Theo Bloomberg, chuyến bay số hiệu MS 181 dự kiến hạ cánh xuống sân bay ở thủ đô Cairo, Ai Cập lúc 7h15 theo giờ địa phương.

Tuy nhiên, theo Bộ Hàng không dân dụng Ai Cập, một hành khách gài bom ở thắt lưng đã đe dọa phi công.

Cảnh sát Cyprus được yêu cầu rút lui khỏi khu vực máy bay đậu.

Khong tac tan cong may bay Ai Cap hinh anh 1
Sân bay Larnaca ở Cyprus. Ảnh: Ewoudgosker

Tên không tặc yêu cầu chiếc Airbus A320 buộc phải hạ cánh xuống sân bay Larnaca, Cyprus. Trên máy bay có 55 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. Theo nhà chức trách Cyprus, ít nhất một đàn ông trên máy bay được vũ trang. Người ta cũng nghi ngờ có bom trên máy bay.

Trong khi đó, Channel New Asia cho biết máy bay bị không tặc là chiếc Boeing 737-800. Thông tin trước đó cho biết có 80 tới 81 người trên phi cơ bị không tặc. Máy bay đã hạ cánh xuống sân bay Larnaca. Hiện tại, phi trường này đang tạm thời bị đóng cửa. Trong khi đó, tên không tặc chưa đưa ra đòi hỏi gì.

Tài khoản mạng xã hội của hãng hàng không Egypt Air cũng thông báo vụ việc MS 181 bị không tặc. Hãng chuẩn bị đưa ra thông báo chính thức.

Khong tac tan cong may bay Ai Cap hinh anh 2
Quang cảnh ở sân bay. Ảnh: RT/Ollie Michael Twitter

Trong tuyên bố chính thức, cơ quan hàng không dân dụng Ai Cập cho biết phi công Omar al-Gammal thông báo ông bị đe dọa bởi một hành khách và người này buộc Omar phải hạ cánh xuống Larnaca.

Đây là lần thứ 2 sân bay Larnaca gặp phải trường hợp không tặc trong 30 năm qua. Trong sự việc năm 1988, một tên không tặc cướp chiếc máy bay phản lực chở 55 người của Kuwait và hạ cánh nó xuống Larnaca sau khi cất cánh từ Iran. Chiếc Boeing 747 hạ cánh xuống phi trường này sau khi sân bay Damascus ở Syria và Beirut từ chối cho nó hạ cánh. Sau khi tiếp nhiên liệu, chiếc phi cơ tiếp tục cất cánh khỏi Larnaca.

Khong tac tan cong may bay Ai Cap hinh anh 3
Bản đồ đường bay. Ảnh: RT

Cập nhật 14h05: Theo AP, kẻ cướp máy bay Ai Cập đã cho phép phụ nữ và trẻ em được rời máy bay. Một số hành khách đã được nhìn thấy đang đi xuống.

Theo đài truyền hình CH Síp, tổng tộng 20 người đã được thả khỏi chiếc Airbus.

Cập nhật 13h58: Reuters (Anh) dẫn thông tin từ Bộ hàng không Ai Cập cho biết, vụ không tặc xảy ra khi phi công của chuyến bay MS181 bị đe dọa bởi 1 hành khách, được cho là có đeo dây lưng thuốc nổ.

Tờ Cyprus Mail (CH Síp) dẫn lời người phát ngôn của cảnh sát nước này, Andreas Angelides, nói rằng chiếc Airbus A320 đã bị không tặc chiếm quyền kiểm soát trước khi chuyển hướng tới Larnaca.

Hiện chưa có thông tin về đòi hỏi từ phía tên không tặc, hoặc dấu hiệu cho thấy kẻ này là thành viên của một tổ chức nào đó.

Phóng viên Helena Smith của tờ The Guardian cho hay, cuộc thương lượng giữa nhà chức trách CH Síp với không tặc sắp được tiến hành.

Cập nhật 14h17:Bộ Hàng không Ai Cập cho hay, phi công Omar al-Gammal đã thông báo với nhà chức trách về việc một hành khách dọa có thắt lưng bom và ép phải hạ cánh xuống Larnaca

Theo một nguồn tin Ai Cập, có 8 công dân Anh và 10 công dân Mỹ trên máy bay. Tuy nhiên, tin này vẫn chưa được xác nhận.

Cập nhật 14h20:Khoảng 50 hành khách đã được phóng thích và đang đi từ máy bay vào nhà ga bằng xe buýt.

EgyptAir cho biết, sau khi thương thuyết với tên không tặc, tất cả các hành khách đã được phép rời máy bay, ngoại trừ tổ bay và 5 công dân ngoại quốc .

{keywords}
Lực lượng cảnh sát đã được huy động tới sân bay.

Cập nhật 14h25: Dọa cho nổ máy bay

Kẻ bắt cóc máy bay dọa cho nổ khối thuốc nổ đeo trong người song chưa đưa ra bất cứ yêu cầu nào. Cảnh sát đã được lệnh lùi ra xa khỏi khu vực máy bay đang đậu.

Các quan chức hàng không Cyprus cho rằng có thể có bom trên máy bay và chưa xác định được danh tính không tặc.

Các lực lượng đặc nhiệm chuyên giải cứu con tin đã được triển khai tại sân bay.

Theo báo Telegraph, hãng hàng không EgyptAir cho biết giới chức trách đang thương lượng với không tặc tại sân bay Larnaca.

Cập nhật 14h36: Những hành khách được thả là tất cả hành khách quốc tịch Ai Cập, ngoại trừ các thành viên phi hành đoàn và 4 hành khách người nước ngoài.

Tên không tặc đã gửi một lá thư dài 4 trang giấy bằng tiếng Ả rập cho một phụ nữ sống ở Cyprus.Theo tờ The Telegraph (Anh), kênh truyền hình quốc gia của Ai Cập đã nêu tên nghi phạm không tặc chuyến bay MS181 là Ibrahim Samaha.

{keywords}
Thang được đưa tới chân máy bay bị không tặc (Ảnh STR)

Passengers who left the hijacked EgyptAir plane.

Đây là hình ảnh do Sky News công bố, cho thấy cảnh tượng các hành khách đang rời khỏi máy bay


Cập nhật 14h54: Theo tuyên bố từ Bộ hàng không dân dụng Ai Cập, phi công chuyến bay này cho biết một hành khách đã nói với anh ta rằng hắn mang áo khoác chứa thuốc nổ và ép chiếc máy bay hạ cánh xuống Larnac.

“Thông tin cho tới nay chúng tôi có được là trên máy bay chỉ có 1 tên không tặc. Ngoài yêu cầu trên cho tới nay hắn vẫn chưa đưa ra thêm yêu cầu nào” – Ngoại trưởng Cyprus Alexandros Zenon nói với truyền hình Pháp.

Cập nhật 15h: 4 người vẫn ở trên máy bay là công dân Anh?

Theo Guardian, đại sứ quán Anh tại Cairo đang tìm hiểu thông tin nổi lên cho rằng 4 công dân nước ngoài chưa được rời khỏi máy bay là người Anh.


Video quay cảnh hiện trường

Cập nhật 15h04: Quả bom đáng ngờ

Theo CNN, người phát ngôn của Bộ Hàng không Dân dụng Ai Cập Ehab Raslan nói rằng ông nghi ngờ việc tên không tặc có bom.

“Tôi nghi ngờ việc hắn mang theo bom bởi an ninh đã được thắt chặt khắp các sân bay Ai Cập. Tuy nhiên chúng tôi chưa thể xác nhận điều này” – ông Raslan nói.

Người phát ngôn này cũng cho biết thêm rằng phía Ai Cập đang tiến hành thương thuyết với kẻ không tặc.

Một quan chức bước lên chiếc máy bay bị không tặc của EgyptAir. (Ảnh: Reuters)
Một quan chức bước lên chiếc máy bay bị không tặc của EgyptAir. (Ảnh: Reuters)

Cập nhật 15h08:
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ hãng thông tấn MENA của Ai Cập tiết lộ tên không tặc là một công dân nước này. Tên của hắn đã được truyền thông địa phương đăng tải trước đó là Ibrahim Samaha.

Cập nhật 15h10: Sky News đã công bố một bức ảnh được cho là chụp tên không tặc đang ở trên máy bay. Hiện bức ảnh này chưa được cơ quan nào xác nhận chính thức.

Thông tin Samaha có đeo thắt lưng bom vẫn chưa được xác nhận hay phủ nhận chính thức.

Các nhân chứng cho hay, tên không tặc đã quẳng một lá thư viết bằng tiếng Ả rập xuống sân bay Larnaca, đề nghị chuyển tới tay vợ cũ là Cypriot.

{keywords}
Hình ảnh trên truyền hình Ai Cập được cho là nghi phạm không tặc Ibrahim Samaha

Cập nhật 15h21: Động cơ cá nhân

Phóng viên Helena Smith của The Guardian cho biết, Tổng thống CH Síp Nikos Anastasiades xác nhận tên không tặc thực hiện vụ cướp máy bay vì động cơ cá nhân. Theo truyền hình Cyprus, tên không tặc nhiều khả năng có động cơ cá nhân chứ không phải động cơ chính trị. Vợ cũ của hắn ở Cyprus. Các nhân chứng cho biết hắn ném một bức thư ra khỏi máy bay sân bay ở Larnaca. Lá thư viết bằng tiếng Ả Rập. Tên không tặc yêu cầu gởi lá thư tới cho vợ cũ ở Cyprus.

Theo đó, ông Anastasiades nói rằng thủ phạm vụ không tặc không phải là khủng bố, mà là một người gặp rắc rối trong chuyện tình cảm. "Vụ việc có liên quan tới một phụ nữ!" ông nói.

Trong khi đó, các quan chức Bộ ngoại giao Ai Cập cho hay đã nắm được các báo cáo về việc nghi phạm đòi "tị nạn chính trị" và thông tin liên quan đến vợ cũ của hắn, một người quốc tịch Síp.

"Nghi phạm này không phải là một tên khủng bố, mà chỉ là một kẻ ngốc. Bọn khủng bố rất điên cuồng nhưng chúng không ngu," các quan chức trên nói.

Cập nhật 15h36: Không tặc không phải khủng bố

Các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết họ nhận được báo cáo rằng tên không tặc này muốn xin tị nạn và đang thảo luận với vợ cũ. Các quan chức này nói: “Hắn không phải là khủng bố. Hắn là một kẻ ngốc. Khủng bố tuy điên như không ngu ngốc như tên này”.

Cập nhật 15h39: SkyNews đưa tin, có 5 người mặc đồng phục tổ bay đã bước xuống khỏi máy bay.

Theo Reuters, tên không tặc là giáo sư giảng dạy ở khoa thú y trường đại học Alexandria.

Một phát ngôn viên chính phủ Ai Cập nói với AP, tên không tặc muốn tới Istanbul song phi công cho biết, máy bay không đủ nhiên liệu cho hành trình như vậy.

Theo tướng Hossni Hassan, có tất cả 26 người nước ngoài trên chuyến bay MS181, bao gồm 8 người Mỹ, 4 người Anh, 4 người Hà Lan, 2 người Bỉ, 1 người Pháp, 1 người Italy, 2 người Hy Lạp, 1 người Syria. 3 người nước ngoài khác vẫn chưa xác định được quốc tịch.

Trước diễn biến từ vụ không tặc, quân đội Israel đã đưa máy bay chiến đấu rà soát bầu trời, nhằm ngăn chặn không tặc tiến hành các vụ tấn công khủng bố nhằm vào quốc gia này.

Đây là lần thứ 2 sân bay Larnaca bị không tặc khống chế trong 30 năm qua. Trong sự việc năm 1988, một tên không tặc cướp chiếc máy bay phản lực chở 55 người của Kuwait và hạ cánh nó xuống Larnaca sau khi cất cánh từ Iran. Chiếc Boeing 747 hạ cánh xuống phi trường này sau khi sân bay Damascus ở Syria và Beirut từ chối cho nó hạ cánh. Sau khi tiếp nhiên liệu, chiếc phi cơ tiếp tục cất cánh khỏi Larnaca.

Không tặc ra yêu sách

Phần lớn hành khách trên máy bay bị bắt cóc đã được thả. Tuy nhiên, vẫn còn 7 người, bao gồm 3 hành khách, trên phi cơ. Quan chức phụ trách hàng không dân dụng Ai Cập từ chối cung cấp thông tin về quốc tịch của những người này.

Hiện tại, cảnh sát chưa thể xác nhận được vật liệu nổ mà tên không tặc công bố là thật hay giả. Người này đã chính thức đưa ra yêu sách. Reuters cho biết kẻ cướp chiếc máy bay của Egypt Air muốn phóng thích các tù nhân nữ trong nhà giam của Ai Cập.

Trong diễn biến mới nhất, người đứng đầu cơ quan Ngoại giao đảo Cyprus cho biết tên không tặc được xác định là Seif El Din Mustafa. Trước đó, người ta cho rằng y tên là Ibrahim Samaha, 27 tuổi. Tuy nhiên, Tiến sĩ Ibrahim Samaha, giáo sư một trường đại học của Ai Cập, là một trong số 56 hành khách. Ông được trả tự do vài giờ sau khi máy bay hạ cánh xuống đảo Cypras, BBC đưa tin.

“Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Chúng tôi lên máy bay và vô cùng ngạc nhiên khi phi hành đoàn tịch thu thu tất cả hộ chiếu, điều bất thường trên các chuyến bay nội địa. Sau một thời gian, chúng tôi nhận ra mình đang hướng tới đảo Cyprus. Ban đầu, phi hành đoàn nói máy bay gặp vấn đề nhưng sau đó chúng tôi biết mình bị bắt cóc”, giáo sư Samaha nói.


Những hành khách cuối cùng rời máy bay Ai Cập bị không tặc

Theo Zing - Trí thức trẻ - NLĐ - Vietnamnet