Ý nghĩa của việc cúng tất niên?
Theo quan niệm dân gian lưu truyền, việc cúng cơm tất niên cuối năm là phong tục truyền thống và lâu đời mang nét đẹp văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Là một trong những nghi thức được diễn ra với ý nghĩa ghi nhận tất cả kết quả tốt đẹp trong năm, đón chào năm mới.
Cúng tất niên giống với việc báo cáo với Thần linh bản thổ, Chư vị tôn thần cũng như Tổ tiên về những thành tích đã đạt được trong năm qua, từ đó có lời cảm tạ, mong muốn đấng bề trên tiếp tục che chở, phù hộ độ trì cho gia đạuo êm ấm.
Ngoài ra, tất niên là dịp các thành viên trong gia đình đoàn viên, sum họp sau một năm học tập, làm việc ở nơi xa. Mọi người có dịp gần gũi, tâm sự, ôn lại kỉ niệm của một năm, từ đó xóa bỏ mọi hiềm khích, hiểu lầm trong năm cũ, hứa hẹn những điều hạnh phúc, tốt đẹp trong tương lai.
Không chỉ mang ý nghĩa sum họp gia đình, bữa cơm tất niên còn là nghi thức để kết thúc năm cũ, đón năm mới, mời ông Công ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản bếp núc.
Sau bữa cơm tất niên, gia đình sẽ sửa soạn để cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón chào năm mới. Đây cũng là dịp để con cháu tri ân tổ tiên đã phù hộ mình trong năm qua.
Thời điểm cúng tất niên "vận khí hội tụ- lộc trời tỏa thắm"
Ngày cúng tất niên tốt nhất?
Lễ tất niên thường được các gia đình Việt tổ chức vào ngày cuối cùng của năm đó, là một ngày đánh dấu mốc quan trọng vô cùng. Theo lịch vạn sự năm 2023, lễ Tất niên được cúng vào ngày 31 tháng 12 năm Nhâm Dần (âm lịch) tức ngày 21 tháng 1 năm Quý Mão (dương lịch).
Tuy nhiên, cũng có không ít gia đình do điều kiện, hoàn cảnh hay những việc phát sinh có thể điều chỉnh ngày tất niên cúng trước đó, không nhất thiết phải là ngày 29 hay 30 Tết.
Thế nhưng, giống như việc định nghĩa vể tất niên và những quan niệm có từ xa xưa thì cúng tất niên nên cúng vào ngày cuối cùng của năm để đón nhận nhiều điều tốt lành nhất.
Giờ cúng tất niên chiêu mời phúc lộc
Theo như thông lệ, các gia đinh sẽ cúng tất niên vào chiều ngày 30 Tết, cũng có những gia đình cúng trưa hoặc tối muộn hơn.
Lễ cúng cần được chuẩn bị tươm tất về lễ vật và đồ cúng để bày tỏ lòng thành tri ân với các đấng bề trên đã phù hộ cho gia đạo một năm an bình, hạnh phúc.
Mâm cơm tất niên chuẩn phong thủy
Lễ cúng Tất niên gồm những lễ vật cúng không cần phải quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của người cúng để tri ân trời, đất, thần linh… đã gia hộ bình an trong một năm qua.
Thông thường, một mâm cúng tất niên bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).
Mâm cỗ còn tùy thuộc vào văn hóa mỗi vùng miền mà lại có những món ăn, thức uống riêng biệt. Tuy nhiên, có những món không thể thiếu trong dịp này như: bánh chưng, bánh tét, thịt gà, xôi...
* Thông tin mang tính chất tham khảo
Lệ Quyên
Theo Vietnamnet