bắt đầu nổi lên, được dư luận chú ý nhiều chính là quãng thời gian nhạy cảm và "nguy hiểm" nhất đối với nghệ sỹ xứ kim chi, đặc biệt là các idolgroup. Khi có một idolgroup mới nổi lên, phản ứng của Kpop fan sẽ có thể chia làm 5 nhóm:
- Nhóm 1: Rất thích. Nhóm này dĩ nhiên sẽ thành fan và nhảy vào công cuộc lùng sục thông tin về thần tượng mới.
- Nhóm 2: Thích bình thường. Có thể trở thành fan (nhưng không quan tâm lắm chuyện tìm hiểu về nghệ sỹ), có thể không trở thành fan.
- Nhóm 3: Không thích cũng không ghét. Nói tóm lại là... không có cảm xúc gì hết nên chẳng quan tâm.
- Nhóm 4: Không ưa nhưng không rảnh rỗi đến mức muốn đi làm những trò ném đá, dìm hàng dưới mọi hình thức.
- Nhóm 5: Không ưa và vô công rồi nghề nên có rất nhiều thời gian để đầu tư cho việc đi ném đá, dìm hàng đứa mình ghét.
Đừng bạ ai nói gì cũng nghe, không cần biết đúng sai, vội vàng chụp mũ đánh giá
hay tệ hơn là hùa theo "ném đá" các nghệ sỹ
Nhóm 4 có thể cũng không hiểu vì sao người ta lại thích nổi cái nhóm A, không hiểu vì sao cái nhóm A này lại nổi tiếng đến vậy, không thấy ca khúc của nhóm A có gì hay ho, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đấy. Còn nhóm 5? Tên gọi khác của nhóm 5 chính là "trẻ trâu" vì họ thường rất trẻ, do đó còn bồng bột, hành động thiếu suy nghĩ và quan trọng hơn, họ rất rảnh. Có lẽ đối với nhóm Kpop fan "trẻ trâu", không gì gai mắt hơn một idolgroup họ-chẳng-thấy-có-gì-hay-ho nhưng lại cứ thành công và nổi tiếng.
Kết
Những idolgroup mới nổi có xu hướng "ăn gạch" nhiều hơn bình thường, phần lớn thời gian không phải vì họ đáng "ăn gạch" thật mà đơn giản vì họ đang là tâm điểm bị săm soi của những Kpop fan "trẻ trâu" rảnh rỗi. Vậy nên hãy tìm hiểu thông tin kỹ càng trước khi vội đánh giá hay tệ hơn là hùa theo "ném đá" bất kỳ nghệ sỹ nào.
Giai đoạn mới nổi, các idolgroup lên báo với tần suất chóng mặt vì loạt thành tích liên tiếp...
... và cả vô số "phốt" lớn nhỏ
Những "phi vụ" điều tra, soi mói của Kpop fan Hàn có lúc đã giúp đưa ra ánh sáng những vụ việc thực sự đáng lên án, nhưng phần lớn thời gian lại chỉ là sự săm soi quá đáng, ném đá những việc chẳng có gì đáng để bị ném đá. Kết quả chung đều là "hại đời" nạn nhân bị săm soi mà ở đây chính là các nghệ sỹ. Và bạn có biết đâu là đối tượng bị cư dân mạng Hàn soi nhiều nhất không? Đúng rồi, chính là những "đứa" mới nổi:
2PM vừa nổi một cái là đã có người "đào mộ" cả nội dung Jay Park đăng trên MySpace từ tận 4 năm trước để "hại đời" nhóm
- Tháng 9/2009: 2PM "dính phốt" lúc vừa nổi lên với các hit "Again & Again" và "I Hate You" khi những dòng chia sẻ bất mãn về cuộc sống ở Hàn của cựu thủ lĩnh Jay Park trên MySpace cách đó... 4 năm bị cư dân mạng Hàn "đào mộ". Nhiều người ký tên đòi Jay Park phải chết. Jay Park đã quyết định rời nhóm và bay về Mỹ. 2PM và JYP sau đó đã bị lên án là tuyệt tình khi có những phát ngôn tỏ ý không muốn giữ Jay Park ở lại trong nhóm.
Không thể phủ nhận "đóng góp" lớn của cộng đồng thám tử tự xưng trên mạng trong vụ dìm T-ara xuống đáy showbiz Hàn
- Tháng 7/2012: T-ara "dính phốt" lúc đang nổi rần rần sau liên hoàn hit "Roly-Poly", "Cry Cry", "Lovey-Dovey". Xuất phát từ những dòng tweet bí ẩn của các thành viên T-ara cùng tuyên bố về sự thay đổi lớn trong nhóm, cư dân mạng đã trổ tài điều tra và đưa ra hàng loạt dẫn chứng cho nghi vấn Hwayoung đang bị các thành viên khác tẩy chay. Kpop thời gian này là cuộc chiến giữa "bằng chứng" của anti-fan và "bằng chứng" của fan, còn sự thật ra sao thì chỉ người trong cuộc mới rõ. Không may mắn như 2PM, cho đến lúc này T-ara vẫn chưa thể thoát nổi dư âm từ scandal 4 năm trước.
EXO - Nhóm nhạc thành công nhất 2013 và cũng là nhóm bị "ăn gạch" nhiều nhất 2013
- Năm 2013: EXO có màn tái xuất đầy ấn tượng sau một năm ra mắt hoạt động lẹt đẹt. Boygroup 12 thành viên nhà SM đạt được những thành công liên tiếp với cả hai ca khúc kén người nghe, "Wolf" và "Growl", giành vô số giải thưởng lớn nhỏ. Lý do EXO bị anti-fan tích cực ném đá trong thời gian này chủ yếu quanh đi quẩn lại chuyện nhóm "bất tài", thường xuyên hát nhép khi biểu diễn.
Mới nổi còn chưa leo lên hàng top idolgroup mà BTS đã được cư dân mạng "chăm sóc" rất kỹ, hết dính nghi vấn gian lận doanh số đến đạo nhái và khiêu khích đàn anh
- Năm 2015: BTS nổi lên với loạt hit "I Need U", "Dope" và "Run", bắt đầu lọt tầm ngắm của Kpop fan. Chỉ trong năm 2015, BTS đã "dính phốt" liên tiếp, năm lần bảy lượt bị cư dân mạng đưa vào vòng nghi vấn: gian lận doanh số album, đạo nhái EXO, Big Bang, có hành vi ăn mừng bị cho là khiêu khích boygroup nhà YG, v.v...
Mới đầu năm nhưng G-Friend cũng đã được cư dân mạng "ưu ái" cho bao nhiêu nickname: girlgroup giả tạo, kênh kiệu, bất tài, nhạt nhẽo, mắc "bệnh ngôi sao"
- Cuối 2015 - đầu 2016: G-Friend hot bất ngờ từ sau màn biểu diễn trên sân khấu trơn trượt nhất Kpop và sau đó là khi giật liên tiếp 15 cúp cho ca khúc thứ ba của nhóm, "Rough". Nhiều Kpop fan cả trong và ngoài nước đua nhau chê G-Friend bất tài, đơn giản vì bản thân họ không "thẩm" được "Rough". Mọi phát ngôn, hành động của G-Friend cũng bị soi "cháy xém": bị nghi giả vờ ngã để được chú ý, nhái SNSD, hát nhép trong radio show, cố rặn ra khóc khi giật cúp, thái độ với girlgroup đàn em, v.v...
Thời điểm bắt đầu nổi lên, được dư luận chú ý nhiều chính là quãng thời gian nhạy cảm và "nguy hiểm" nhất đối với nghệ sỹ xứ kim chi, đặc biệt là các idolgroup. Khi có một idolgroup mới nổi lên, phản ứng của Kpop fan sẽ có thể chia làm 5 nhóm:
- Nhóm 1: Rất thích. Nhóm này dĩ nhiên sẽ thành fan và nhảy vào công cuộc lùng sục thông tin về thần tượng mới.
- Nhóm 2: Thích bình thường. Có thể trở thành fan (nhưng không quan tâm lắm chuyện tìm hiểu về nghệ sỹ), có thể không trở thành fan.
- Nhóm 3: Không thích cũng không ghét. Nói tóm lại là... không có cảm xúc gì hết nên chẳng quan tâm.
- Nhóm 4: Không ưa nhưng không rảnh rỗi đến mức muốn đi làm những trò ném đá, dìm hàng dưới mọi hình thức.
- Nhóm 5: Không ưa và vô công rồi nghề nên có rất nhiều thời gian để đầu tư cho việc đi ném đá, dìm hàng đứa mình ghét.
Đừng bạ ai nói gì cũng nghe, không cần biết đúng sai, vội vàng chụp mũ đánh giá
hay tệ hơn là hùa theo "ném đá" các nghệ sỹ
Kết
Những idolgroup mới nổi có xu hướng "ăn gạch" nhiều hơn bình thường, phần lớn thời gian không phải vì họ đáng "ăn gạch" thật mà đơn giản vì họ đang là tâm điểm bị săm soi của những Kpop fan "trẻ trâu" rảnh rỗi. Vậy nên hãy tìm hiểu thông tin kỹ càng trước khi vội đánh giá hay tệ hơn là hùa theo "ném đá" bất kỳ nghệ sỹ nào.
Theo Trí Thức Trẻ