Cách đây 6 năm, trong một chuyến đi đến tỉnh Kandal, phía nam Campuchia, nhà khoa học người Canada Christoper Charles đã phát hiện đa phần trẻ em đều trông rất nhỏ bé, yếu ớt, thậm chí có em trí não chậm phát triển.
Còn phụ nữ thì hay mệt mỏi và đau đầu, không thể làm việc. Phụ nữ mang thai phải đối mặt với những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng trước và sau khi sinh con, trong đó có xuất huyết.
Tiến sĩ Charles đã phát hiện ra nguyên nhân của vấn đề.
Thiếu máu là vấn đề dinh dưỡng phổ biến trên thế giới, chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi sinh con, thanh thiếu niên và trẻ em.
Tại các quốc gia đang phát triển như Campuchia, tỉ lệ này rất cao khi gần 50% phụ nữ và trẻ em bị thiếu máu, nguyên nhân chủ yếu do thiếu sắt.
Tuy nhiên, giải pháp uống sắt bổ sung lại không thật sự hiệu quả ở quốc gia này bởi vì giá thuốc và tác dụng phụ khiến người dân không muốn sử dụng.
Một cục sắt hình con cá
Tiến sĩ Charles đã có một ý tưởng độc đáo.
Lấy cảm hứng từ những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nấu ăn trong nồi gang tăng hàm lượng sắt trong thức ăn, ông đã quyết định đặt một cục sắt vào nồi và nấu cho kim loại "tan chảy".
Cục sắt có hình dạng giống con cá, biểu tượng của sự may mắn trong văn hóa Campuchia, được chế tạo nhằm giải phóng sắt, cung cấp cho trẻ em và phụ nữ đang bị thiếu chất.
"Thả cá vào nồi nước hoặc nồi canh, sau đó đun sôi ít nhất 10 phút, để sắt được giải phóng. Tiếp đó là lấy cá ra, cho thêm chút nước cốt chanh vào.
Đây là bước rất quan trọng, giúp hấp thu sắt tốt hơn", tiến sĩ Charles nói về công thức đơn giản này.
Theo ông Charles, nếu sử dụng cá sắt hàng ngày theo đúng quy chuẩn, nó sẽ cung cấp 75% nhu cầu sắt hàng ngày cho người trưởng thành, thậm chí đủ cho trẻ em.
Thử nghiệm được phổ biến rộng rãi khắp tỉnh Kandal và hàng trăm người dân đã hưởng ứng thực hiện. Sau 12 tháng, gần 1/2 số người tham gia không còn thiếu máu nữa.
'Tốt hơn cả thuốc bổ sung sắt'
Giáo sư Imelda Bates, giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng Quốc tế tại Viện Y học Nhiệt đới Liverpool, (Anh) nói rằng con cá sắt là một phát minh đáng khen gợi.
"Con cá sắt còn tốt hơn cả thuốc bổ sung sắt, vốn gây ra nhiều tác dụng phụ. Nó phù hợp với văn hóa địa phương, lại không quá đắt đỏ và quan trọng nhất là cải thiện được tình trạng thiếu máu".
Hiện nay, khoảng 2.500 hộ gia đình ở Campuchia sử dụng cá sắt. Công ty Cá sắt May mắn đã phân phối gần 9.000 con cá cho các bệnh viện, tổ chức phi chính phủ ở Campuchia.
Nhưng điều khiến tiến sĩ Charles hài lòng nhất chính là người dân luôn sử dụng con cá sắt dài 7,6 cm và nặng 200 g trong quá trình nấu ăn.
"Kết quả xét nghiệm máu cho thấy tôi đang thiếu sắt. Vì vậy, tôi hi vọng tình trạng này sẽ sớm được khắp phục và tôi sẽ khỏe hơn", một phụ nữ ở tỉnh Preah Vihear cho biết.
Tình trạng bệnh thiếu máu trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 2 tỷ người, hơn 30% dân số thế giới, bị thiếu máu, chủ yếu do thiếu sắt.
WHO cho rằng cần đặt mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu máu lên ưu tiên hàng đầu vì lợi ích cá nhân và quốc gia.
"Điều trị kịp thời giúp phục hồi sức khỏe cá nhân, và có thể nâng cao năng suất lao động quốc gia lên 20%," WHO tuyên bố.
Tổ chức này còn cho biết thêm những người nghèo dễ bị tổn thương nhất vì thiếu máu.
Tuy nhiên, ngoài thiếu sắt, còn nhiều nguyên nhân khác gây thiếu máu như thiếu vitamin B12, vitamin A, bị nhiễm ký sinh trùng như sốt rét hay các bệnh truyền nhiễm khác.
Riêng với những người bị thiếu máu do thiếu sắt, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng. Và đó là những gì đang xảy ra ở Campuchia,
"Người dân địa phương có chế độ ăn uống thực sự nghèo nàn. Một đĩa cơm trắng rất to nhưng chỉ có một miếng cá nhỏ. Không những thế, họ chỉ ăn 2 bữa/ngày.
Điều kiện ăn uống như vậy không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho họ", tiến sĩ Charles nhận xét.
Trong chế độ ăn của người Campuchia thiếu những thực phẩm giàu sắt, đặc biệt là thịt đỏ. Các loại rau xanh giàu chất sắt như rau cải bó xôi, tuyệt đối không nên nấu quá chín vì sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng.
Dự án Cá sắt May mắn đang lên kế hoạch đưa con cá đặc biệt này đến nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm cả những quốc gia như Canada, Mỹ và cả châu Âu.
Còn phụ nữ thì hay mệt mỏi và đau đầu, không thể làm việc. Phụ nữ mang thai phải đối mặt với những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng trước và sau khi sinh con, trong đó có xuất huyết.
Tiến sĩ Charles đã phát hiện ra nguyên nhân của vấn đề.
Thiếu máu là vấn đề dinh dưỡng phổ biến trên thế giới, chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi sinh con, thanh thiếu niên và trẻ em.
Tại các quốc gia đang phát triển như Campuchia, tỉ lệ này rất cao khi gần 50% phụ nữ và trẻ em bị thiếu máu, nguyên nhân chủ yếu do thiếu sắt.
Tuy nhiên, giải pháp uống sắt bổ sung lại không thật sự hiệu quả ở quốc gia này bởi vì giá thuốc và tác dụng phụ khiến người dân không muốn sử dụng.
Con cá sắt giải quyết tình trạng thiếu máu ở Campuchia.
Một cục sắt hình con cá
Tiến sĩ Charles đã có một ý tưởng độc đáo.
Lấy cảm hứng từ những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nấu ăn trong nồi gang tăng hàm lượng sắt trong thức ăn, ông đã quyết định đặt một cục sắt vào nồi và nấu cho kim loại "tan chảy".
Cục sắt có hình dạng giống con cá, biểu tượng của sự may mắn trong văn hóa Campuchia, được chế tạo nhằm giải phóng sắt, cung cấp cho trẻ em và phụ nữ đang bị thiếu chất.
"Thả cá vào nồi nước hoặc nồi canh, sau đó đun sôi ít nhất 10 phút, để sắt được giải phóng. Tiếp đó là lấy cá ra, cho thêm chút nước cốt chanh vào.
Đây là bước rất quan trọng, giúp hấp thu sắt tốt hơn", tiến sĩ Charles nói về công thức đơn giản này.
Bữa cơm của người Campuchia không thể thiếu món "cá sắt".
Theo ông Charles, nếu sử dụng cá sắt hàng ngày theo đúng quy chuẩn, nó sẽ cung cấp 75% nhu cầu sắt hàng ngày cho người trưởng thành, thậm chí đủ cho trẻ em.
Thử nghiệm được phổ biến rộng rãi khắp tỉnh Kandal và hàng trăm người dân đã hưởng ứng thực hiện. Sau 12 tháng, gần 1/2 số người tham gia không còn thiếu máu nữa.
'Tốt hơn cả thuốc bổ sung sắt'
Giáo sư Imelda Bates, giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng Quốc tế tại Viện Y học Nhiệt đới Liverpool, (Anh) nói rằng con cá sắt là một phát minh đáng khen gợi.
"Con cá sắt còn tốt hơn cả thuốc bổ sung sắt, vốn gây ra nhiều tác dụng phụ. Nó phù hợp với văn hóa địa phương, lại không quá đắt đỏ và quan trọng nhất là cải thiện được tình trạng thiếu máu".
Hiện nay, khoảng 2.500 hộ gia đình ở Campuchia sử dụng cá sắt. Công ty Cá sắt May mắn đã phân phối gần 9.000 con cá cho các bệnh viện, tổ chức phi chính phủ ở Campuchia.
Nhưng điều khiến tiến sĩ Charles hài lòng nhất chính là người dân luôn sử dụng con cá sắt dài 7,6 cm và nặng 200 g trong quá trình nấu ăn.
"Kết quả xét nghiệm máu cho thấy tôi đang thiếu sắt. Vì vậy, tôi hi vọng tình trạng này sẽ sớm được khắp phục và tôi sẽ khỏe hơn", một phụ nữ ở tỉnh Preah Vihear cho biết.
Trẻ em Campuchia không bị thiếu máu nhờ con cá sắt bé nhỏ này.
Tình trạng bệnh thiếu máu trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 2 tỷ người, hơn 30% dân số thế giới, bị thiếu máu, chủ yếu do thiếu sắt.
WHO cho rằng cần đặt mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu máu lên ưu tiên hàng đầu vì lợi ích cá nhân và quốc gia.
"Điều trị kịp thời giúp phục hồi sức khỏe cá nhân, và có thể nâng cao năng suất lao động quốc gia lên 20%," WHO tuyên bố.
Tổ chức này còn cho biết thêm những người nghèo dễ bị tổn thương nhất vì thiếu máu.
Tuy nhiên, ngoài thiếu sắt, còn nhiều nguyên nhân khác gây thiếu máu như thiếu vitamin B12, vitamin A, bị nhiễm ký sinh trùng như sốt rét hay các bệnh truyền nhiễm khác.
Riêng với những người bị thiếu máu do thiếu sắt, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng. Và đó là những gì đang xảy ra ở Campuchia,
"Người dân địa phương có chế độ ăn uống thực sự nghèo nàn. Một đĩa cơm trắng rất to nhưng chỉ có một miếng cá nhỏ. Không những thế, họ chỉ ăn 2 bữa/ngày.
Điều kiện ăn uống như vậy không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho họ", tiến sĩ Charles nhận xét.
Trong chế độ ăn của người Campuchia thiếu những thực phẩm giàu sắt, đặc biệt là thịt đỏ. Các loại rau xanh giàu chất sắt như rau cải bó xôi, tuyệt đối không nên nấu quá chín vì sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng.
Dự án Cá sắt May mắn đang lên kế hoạch đưa con cá đặc biệt này đến nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm cả những quốc gia như Canada, Mỹ và cả châu Âu.
Theo Trí thức trẻ