Nằm trên một vách đá đã bị xói mòn, một phần bị sụt lở trên bãi biển Kalaloch ở công viên quốc gia Olympic, Washington (Mỹ), “cây đời” vẫn kiên cường bám trụ với mảnh đất khô cằn với chỉ vài chiếc rễ còn lại của nó. Một vài người gọi đây là “phép màu” hay sự “bất tử”.
Các rễ cây ở giữa nhô và lan ra khiến người ta liên tưởng đến cảnh cái cây đang cố bám trụ lại để duy trì cuộc sống của mình. Điều đáng ngạc nhiên là nó đã sống như thế trong vòng nhiều năm trời, tỏa lá xanh tươi dù rễ của nó không được tiếp xúc nhiều với đất. Cái cây đặc biệt này còn không hề bị xô ngã ngay cả khi thường xuyên phải đối mặt với những cơn bão kinh khủng nhất. Trong khi rất nhiều cây khỏe mạnh đã phải đầu hàng trước thời tiết khó lường, “cây đời” vẫn tìm cách để tồn tại, năm này qua năm khác.
Cây này được cho là thuộc loài vân sam Sitka, nhưng nó không có tên chính thức. Vì vậy, mọi người tự đặt tên cho nó như “cây đời” và “cây chạy trốn”. Khoảng trống ngay bên dưới cây được đặt tên “hang động gốc cây” vì trần của hang hoàn toàn là rễ cây.
Theo một số ghi chép, hang động này được hình thành bởi một con suối nhỏ chảy vào đại dương và dần dần rửa sạch hết lớp đất dưới gốc cây qua nhiều thập kỷ. Không ai biết chính xác cái cây này đã sống như thế trong bao lâu, cũng không biết được bí mật đằng sau sự bất diệt của nó. Đây thực sự là một bí ẩn đang chứng kiến tận mắt.
Các rễ cây ở giữa nhô và lan ra khiến người ta liên tưởng đến cảnh cái cây đang cố bám trụ lại để duy trì cuộc sống của mình. Điều đáng ngạc nhiên là nó đã sống như thế trong vòng nhiều năm trời, tỏa lá xanh tươi dù rễ của nó không được tiếp xúc nhiều với đất. Cái cây đặc biệt này còn không hề bị xô ngã ngay cả khi thường xuyên phải đối mặt với những cơn bão kinh khủng nhất. Trong khi rất nhiều cây khỏe mạnh đã phải đầu hàng trước thời tiết khó lường, “cây đời” vẫn tìm cách để tồn tại, năm này qua năm khác.
Cây này được cho là thuộc loài vân sam Sitka, nhưng nó không có tên chính thức. Vì vậy, mọi người tự đặt tên cho nó như “cây đời” và “cây chạy trốn”. Khoảng trống ngay bên dưới cây được đặt tên “hang động gốc cây” vì trần của hang hoàn toàn là rễ cây.
"Hang động gốc cây" đẹp kì diệu trong ánh nắng mặt trời.
Dù có hoàn cảnh sống rất đặc biệt nhưng cây vẫn xanh tươi mơn mởn.
Theo một số ghi chép, hang động này được hình thành bởi một con suối nhỏ chảy vào đại dương và dần dần rửa sạch hết lớp đất dưới gốc cây qua nhiều thập kỷ. Không ai biết chính xác cái cây này đã sống như thế trong bao lâu, cũng không biết được bí mật đằng sau sự bất diệt của nó. Đây thực sự là một bí ẩn đang chứng kiến tận mắt.
Theo Afamily/Tri Thức Trẻ