Kết hôn là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất cuộc đời của mỗi người, mỗi cặp đôi. Nhưng những gì xảy ra tiếp theo sau buổi hôn lễ đó là một thử thách. Tuần trăng mật kết thúc cũng là lúc những vấn đề bắt đầu phát sinh, đặc biệt là tài chính. Và thật không may khi đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căng thẳng, tranh cãi và chia tay.
Trong thực tế, một nghiên cứu được thực hiện bởi tạp chí Money thấy rằng 70% cặp vợ chồng cãi nhau về vấn đề tài chính hơn là về những vấn đề khác. Trong khi đó, 56% các cặp ly hôn cho biết lý do chính dẫn đến chuyện đáng tiếc này chính là tài chính. Thế nên, một lời khuyên các chuyên gia tình cảm và tài chính dành cho cặp vợ chồng đó là đừng để tiền bạc làm hỏng cuộc hôn nhân của mình. Giữ cân bằng về tài chính thật ra không khó như bạn vẫn nghĩ đâu. Hãy thử 6 lời khuyên này nhé
Thống nhất quan điểm
Tiền là một chủ đề nhạy cảm có thể mang đến cảm giác không xứng đáng hay xấu hổ. Vì thế, các cặp đôi luôn né tránh về tiền bạc cho đến khi các vấn đề tài chính xác ra. Chờ đợi một vấn đề phát sinh sẽ gây ra giận dữ, bối rối, và dĩ nhiên đó không hề tốt cho một cuộc hôn nhân. Tốt nhất nên thẳng thắn trao đổi, rõ ràng về tài chính để tránh hiểu lầm, kể cả vợ và chồng. Nếu có những quan điểm đối lập về chi tiêu, tiết kiệm, đừng cố chỉ trích. Thay vào đó, vạch ra những khác biệt và tìm tiếng nói chúng là một việc nên làm. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà cả hai có thể cùng nhau hướng đến về vấn đề tài chính.
Không phân biệt "nợ của anh, nợ của em"
Một khi bạn đã đặt bút ký giấy đăng kí kết hôn, một khi hôn lễ đã tổ chức, và một khi bạn đã xác định nửa kia là bạn đời, những vấn đề về tài chính của nửa kia cũng nên được bạn san sẻ. Quan trọng hơn là hãy giải quyết cùng nhau. Không chỉ để số nợ mau giảm đi mà còn để thể hiện sự cam kết đồng lòng của cuộc hôn nhân. Giờ đây, cả hai là một và giúp đỡ nhau về tài chính sẽ giúp cặp đôi gắn kết hơn. Hãy vạch ra những bước cơ bản để cả hai cùng trả số nợ nhanh nhất có thế. Cùng xem lại những gì cả hai đã cùng làm được để cảm thấy có động lực hơn. Hãy thử xem nhé.
Mỗi tháng hãy có một "ngày tiền bạc"
Những cuộc tranh cãi về tài chính luôn sẽ dẫn đến la hét, thậm chí là từ ngữ không hay. Thay vì để cuộc tranh cãi này xảy ra bất ngờ thì mỗi tháng, hãy dành một ngày gọi là "ngày tiền bạc", nhằm chỉ ra bất kì lo lắng nào về chi tiêu và ngân sách. Thêm nữa, đánh giá về chi phí, mục tiêu tiết kiệm, đầu tư để đảm bảo ngân sách của bạn vẫn đang trong tầm kiểm soát. Không nhất thiết phải khiến "ngày tiền bạc" này trở nên căng thẳng đâu. Hãy tạo nên bầu không khí vui vẻ, lãng mạn bởi cả hai là vợ, là chồng, chẳng phải nhà đầu tư với nhân viên đâu nhé.
Xây dựng nguyên tắc chi tiêu
Một nguyên tắc chi tiêu đơn giản mà bạn và bạn đời nên xem xét đó là khả năng khoản chi nào đó vượt giới hạn đã định ra. Bao nhiêu là tùy vào con số bạn đã định và quan trọng là cùng nhau chấp nhận con số đó. Thảo luận về những khoản chi lớn trước khi chúng mang đến cảm giác bất ngờ cho đối phương. Cách này sẽ giúp cả hai bình đẳng trong các quyết định về tài chính và có trách nhiệm với ngân sách của gia đình. Chưa kể, nó còn giúp bạn hạn chế được những khoản chi không cần thiết nữa.
Quỹ khẩn cấp
Dù cho bạn và bạn đời có sự nghiệp thành công, thu nhập thoải mái chi tiêu, không nợ nần, giữa hai bạn sẽ xảy ra tranh cãi về tiền bạc và có quyết định tài chính sai lầm khi không chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp. Căng thẳng vì mất việc, bệnh tật bất ngờ hay tai nạn xe có thể đưa đôi vợ chồng đến bờ vực. Đó là lý do quan trọng cuộc việc để riêng số tiền sinh hoạt của từ 6 đến 9 tháng trong một tài khoản riêng, để dễ dàng dùng đến cho những bất trắc không mong muốn. Điều này sẽ giúp cho bạn và gia đình mình được bảo vệ, thậm chí nó sẽ giúp giảm căng thẳng trong mối quan hệ vợ chồng nữa đấy.
"Tiền vui vẻ"
Ngoài việc nên luôn nghiêm túc về tài chính, hạn chế chi tiêu hoang phí, bạn cũng nên có một khoản tiền gọi là "tiền vui vẻ". Đó là khoản tiền sẽ giúp cho bạn và bạn đời chi tiêu vài thứ gì đó mà không cần phải đắn đo suy nghĩ, tự do chi xài mà không lo lắng thâm hụt ngân sách hay khiến mối quan hệ của cả hai bị ảnh hưởng. Chỉ cần đảm bảo rằng cả hai đã tham khảo ý kiến nhau và dùng số tiền đó cùng với nhau.
Trong thực tế, một nghiên cứu được thực hiện bởi tạp chí Money thấy rằng 70% cặp vợ chồng cãi nhau về vấn đề tài chính hơn là về những vấn đề khác. Trong khi đó, 56% các cặp ly hôn cho biết lý do chính dẫn đến chuyện đáng tiếc này chính là tài chính. Thế nên, một lời khuyên các chuyên gia tình cảm và tài chính dành cho cặp vợ chồng đó là đừng để tiền bạc làm hỏng cuộc hôn nhân của mình. Giữ cân bằng về tài chính thật ra không khó như bạn vẫn nghĩ đâu. Hãy thử 6 lời khuyên này nhé
Trong thực tế, một nghiên cứu được thực hiện bởi tạp chí Money thấy rằng 70% cặp vợ chồng cãi nhau về vấn đề tài chính hơn là về những vấn đề khác. (Ảnh: Internet)
Thống nhất quan điểm
Tiền là một chủ đề nhạy cảm có thể mang đến cảm giác không xứng đáng hay xấu hổ. Vì thế, các cặp đôi luôn né tránh về tiền bạc cho đến khi các vấn đề tài chính xác ra. Chờ đợi một vấn đề phát sinh sẽ gây ra giận dữ, bối rối, và dĩ nhiên đó không hề tốt cho một cuộc hôn nhân. Tốt nhất nên thẳng thắn trao đổi, rõ ràng về tài chính để tránh hiểu lầm, kể cả vợ và chồng. Nếu có những quan điểm đối lập về chi tiêu, tiết kiệm, đừng cố chỉ trích. Thay vào đó, vạch ra những khác biệt và tìm tiếng nói chúng là một việc nên làm. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà cả hai có thể cùng nhau hướng đến về vấn đề tài chính.
Không phân biệt "nợ của anh, nợ của em"
Một khi bạn đã đặt bút ký giấy đăng kí kết hôn, một khi hôn lễ đã tổ chức, và một khi bạn đã xác định nửa kia là bạn đời, những vấn đề về tài chính của nửa kia cũng nên được bạn san sẻ. Quan trọng hơn là hãy giải quyết cùng nhau. Không chỉ để số nợ mau giảm đi mà còn để thể hiện sự cam kết đồng lòng của cuộc hôn nhân. Giờ đây, cả hai là một và giúp đỡ nhau về tài chính sẽ giúp cặp đôi gắn kết hơn. Hãy vạch ra những bước cơ bản để cả hai cùng trả số nợ nhanh nhất có thế. Cùng xem lại những gì cả hai đã cùng làm được để cảm thấy có động lực hơn. Hãy thử xem nhé.
Mỗi tháng hãy có một "ngày tiền bạc"
Những cuộc tranh cãi về tài chính luôn sẽ dẫn đến la hét, thậm chí là từ ngữ không hay. Thay vì để cuộc tranh cãi này xảy ra bất ngờ thì mỗi tháng, hãy dành một ngày gọi là "ngày tiền bạc", nhằm chỉ ra bất kì lo lắng nào về chi tiêu và ngân sách. Thêm nữa, đánh giá về chi phí, mục tiêu tiết kiệm, đầu tư để đảm bảo ngân sách của bạn vẫn đang trong tầm kiểm soát. Không nhất thiết phải khiến "ngày tiền bạc" này trở nên căng thẳng đâu. Hãy tạo nên bầu không khí vui vẻ, lãng mạn bởi cả hai là vợ, là chồng, chẳng phải nhà đầu tư với nhân viên đâu nhé.
Xây dựng nguyên tắc chi tiêu
Một nguyên tắc chi tiêu đơn giản mà bạn và bạn đời nên xem xét đó là khả năng khoản chi nào đó vượt giới hạn đã định ra. Bao nhiêu là tùy vào con số bạn đã định và quan trọng là cùng nhau chấp nhận con số đó. Thảo luận về những khoản chi lớn trước khi chúng mang đến cảm giác bất ngờ cho đối phương. Cách này sẽ giúp cả hai bình đẳng trong các quyết định về tài chính và có trách nhiệm với ngân sách của gia đình. Chưa kể, nó còn giúp bạn hạn chế được những khoản chi không cần thiết nữa.
Quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp sẽ giúp cho bạn và gia đình mình được bảo vệ, thậm chí nó sẽ giúp giảm căng thẳng trong mối quan hệ vợ chồng nữa đấy. (Ảnh: Internet)
Dù cho bạn và bạn đời có sự nghiệp thành công, thu nhập thoải mái chi tiêu, không nợ nần, giữa hai bạn sẽ xảy ra tranh cãi về tiền bạc và có quyết định tài chính sai lầm khi không chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp. Căng thẳng vì mất việc, bệnh tật bất ngờ hay tai nạn xe có thể đưa đôi vợ chồng đến bờ vực. Đó là lý do quan trọng cuộc việc để riêng số tiền sinh hoạt của từ 6 đến 9 tháng trong một tài khoản riêng, để dễ dàng dùng đến cho những bất trắc không mong muốn. Điều này sẽ giúp cho bạn và gia đình mình được bảo vệ, thậm chí nó sẽ giúp giảm căng thẳng trong mối quan hệ vợ chồng nữa đấy.
"Tiền vui vẻ"
Ngoài việc nên luôn nghiêm túc về tài chính, hạn chế chi tiêu hoang phí, bạn cũng nên có một khoản tiền gọi là "tiền vui vẻ". Đó là khoản tiền sẽ giúp cho bạn và bạn đời chi tiêu vài thứ gì đó mà không cần phải đắn đo suy nghĩ, tự do chi xài mà không lo lắng thâm hụt ngân sách hay khiến mối quan hệ của cả hai bị ảnh hưởng. Chỉ cần đảm bảo rằng cả hai đã tham khảo ý kiến nhau và dùng số tiền đó cùng với nhau.
(Nguồn: babycenter)
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ