Khởi tố vụ án dâm ô bé gái trong thang máy ở Galaxy 9 là cấp thiết

"Khởi tố vụ án là việc cấp thiết nhất để gia đình nạn nhân, dư luận thấy trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật. Chậm một ngày, sự phẫn nộ càng dâng cao", luật sư nói.

Trước vụ việc bé gái ở chung cư Galaxy 9 (quận 4, TP.HCM) bị ông Nguyễn Hữu Linh (cựu Viện phó VKS TP Đà Nẵng) có hành vi dâm ô trong thang máy, đến nay vẫn chưa có thông tin từ cơ quan tố tụng; luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM, cùng chi hội vẫn kiên trì kiến nghị nhà chức trách nhanh chóng khởi tố ông Linh.


Việc ông Nguyễn Hữu Linh (Đà Nẵng) có hành động sàm sỡ bé gái trong thang máy khiến cư dân nơi xảy ra sự việc bức xúc. Họ nói gì sau sự việc trên?

Đây không phải là lần đầu tiên luật sư Nữ vào cuộc trước những vụ xâm hại trẻ em. Mười mấy năm hành nghề luật sư và 5 năm tham gia công tác bảo vệ trẻ em, bà đã tham gia rất nhiều vụ án mà bị hại là những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn.

"Hành trình đấu tranh để mang những kẻ yêu râu xanh ra ánh sáng luôn là quá trình gian nan. Không hiếm những vụ việc, sự cố gắng của chúng tôi được đáp lại bằng sự im lặng của cơ quan tố tụng", bà Nữ nói với Zing.vn.

Bế tắc trước vụ án dâm ô

Bà Nữ cho biết với các vụ án dâm ô trẻ em thì thường không dễ dàng bắt kẻ thủ ác phải đền tội vì rất khó để có chứng cứ. Dâm ô là những hành động bên ngoài, không để lại hậu quả về sinh lý có thể giám định nên chứng cứ hầu như không hề có mà chỉ căn cứ vào lời khai của bị hại.

Khởi tố vụ án dâm ô bé gái trong thang máy ở Galaxy 9 là cấp thiết-1
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ được ví như "cánh chim đầu đàn" trong cuộc đấu tranh, bảo vệ trẻ em bị xâm hại. Ảnh: NVCC.

Những vụ việc hiếm hoi có camera ghi hình lại như vụ bé gái ở chung cư Galaxy 9 khiến nhiều người tin rằng "yêu râu xanh" sẽ nhanh chóng bị khởi tố. Thế nhưng, 1 tuần trôi qua từ ngày xảy ra sự việc, luật sư Nữ cho rằng cơ quan chức năng đang làm việc quá chậm trễ.

"Khởi tố vụ án để điều tra là việc làm cấp thiết nhất để gia đình nạn nhân, dư luận thấy được trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật. Ở đây, chậm một ngày thì sự phẫn nộ càng dâng cao. Có chứng cứ là camera mà còn mất quá nhiều thời gian để xem xét thì với nhiều vụ khác, việc khởi tố hầu như cực kỳ khó khăn", bà Nữ trăn trở.

Chi hội trưởng Hội Bảo vệ Quyền trẻ em lấy ví dụ vụ ông Nguyễn Khắc Thủy dâm ô các bé ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Do không có camera nên mất quá nhiều thời gian mới bắt "yêu râu xanh" đó trả giá bằng bản án 3 năm tù. Hành trình đó là sự cố gắng của người trong cuộc và sự tác động lớn từ dư luận.

Bà cho rằng với những quy định của pháp luật hiện hành thì thật khó cho công tác bảo vệ trẻ em. Ai cũng hiểu là không một đứa trẻ hay cha mẹ nào lại dựng chuyện con họ bị xâm hại. Do đó, khi có tố giác từ bị hại, có lời khai thì cơ quan điều tra cần phải nhanh chóng vào cuộc, thấy có căn cứ thì nhanh chóng cần khởi tố vụ án.

Tế bào nam không đủ để khởi tố?

Tham gia hỗ trợ, bảo vệ các bé trong nhiều vụ xâm hại, bà Nữ cho biết có những vụ khiến bà vô cùng bức xúc vì kết luận từ cơ quan điều tra. 

Đơn cử là vụ một cô bé ở Bình Tân, kết quả giám định khẳng định bé bị xâm hại, "yêu râu xanh" cũng đã khai nhận hành vi. Thế nhưng, điều đáng nói là cơ quan chức năng lại không khởi tố vì "tế bào nam không đủ", "màng trinh không rách".

Hàng xóm bất ngờ với hành vi dâm ô bé gái của cựu Viện phó VKS Đà Nẵng Hàng xóm của ông Nguyễn Hữu Linh (nguyên Viện phó VKSND TP Đà Nẵng) bất ngờ khi biết chính ông này là người dâm ô bé gái trong thang máy ở TP.HCM.

Hay như vụ bé gái 3 tuổi ở quận 10 (TP.HCM), đi học về kể với gia đình là bé bị chú bảo vệ xâm hại. Nhà bé tố cáo lên công an, cơ quan chức năng đưa đi giám định, xác định có tế bào nam nhưng không "không đủ để khởi tố".

Trước những kết luận này, luật sư Nữ cùng đồng nghiệp đi tìm hiểu từ các bác sĩ thì được biết không phải ai bị xâm hại cũng bị rách màng trinh. Và với những đứa trẻ còn quá nhỏ thì không thể chứa được quá nhiều tế bào nam trong âm đạo.

Tuy nhiên, nỗ lực của bà cùng các đồng nghiệp đều bất lực trước sự cương quyết từ cơ quan công an. Bà cho rằng nếu cứ giữ những quy định khắt khe, cứng nhắc thì làm sao để những người làm công tác trẻ em đi tuyên truyền "phải tố cáo kẻ xâm hại", "im lặng là tội ác"? Nạn nhân là các trẻ em đã chịu thiệt thòi, chúng tố cáo để mong đưa kẻ thủ ác ra ánh sáng nhưng cơ quan chức năng từ chối thì họ sẽ không còn niềm tin vào công lý.

"Cơ quan giám định cần phải là nơi độc lập với công an để tránh trường hợp không khách quan. Với vụ việc vừa nêu thì chính công an giám định rồi nhận thấy có tế bào nam nhưng chính họ lại ra quyết định không khởi tố. Thiết nghĩ cần phải thay đổi", luật sư Nữ kiến nghị.

Chậm tố cáo dẫn đến mất chứng cứ

Với những vụ án trẻ bị hiếp dâm, nếu nạn nhân tố cáo ngay sẽ rất dễ cho việc điều tra, khởi tố bởi lúc đó chỉ cần giám định, kết hợp với lời khai. Tuy nhiên, luật sư Nữ cho biết những vụ như vậy rất hiếm.

Phần lớn các bé sau khi bị xâm hại, tinh thần hoảng loạn, không dám nói với gia đình. Sau đó lại tắm rửa sạch sẽ, khi nào bớt sợ hãi mới dám nói. "Lúc đó, tế bào nam không còn dẫn đến giám định không có chứng cứ. Dù hành vi có, cơ quan điều tra cũng phải dựa vào việc không có chứng cứ để khởi tố", Chi hội trưởng Hội Bảo vệ Quyền trẻ em nêu.

Khởi tố vụ án dâm ô bé gái trong thang máy ở Galaxy 9 là cấp thiết-2
Bức ảnh thuộc một chiến dịch của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) với thông điệp: “Nếu bạn không chống lại nạn xâm hại trẻ em thì ai sẽ làm? Xin hãy góp sức!”. Ảnh: UNICEF.

Điều này dẫn đến việc có những bé sau khi bị xâm hại sống khép kín, tự kỷ, không muốn nói chuyện với ai. Bà Nữ cho rằng nếu ngay sau khi bị xâm hại, trẻ nói cho người thân biết và đưa đi gặp bác sĩ tâm lý, thăm khám, giúp bé nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, kẻ gây tội cũng nhanh chóng bị xử lý.

Tuy nhiên, có những vụ mà ngay cả khi nạn nhân tố cáo, cơ quan chức năng dường như bế tắc. Trong vụ bé gái ở quận 8 bị anh rể hiếp dâm đến mang thai, luật sư Nữ cho biết tên đó không những không bị xử lý vi phạm luật Hôn nhân và Gia đình, không bị xử phạt mà vụ việc coi như chìm xuồng sau 2 năm.

"Nhiều vụ việc tôi đã làm, trong khi đứa trẻ tha thiết cho rằng chúng bị xâm hại nhưng cơ quan chức năng lại căn cứ vào lời khai của nghi phạm để không khởi tố hoặc đình chỉ vụ án thì tôi tự hỏi công bằng ở đâu cho những đứa trẻ?", bà Nữ bức xúc.

Bé hơn 2 tuổi bị xâm hại thủng trực tràng

Đây là vụ việc mà bà Nữ cho rằng ám ảnh bà nhất trong suốt nhiều năm làm nghề. Bé con chỉ mới 2 tuổi 6 tháng 22 ngày, bị một kẻ ngáo đá ở phòng trọ đối diện xâm hại.

"Khi nghe tin tôi không thể tin vì cháu bé chỉ mới từng đó tuổi mà ai lại có thể xâm hại được. Sau đó, tôi tiếp cận bé lúc 5h sáng tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ nói bé bị thủng trực tràng. Tôi không hiểu về nghiệp vụ nên lại nghĩ may quá, mà không hề biết đây lại là trường hợp vô cùng nguy hiểm. Do cô bé còn quá nhỏ, tử cung mỏng, kẻ xâm hại quá thô bạo nên đâm thủng trực tràng bé. Bé phải đối diện với việc đưa trực tràng ra ngoài, không tự điều khiển vệ sinh được", bà Nữ kể.

Nhưng rất may mắn, trong khoảng 1 triệu trẻ thì có duy nhất bé này, các bác sĩ nhét lại được trực tràng vào trong, sinh hoạt vệ sinh của bé qua đường hậu môn.

"Tên tội phạm ngáo đá bị bắt ngay sau đó nhưng còn nỗi đau để lại cho cô bé chỉ mới vừa biết nói này và gia đình thì không một ai có thể đền bù được", bà Nữ nói.

Trước đó, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em do Ủy ban Quốc gia về trẻ em tổ chức tại điểm cầu Hà Nội ngày 6/8/2018, luật sư Nữ kiến nghị cần tăng nặng hình phạt với các tội danh xâm hại tình dục trẻ em tại các Điều 142, 144, 145, 146 của Bộ Luật Hình sự 2015.

Đối với tội danh cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em có nhiều tình tiết tăng nặng, đặc biệt là hiếp dâm trẻ em cần bổ sung thêm hình phạt thiến hóa học. Với loại tội phạm này, cần có chế tài xử lý nghiêm ngặt hơn quy định hiện hành.

Theo Zing


dâm ô trẻ em xâm hại tình dục trẻ em

Tin tức mới nhất