Dưới đây là lưu ý phong thủy khi đặt bàn thờ gia tiên để gia chủ đón tài lộc, gia đình bình yên, hạnh phúc.

Không đặt bàn thờ quá lộ liễu

Không gian thờ cúng cần đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng. Vì vậy, tuyệt đối không nên để người ngoài bước vào nhà là nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị và hình ảnh tổ tiên. Nếu nhà có nhiều tầng, bàn thờ nên đặt ở tầng trên cùng. Phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên.

Phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang hoặc các không gian như sân phơi, kho. Trong trường hợp đặt bàn thờ ở tầng dưới hoặc tầng giữa nên tránh phía dưới bàn thờ là bếp lửa; phía trên là nhà tắm, nhà vệ sinh, giường ngủ hoặc các vật nặng nề đè lên.

kieng-ky

Còn đối với nhà chung cư, nếu đặt bàn thờ và phòng khách cùng một mặt bằng thì cần có có vách ngăn hoặc tấm bình phong ngăn cách giữa không gian thờ và phòng tiếp khách. Điều này để tránh các tầm nhìn trực tiếp vào khu thờ tự.

Bí mật phong thủy

Bí mật lớn nhất trong phong thủy nhà ở, chính là nên sắp đặt phương vị và bố cục nơi sử dụng thường xuyên nhất như thế nào để có được vị trí phong thủy tốt cho bản thân và mọi người trong gia đình.
Nếu mỗi đêm bạn đều ngồi trước bàn đọc sách trong nhà, làm việc với máy vi tính, kinh doanh qua mạng, mua bán cổ phiếu, vậy thì bàn đọc sách bạn ngồi trong thời gian đó sẽ trở thành góc phong thủy quan trọng quyết định sự gia tăng tài phú hay sự phá tài của bạn.

Có thể thấy, việc bạn ngồi ở đâu, nằm chỗ nào, quyết định bạn nên mất bao nhiêu thời gian và công sức để thiết kế phong thủy cho vị trí này.

kieng-ky1
 

Yếu tố quan trọng nhất, cốt lõi nhất của không gian phong thủy cá nhân chính là phải nắm bắt phong thủy của không gian quan trọng nhất đối với bản thân, tức là nơi mà mỗi ngày chúng ta thường sử dụng nhất để sinh hoạt, làm việc và học tập.

Tương tự, nếu bạn là nữ chủ nhân trong nhà, vậy thì nhà bếp chính là nơi gắn bó thường xuyên nhất của bạn.

Một người làm vợ, làm mẹ, nhà bếp chính là nơi khẳng định tâm huyết, sự nỗ lực sáng tạo và chăm chỉ của bạn, cũng là nơi góp phần quyết định vận mệnh cũng như thành tựu của bạn.

Lễ nhập trạch nhà mới

Một trong những phong tục hay quan niệm của ông cha ta khi chuẩn bị về nhà mới, hay có nơi còn gọi là lễ nhập trạch là điều quan trọng nhất. Khi làm nhà mới thì có ba nghi lễ không nên bỏ qua là Lễ động thổ ( xin phép Thổ Công ở khu đất đó để đào móng bắt đầu quá trình xây dựng), thứ 2 là lễ Cất Nóc ( đổ mái nhà hay nhiều nơi là đổ trần nhà, quan trọng nhất là lần đổ trần đầu tiên), lễ quan trọng thứ 3 là lễ Nhập trạch hay dọn về nhà mới.

Vậy sau khi xây nhà xong, gia chủ muốn dọn về nhà mới cần phải báo cáo với tổ tiên, thổ công thổ thần sau đây là 10 điều cần biết khi nhập trạch chuyển nhà mới:

Đầu tiên cần chọn ngày tốt nhập trạch hay chuyển nhà, ngày được chọn phải hợp với tuổi và ngày tháng năm sinh của gia chủ. Thông thường việc chuyển nhà được thực hiện vào buổi sáng để lấy sinh khí và kiêng kị chuyển nhà vào buổi tối.

Ngày chuyển nhà mới hay nhập trạch không phải là ngày tân gia, nên vào ngày nhập trạch về nhà mới thì chỉ cần có những người ở trong nhà mới được có mặt vào lúc này.

Tránh nói những điều dở, không hay trong ngày nhập trạch.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Theo Khỏe & Đẹp