Hiện tại, Iran là thủ phủ của nghệ tây toàn thế giới. Thứ gia vị quý hiếm này đã được trồng ở Iran từ 3.000 năm trước và đất nước này sản xuất 90% số nghệ tây trên toàn thế giới mỗi năm. Nhờ điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng độc đáo, nghệ tây Iran có mùi thơm mạnh mẽ và kỳ lạ, đem đến sức sống mới cho ẩm thực, mỹ phẩm và y học cổ truyền.
Thực ra, thứ gia vị đắt đỏ này chỉ là nhụy hoa của cây nghệ tây (Crocus Sativus), mỗi cây chỉ có 4 hoa, mỗi bông hoa có 3 nhụy. Người nông dân trồng nghệ phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, vì chỉ cần trời trở lạnh, có mưa, nóng ẩm cũng sẽ khiến giảm sản lượng. Bên cạnh thời tiết còn hàng loại các loài động vật bị hấp dẫn bởi cây nghệ như chuột, chim, thỏ.
Những thương gia nghệ tây Iran bây giờ không còn được sử dụng mạng lưới ngân hàng quốc tế sau những kiện cáo về vũ khí hạt nhân của nước này. Vì lý do đó, họ phải thông qua các tay cò mồi để tiếp cận với khách hàng. Đôi khi, những doanh nhân hiền lành này phải dùng phương thức "hàng đổi hàng" để có thể lách qua những hạn chế của ngân hàng quốc tế. Đối tác chính của Iran hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ, lái buôn 2 nước này thường sử dụng tiền mặt để giao dịch.
Nhưng bất chấp những khó khăn, một thương gia Iran trung bình có thể xuất khẩu 50kg nghệ tây mỗi tháng, khách hàng của họ đã mở rộng sang vùng Vịnh và Trung Đông, thứ gia vị "thần thánh" này đã giúp tăng kim ngạch xuất khẩu của Iran lên 36% chỉ trong năm 2014. Hiện tại, giá mỗi kg nghệ tây là 2.000USD (42 triệu đồng).
Cũng có một số người đàn ông tham gia vào quá trình thu hoạch.
Nhưng họ rất hạn chế đụng vào sợi nhụy tươi.
Nghệ tây thành phẩm có thể bay hết mùi thơm chỉ sau vài ngày nếu không đậy kín.
Nghệ tây mang mùi thơm của thiên nhiên như của cỏ cây, mật ong, nó được dùng nhiều nhất trong ẩm thực cao cấp
Tinh chất nghệ tây để làm mỹ phẩm cũng chiếm phần không nhỏ trong sản lượng xuất khẩu của Iran.
Nghệ tây còn được dùng trong những ngày lễ hội như ngày lễ Jain Mahamastak Abhisheka tại Ấn Độ, người Ấn tin rằng màu đỏ của nghệ tây là màu của đức tin và sự ban phước.
Theo Trí Thức Trẻ