Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này không hoàn toàn đúng. Kiến bu vào nước tiểu không có nghĩa là nước tiểu có đường. Một số người bị nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hoặc các chất tiết đường sinh dục làm nước tiểu có bạch cầu, hồng cầu, chất đạm kích thích kiến tập trung.
Ngay cả khi nước tiểu có glucose không có nghĩa là bạn mắc đái tháo đường. Ở người bình thường, chỉ khi glucose máu cao trên 200 mg/dl (11.1 mmol/l), nước tiểu mới có đường niệu. Tuy nhiên, ở một số người bị rối loạn chức năng ống thận như bệnh toan hóa ống thận, có thai, trẻ đẻ non, khả năng tái hấp thu glucose của thận bị rối loạn nên có glucose trong nước tiểu ngay cả khi glucose máu bình thường (không bị đái tháo đường).
Hiện nay, bác sĩ không dựa vào triệu chứng đường niệu để chẩn đoán đái tháo đường. Tuy nhiên, người có hiện tượng khi đi tiểu, nước tiểu có kiến bu cần phải đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, và làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường kịp thời.
Ai nên đi xét nghiệm sớm đái tháo đường?
Bộ Y tế cho hay, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhất châu Á, và nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới.
Để phòng tránh, người dân nên chủ động kiểm soát tình hình và sớm phát hiện bệnh. Các đối tượng nên đi xét nghiệm sớm căn bệnh này bao gồm người trên 45 tuổi, hoặc người dưới 45 tuổi nhưng thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI > 23) kèm theo có 1 trong các yếu tố nguy cơ sau:
- Huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc THA.
- Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2).
- Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường.
- Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, sinh con to - nặng trên 4.000 gram, mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Người có rối loạn lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/l và Triglycrid trên 2,2 mmol/l.
- Tiền sử bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Ngay cả khi nước tiểu có glucose không có nghĩa là bạn mắc đái tháo đường. Ở người bình thường, chỉ khi glucose máu cao trên 200 mg/dl (11.1 mmol/l), nước tiểu mới có đường niệu. Tuy nhiên, ở một số người bị rối loạn chức năng ống thận như bệnh toan hóa ống thận, có thai, trẻ đẻ non, khả năng tái hấp thu glucose của thận bị rối loạn nên có glucose trong nước tiểu ngay cả khi glucose máu bình thường (không bị đái tháo đường).
Hiện nay, bác sĩ không dựa vào triệu chứng đường niệu để chẩn đoán đái tháo đường. Tuy nhiên, người có hiện tượng khi đi tiểu, nước tiểu có kiến bu cần phải đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, và làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường kịp thời.
Ai nên đi xét nghiệm sớm đái tháo đường?
Bộ Y tế cho hay, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhất châu Á, và nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới.
Để phòng tránh, người dân nên chủ động kiểm soát tình hình và sớm phát hiện bệnh. Các đối tượng nên đi xét nghiệm sớm căn bệnh này bao gồm người trên 45 tuổi, hoặc người dưới 45 tuổi nhưng thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI > 23) kèm theo có 1 trong các yếu tố nguy cơ sau:
- Huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc THA.
- Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2).
- Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường.
- Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, sinh con to - nặng trên 4.000 gram, mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Người có rối loạn lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/l và Triglycrid trên 2,2 mmol/l.
- Tiền sử bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Theo Zing