Sau khi kết hôn, quan hệ của vợ chồng với hai bên gia đình nội ngoại cũng cần được chú ý đến nhiều. Một số người cho rằng đã đối xử thì phải công bằng bên nội bên ngoại, không bên nào nhiều hơn. Nếu như điều đó không thực hiện được thì giữa hai vợ chồng rất dễ xảy ra xích mích không đáng có.

Những cuộc hôn nhân tan vỡ hoặc xảy ra cãi vã vì tiền không hiếm một chút nào. Cách thức xử lý không thích hợp sẽ tạo ra những rạn vỡ nhất định trong mối quan hệ của cả hai.

Mới đây một cô vợ đăng tải bài viết chia sẻ chuyện gia đình mình. Chuyện như sau:

"Chồng cho bố mẹ chồng nhiều tiền hơn và bảo 'Nhà em giàu rồi, cần gì biếu nhiều'.

Uất ức, chẳng biết nói với ai, mình lấy chồng về 1 năm, chuyện chi tiêu như thế này đây. Chồng mình bảo là đi làm kiếm tiền thì tiêu 1 lương thôi, 1 lương để tiết kiệm với biếu bố mẹ.

1 tháng mình đi làm được lương 15 triệu, chồng lương 18 triệu. Hai vợ chồng chưa có con, ở nhà thuê, 1 tháng chỉ tiêu lương mình mà quanh đi quẩn lại thế nào có tháng để dư ra ít, có tháng thì hết, có tháng thì âm.

Kiểm tra sổ tiết kiệm thấy chỉ có hơn 30 triệu, vợ ngã ngửa khi phát hiện bí mật-1
Bài viết được đăng tải.

Tháng nào đi chơi, đi du lịch là âm chắc rồi. Chúng mình đi làm vất vả cũng thi thoảng muốn đi du lịch giải khuây.

Còn 1 tháng chồng mình làm lương 18 triệu. Mình thấy chồng biếu bố mẹ vợ (là bố mẹ mình) trung bình 1 tháng khoảng 3 triệu, mình đoán là biếu bố mẹ chồng tháng cũng 3-5 triệu vì nhà chồng cũng không bằng được nhà mình. Còn 10 triệu anh để tiêu thêm hay tiết kiệm. Mình cũng tin tưởng vì ngày xưa chồng bảo là biếu cố gắng cho 2 nhà bằng nhau.

Nào ngờ đợt này mình hỏi về chuyện tiền nong, sổ tiết kiệm, mà 1 năm qua hai vợ chồng tiết kiệm được có hơn 30 triệu. Mình hỏi là thế 1 tháng để ra bao nhiêu, chồng mình lúc này mới nói thật. Tháng anh ấy biếu bố mẹ đẻ 8 triệu, bố mẹ mình 3 triệu còn lại tiêu thêm vào những tháng thiếu tiền.

Mình nghe như vậy thấy không ổn rồi, hỏi tại sao lại chênh lệch nội ngoại đến vậy. Ban đầu anh chả bảo sẽ biếu hai bên bằng nhau hay sao, chồng mình đáp trả:

'Nhà em giàu rồi, cần gì biếu nhiều. Em tính toán vậy? Nhà giàu mà tính toán thế'.

Ôi trời ơi, hai đứa vẫn đi ở thuê, tự làm tự ăn mà bảo giàu? Xe không có, nhà không có, ăn uống hàng tháng là lương của vợ, lương chồng thì cho bố mẹ phần nhiều xong nói như vậy, hỏi mình có điên không, có tức không?

Giờ mình không biết cách giải quyết như thế nào, bố mẹ mình thì nghĩ 2 vợ chồng đi làm lương ít nên cho như vậy thôi, thi thoảng vẫn gửi lên cho đồ ăn đồ uống hay cho lại tiền.

Còn bố mẹ chồng thì cũng không biết gì, thấy mới cưới mà biếu từng ấy tiền nên nghĩ 2 đứa đi làm kiếm được tiền. Hay chồng thấy bố mẹ mình cho đồ ăn thức uống rồi thi thoảng cho tiền nghĩ là giàu? Bố mẹ mình cho vì nghĩ thương 2 đứa, vậy mà chồng mình đối xử như vậy?".

Kiểm tra sổ tiết kiệm thấy chỉ có hơn 30 triệu, vợ ngã ngửa khi phát hiện bí mật-2
Ảnh minh họa.

Tiền nong là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, khởi nguồn cho nhiều điều tranh cãi trong hôn nhân. Thế mới nói, cái quan trọng nhất của chuyện tiền bạc là việc phải bàn tính với nhau trước. Bất cứ một việc làm qua mặt nào, không nói trước nào cũng có thể khởi nguồn cho tranh cãi, thậm chí xích mích lớn trong nhà.

Hàng tháng chi tiêu thế nào, để tiết kiệm ra sao, biếu xén mọi người những gì thì hai vợ chồng phải bàn trước. Khi quyết định tiêu các khoản lớn, hai người cũng cần nói lại với nhau để đưa ra những tính toán thỏa đáng nhất.

Hơn nữa, việc đối xử với nhà nội, nhà ngoại rất cần cái gọi là công bằng. Hai vợ chồng đến với nhau một cách bình đẳng thì việc đối xử với bố mẹ hai bên cũng cần như thế. Những sự chênh lệch trong cách thức, suy nghĩ sẽ dẫn đến việc tạo nên nỗi uất ức, cảm thấy bị bất công giữa một trong hai bên.

Mỗi gia đình nên lập ra nguyên tắc tiêu xài. Việc tiêu tiền không phải để cho hết đi, họ còn cần tích lũy cho những nhu cầu thiết yếu, những dự định tương lai.

Theo Pháp luật và Bạn đọc