Trong các văn bản văn hóa phương Tây về Thiên Chúa Giáo, Chúa Jesus thường được miêu tả là một người da trắng, mái tóc dài, suôn thẳng và hoàn hảo.
Tuy nhiên mới đây, bằng cách dựa vào số liệu về thời gian, địa điểm và đặc điểm khuôn mặt của những người đàn ông cùng thời, các nhà khoa học pháp y thuộc ĐH Manchester (Anh) đã tạo nên một phiên bản khác của Chúa Jesus. Bức hình này được cho là "hợp lý" hơn về khuôn mặt của Chúa, dù không chính xác 100%.
Các khoa học gia đã phải tính đến khá nhiều yếu tố mới tạo nên được khuôn mặt này. Đầu tiên, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng Chúa Jesus là một người Do Thái tại vùng Galilee (vùng đất phía Bắc Israel).
Do đó, họ đã phân tích những hộp sọ điển hình của người Do Thái vào thế kỷ thứ nhất để hình thành nên nét mặt của Chúa Jesus.
Tiếp đến là màu da. Văn hóa phương Tây mô tả Chúa Jesus là một người đàn ông da trắng, nhưng điều này không hợp lý nếu xét đến điều kiện khí hậu trong khu vực và màu da của những người đàn ông cùng thời kỳ. Dựa trên các bản vẽ về người Do Thái, các nhà khoa học tin rằng nước da của Chúa phải là màu bánh mật.
Cuối cùng là tóc. Mọi người thường nghĩ tóc của Chúa Jesus dài và thẳng một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, trong I Cô-rinh-tô (I Corinthians) - một văn bản của Thiên Chúa giáo được viết bởi tông đồ Phaolô (Paul) - có ghi lại: "If a man has long hair, it is a disgrace to him" (Tạm dịch: Nếu một người đàn ông để tóc dài, đó là một sự nhục nhã).
Nhưng vấn đề là trước đó, tông đồ Phaolô có đề cập đến việc ông đã gặp Chúa Jesus. Vậy liệu ông có thể viết nên câu trên, nếu như Chúa Jesus để tóc dài? Do đó, các khoa học gia tin rằng tóc của Chúa xoăn và ngắn.
Tuy nhiên mới đây, bằng cách dựa vào số liệu về thời gian, địa điểm và đặc điểm khuôn mặt của những người đàn ông cùng thời, các nhà khoa học pháp y thuộc ĐH Manchester (Anh) đã tạo nên một phiên bản khác của Chúa Jesus. Bức hình này được cho là "hợp lý" hơn về khuôn mặt của Chúa, dù không chính xác 100%.
Các khoa học gia đã phải tính đến khá nhiều yếu tố mới tạo nên được khuôn mặt này. Đầu tiên, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng Chúa Jesus là một người Do Thái tại vùng Galilee (vùng đất phía Bắc Israel).
Do đó, họ đã phân tích những hộp sọ điển hình của người Do Thái vào thế kỷ thứ nhất để hình thành nên nét mặt của Chúa Jesus.
Tiếp đến là màu da. Văn hóa phương Tây mô tả Chúa Jesus là một người đàn ông da trắng, nhưng điều này không hợp lý nếu xét đến điều kiện khí hậu trong khu vực và màu da của những người đàn ông cùng thời kỳ. Dựa trên các bản vẽ về người Do Thái, các nhà khoa học tin rằng nước da của Chúa phải là màu bánh mật.
Khuôn mặt được cho là "hợp lý" hơn để mô tả chúa Jesus
Cuối cùng là tóc. Mọi người thường nghĩ tóc của Chúa Jesus dài và thẳng một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, trong I Cô-rinh-tô (I Corinthians) - một văn bản của Thiên Chúa giáo được viết bởi tông đồ Phaolô (Paul) - có ghi lại: "If a man has long hair, it is a disgrace to him" (Tạm dịch: Nếu một người đàn ông để tóc dài, đó là một sự nhục nhã).
Nhưng vấn đề là trước đó, tông đồ Phaolô có đề cập đến việc ông đã gặp Chúa Jesus. Vậy liệu ông có thể viết nên câu trên, nếu như Chúa Jesus để tóc dài? Do đó, các khoa học gia tin rằng tóc của Chúa xoăn và ngắn.
Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ