Bộ Y tế vừa công bố kết quả điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm trong năm 2015. Đây cuộc điều tra lớn nhất từ trước tới nay với sự tham gia của gần 4.000 người trong độ tuổi từ 18-69 tại 63 tỉnh, thành.
TS Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng dẫn khuyến cáo của WHO cho biết, nếu một người ăn hơn 5 suất rau, tương đương 400 gam rau xanh và quả chín mỗi ngày có thể giúp giảm 2 lần nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và tăng khả năng dự phòng với các bệnh không lây nhiễm khác.
Tuy nhiên, điều tra cho thấy hơn 57% người trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị của WHO. Tỉ lệ này ở nam cao hơn nữ.
Mỗi suất rau hoặc trái cây tương đương 80g phần ăn được, lượng này tương đương với 1 trái chuối, táo, kiwi cỡ vừa hay một bát rau xanh, nửa cốc nước ép rau quả.
Trong một nghiên cứu khác của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ rõ, người Việt ăn rất ít rau với mức 170-200g/ngày nhưng ăn nhiều thịt với lượng trên 80g/ngày, gấp 3-4 lần so với những năm trước. Trong khi lượng cá chỉ đạt 60g/ngày, bằng 1/5 khuyến cáo của WHO.
Trao đổi thêm bên lề hội nghị, TS Cao Thị Thu Hương, Trưởng khoa Dinh dưỡng và bệnh không lây nhiễm, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng nguyên nhân khẩu phần ăn của người Việt thay đổi theo hướng không tốt do tác động của kinh tế thị trường.
"Rau quả không cung cấp nhiều năng lượng nhưng cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể", TS Hương nhấn mạnh.
Theo bà Hương, đối với bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường luôn phải giảm tinh bột, việc bổ sung rau xanh sẽ giúp dạ dày không có cảm giác đói. Còn với những người mắc tim mạch, rau quả đóng vai trò quan trọng, vừa tránh táo bón vừa hòa tan cholesterol, giảm lắng đọng cholesterol trong thành mạch.
Bà Hương khuyên những bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường nên ăn rau lót dạ trước rồi mới ăn cơm hoặc thịt, vừa giúp giảm tinh bột vừa giúp quá trình chuyển hóa được tốt hơn.
"Với ung thư đại tràng, dù chưa có những bằng chứng đầy đủ về nguyên nhân ăn ít rau quả song nếu mỗi người thay đổi thói quen ăn uống ngay từ bây giờ khi mới bắt đầu rối loạn thì loại ung thư này cũng sẽ giảm", TS Hương nói.
Ngoài ăn ít rau, nhiều thịt, người Việt cũng đang nằm trong nhóm nước ăn mặn với 9,4 g muối/ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO. Ăn nhiều muối là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác.
Hàng loạt những thói quen ăn uống, vận động thiếu lành mạnh là nguyên nhân Việt Nam đang phải đối mặt gánh nặng kép về bệnh tật.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tỉ lệ mắc bệnh không lây nhiễm ngày một gia tăng, chiếm 73% các trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân. Trong đó đứng đầu là tim mạch, ung thư, đái tháo đường…
Chi phí điều trị bệnh không lây nhiễm cao gấp 40-50 lần so với điều trị bệnh lây nhiễm do phải sử dụng nhiều thuốc đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ biến chứng.
TS Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng dẫn khuyến cáo của WHO cho biết, nếu một người ăn hơn 5 suất rau, tương đương 400 gam rau xanh và quả chín mỗi ngày có thể giúp giảm 2 lần nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và tăng khả năng dự phòng với các bệnh không lây nhiễm khác.
Người Việt thích ăn thịt, lười ăn rau
Tuy nhiên, điều tra cho thấy hơn 57% người trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị của WHO. Tỉ lệ này ở nam cao hơn nữ.
Mỗi suất rau hoặc trái cây tương đương 80g phần ăn được, lượng này tương đương với 1 trái chuối, táo, kiwi cỡ vừa hay một bát rau xanh, nửa cốc nước ép rau quả.
Trong một nghiên cứu khác của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ rõ, người Việt ăn rất ít rau với mức 170-200g/ngày nhưng ăn nhiều thịt với lượng trên 80g/ngày, gấp 3-4 lần so với những năm trước. Trong khi lượng cá chỉ đạt 60g/ngày, bằng 1/5 khuyến cáo của WHO.
Trao đổi thêm bên lề hội nghị, TS Cao Thị Thu Hương, Trưởng khoa Dinh dưỡng và bệnh không lây nhiễm, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng nguyên nhân khẩu phần ăn của người Việt thay đổi theo hướng không tốt do tác động của kinh tế thị trường.
"Rau quả không cung cấp nhiều năng lượng nhưng cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể", TS Hương nhấn mạnh.
Theo bà Hương, đối với bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường luôn phải giảm tinh bột, việc bổ sung rau xanh sẽ giúp dạ dày không có cảm giác đói. Còn với những người mắc tim mạch, rau quả đóng vai trò quan trọng, vừa tránh táo bón vừa hòa tan cholesterol, giảm lắng đọng cholesterol trong thành mạch.
Bà Hương khuyên những bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường nên ăn rau lót dạ trước rồi mới ăn cơm hoặc thịt, vừa giúp giảm tinh bột vừa giúp quá trình chuyển hóa được tốt hơn.
"Với ung thư đại tràng, dù chưa có những bằng chứng đầy đủ về nguyên nhân ăn ít rau quả song nếu mỗi người thay đổi thói quen ăn uống ngay từ bây giờ khi mới bắt đầu rối loạn thì loại ung thư này cũng sẽ giảm", TS Hương nói.
TS Cao Thị Thu Hương
Ngoài ăn ít rau, nhiều thịt, người Việt cũng đang nằm trong nhóm nước ăn mặn với 9,4 g muối/ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO. Ăn nhiều muối là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác.
Hàng loạt những thói quen ăn uống, vận động thiếu lành mạnh là nguyên nhân Việt Nam đang phải đối mặt gánh nặng kép về bệnh tật.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tỉ lệ mắc bệnh không lây nhiễm ngày một gia tăng, chiếm 73% các trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân. Trong đó đứng đầu là tim mạch, ung thư, đái tháo đường…
Chi phí điều trị bệnh không lây nhiễm cao gấp 40-50 lần so với điều trị bệnh lây nhiễm do phải sử dụng nhiều thuốc đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ biến chứng.
Theo Vietnamnet