Làm người thứ ba - nghề mới lạ đang nổi lên ở Trung Quốc có thể mang lại thu nhập khủng mỗi năm (khoảng 1 triệu nhân dân tệ tương đương khoảng 3,5 tỷ đồng) cho những người làm thêm bất kể là nam hay nữ.
“Người thứ ba” này sẽ có nhiệm vụ thuyết phục người tình của mình quay trở lại với tổ ấm gia đình theo yêu cầu của khách hàng. Đây không phải một nhiệm vụ dễ dàng, sẽ mất ít nhất 6 tháng và 300.000 nhân dân tệ (khoảng 1 tỷ đồng) chi phí đào tạo để một người có đủ điều kiện hành nghề.
Tuy nhiên, mức lương thu được cũng khá hấp dẫn - khoảng 300 triệu đồng mỗi tháng.
Nghề làm người thứ 3 đang là nghề hấp dẫn ở Trung Quốc. Ảnh minh họa.
Dịch vụ này bắt nguồn từ Thượng Hải, Thành Đô, và Thâm Quyến nhưng hiện giờ đã lan rộng ra khắp Trung Quốc, trở thành một đề tài nóng được bàn tán nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông. Trên mạng xã hội Weibo, có khoảng 6000 bình luận cùng hơn 15 triệu lượt xem có liên quan đến chủ đề này.
Theo thống kê, tỉ lệ li hôn ở Trung Quốc đã tăng liên tục trong 12 năm qua, 80% số vụ li hôn được cho là liên quan đến vấn đề về “người thứ 3”.
Theo ông Shu Xin - Chủ tịch hiệp hội hôn nhân và gia đình Trung Quốc, điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều người Trung Quốc ngoại tình. Đây chính là nguyên nhân khiến dịch vụ đặc biệt này trở nên nở rộ trong thời gian qua.
Tài khoản Weibo có tên Tangguoyun cho rằng: “Có cung sẽ có cầu. Chúng ta đều biết nguyên nhân phổ biến nhất của các vụ li hôn ở Trung Quốc là do không chung thủy”.
Một số người tỏ ra lo ngại dịch vụ này sẽ vi phạm một số luật và các quy tắc đạo đức, làm nảy sinh các vấn đề tiêu cực liên quan đến an toàn cá nhân như theo dõi và quấy nhiễu. Hiệp hội hôn nhân và gia đình Trung Quốc đang kêu gọi các chuyên gia đưa ra những hướng dẫn và quy định cụ thể cho những người làm nghề này, đồng thời mở một đường dây nóng trên phạm vi cả nước để giám sát chất lượng dịch vụ.
Tuy nhiên, đa số người dùng mạng xã hội Weibo nghi nhờ về sự hiệu quả mà dịch vụ này mang lại. Họ cho rằng đây chỉ là một giải pháp tạm thời mang tính chất “giảm triệu chứng chứ chưa chữa được bệnh”.
Tài khoản Domi cho rằng: "Vấn đề là những người ngoại tình không chung thủy và không có tính tự giác. Dù cho có thoát khỏi “người thứ ba”, thì sẽ có “người thứ tư”, “người thứ năm” mà thôi”.
Tìm đến các dịch vụ tư vấn hôn nhân là việc làm phổ biến của các cặp đôi phương Tây khi mối quan hệ của họ xảy ra vấn đề. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, mọi người vẫn rất e dè và xấu hổ khi chia sẻ về những vấn đề mang tính cá nhân như thế này.
“Người thứ ba” này sẽ có nhiệm vụ thuyết phục người tình của mình quay trở lại với tổ ấm gia đình theo yêu cầu của khách hàng. Đây không phải một nhiệm vụ dễ dàng, sẽ mất ít nhất 6 tháng và 300.000 nhân dân tệ (khoảng 1 tỷ đồng) chi phí đào tạo để một người có đủ điều kiện hành nghề.
Tuy nhiên, mức lương thu được cũng khá hấp dẫn - khoảng 300 triệu đồng mỗi tháng.
Nghề làm người thứ 3 đang là nghề hấp dẫn ở Trung Quốc. Ảnh minh họa.
Dịch vụ này bắt nguồn từ Thượng Hải, Thành Đô, và Thâm Quyến nhưng hiện giờ đã lan rộng ra khắp Trung Quốc, trở thành một đề tài nóng được bàn tán nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông. Trên mạng xã hội Weibo, có khoảng 6000 bình luận cùng hơn 15 triệu lượt xem có liên quan đến chủ đề này.
Theo thống kê, tỉ lệ li hôn ở Trung Quốc đã tăng liên tục trong 12 năm qua, 80% số vụ li hôn được cho là liên quan đến vấn đề về “người thứ 3”.
Theo ông Shu Xin - Chủ tịch hiệp hội hôn nhân và gia đình Trung Quốc, điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều người Trung Quốc ngoại tình. Đây chính là nguyên nhân khiến dịch vụ đặc biệt này trở nên nở rộ trong thời gian qua.
Tài khoản Weibo có tên Tangguoyun cho rằng: “Có cung sẽ có cầu. Chúng ta đều biết nguyên nhân phổ biến nhất của các vụ li hôn ở Trung Quốc là do không chung thủy”.
Tỷ các cặp vợ chồng ly hôn ở Trung Quốc ngày một cao.
Một số người tỏ ra lo ngại dịch vụ này sẽ vi phạm một số luật và các quy tắc đạo đức, làm nảy sinh các vấn đề tiêu cực liên quan đến an toàn cá nhân như theo dõi và quấy nhiễu. Hiệp hội hôn nhân và gia đình Trung Quốc đang kêu gọi các chuyên gia đưa ra những hướng dẫn và quy định cụ thể cho những người làm nghề này, đồng thời mở một đường dây nóng trên phạm vi cả nước để giám sát chất lượng dịch vụ.
Tuy nhiên, đa số người dùng mạng xã hội Weibo nghi nhờ về sự hiệu quả mà dịch vụ này mang lại. Họ cho rằng đây chỉ là một giải pháp tạm thời mang tính chất “giảm triệu chứng chứ chưa chữa được bệnh”.
Tài khoản Domi cho rằng: "Vấn đề là những người ngoại tình không chung thủy và không có tính tự giác. Dù cho có thoát khỏi “người thứ ba”, thì sẽ có “người thứ tư”, “người thứ năm” mà thôi”.
Tìm đến các dịch vụ tư vấn hôn nhân là việc làm phổ biến của các cặp đôi phương Tây khi mối quan hệ của họ xảy ra vấn đề. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, mọi người vẫn rất e dè và xấu hổ khi chia sẻ về những vấn đề mang tính cá nhân như thế này.
Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ