Phú Quý cách cảng Phan Thiết khoảng 120 km. Từ TP HCM, bạn có thể đi xe khách, tàu hỏa hoặc xe máy đến Phan Thiết, rồi đi tàu ra đảo. Thời gian di chuyển ra đảo khoảng 4 tiếng.
Ngay khi đặt chân lên cảng chính, bạn sẽ thấy ngay làn nước xan và trong vắt của biển Phú Quý.
Núi Cao Cát, một trong hai ngọn núi trên đảo, có những tảng đá hình thù kì lạ.
Nham thạch núi lửa, cộng với sự xâm thực, bào mòn của gió đã tạo nên những rãnh vặn xoắn độc đáo cho Cao Cát.
Từ đỉnh Cao Cát, bạn có thể ngắm toàn cảnh làng chài Long Hải, thuộc bờ phía đông của Phú Quý.
Cách Cao Cát không xa là mũi Doi (Mộ Thầy) với bãi biển xanh ngắt.
Mũi Doi là một mỏm đất nhô ra khỏi bờ biển, tiếng địa phương gọi là doi đất, nghĩa là dôi ra, dư ra.
Dọc hai bên mũi Doi, những hồ nuôi tôm, cá được xây dựng ngay trên bãi biển, thoạt nhìn như những đấu trường thời trung cổ.
Mũi Doi cũng là địa điểm lý tưởng để ngắm bình minh trên đảo.
Xuôi theo đường vành đai quanh đảo, tiếp đến là Gành Hang với những bờ đá cao hùng vĩ.
Cột cờ Phú Quý đặt tại điểm xa nhất về phía đông của đảo.
Qua những khúc quanh, biển xanh ngắt hiện ra không hề báo trước, đem lại một sự bất ngờ ngọt ngào.
Triều Dương là bãi tắm đẹp nhất trên đảo, với bờ cát trắng mịn, trải dài, biển trong xanh và ít đá.
Vòng hết một vòng quanh đảo, quay về hướng Tam Thanh, Ngũ Phụng, các bạn có thể ghé thăm chù Linh Quang, ngôi chùa lớn nhất trên đảo.
Sau đó, bạn hãy ghé làng chài Mỹ Khê, đi dạo trên bờ kè chắn sóng bao bọc hết mặt phía tây đảo.
Ngũ Phụng cũng là nơi tọa lạc ngọn núi Cấm, ngọn núi cao nhất trên đảo. Trên núi còn có ngọn đuốc Bác và hải đăng Phú Quý.
Bờ phía tây của đảo nhìn từ núi Cấm.
Theo Zing