NSƯT Kim Tử Long hẹn phóng viên đến rạp Công Nhân, nơi anh đang tổng duyệt cho các nghệ sĩ tham gia vở Về lại cội nguồn, để trò chuyện. Buổi tập kéo dài hơn 3 tiếng khi các nghệ sĩ đến rải rác mà Kim Tử Long trong vai trò đạo diễn phải ở lại tận giây cuối cùng để hướng dẫn.
Kim Tử Long hướng dẫn các bé tập tuồng. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
Chưa có ai thay thế vị trí của Ngọc Huyền
- Xuất hiện lúc Vũ Linh đang là ngôi sao sáng chói, có tin đồn cho rằng vì anh ấy quá chảnh nên ông chủ hãng băng Kim Lợi mới quyết định lăng xê Kim Tử Long để thay thế. Thực hư chuyện này thế nào?
- Vũ Linh là bậc đàn anh của tôi. Anh ấy có sức hút mãnh liệt vào thập niên 1990. Thời đó băng video phát triển rầm rộ nhưng chỉ có các ngôi sao Minh Vương, Lệ Thủy và Vũ Linh chiếm lĩnh thị trường. Sau đó tôi may mắn trở thành người thay thế anh Vũ Linh. Tất cả đều nhờ vào trung tâm băng nhạc Kim Lợi. Lúc đó Minh Vy mạnh dạn đẩy tôi lên một bước và cuộc đời tôi thay đổi từ kép nhì trở thành kép chính. Nếu không có bước đột phá và Minh Vy không mạo hiểm thì chưa chắc tôi trở thành ngôi sao cải lương.
Trong thâm tâm của tôi, Vũ Linh lúc nào cũng là người anh, là “đại ca” tôi kính nể. Tôi thường học bộ tịch của anh ấy để biến thành cái của mình. Những gì tinh túy của anh ấy, tôi thường học theo để tạo dựng nét riêng cho mình. Nếu nói mình đã trở thành ngôi sao và đạt đến thượng đỉnh, không cần phải noi gương ai, thì chắc chắn sẽ có ngày mình thụt lùi. Mỗi lần nghe mọi người truyền tai nhau vở tuồng nào hay, chắc chắn tôi sẽ đi xem để học hỏi người ta.
- Nhiều ý kiến cho rằng Kim Tử Long vốn không phải con nhà nòi, lại vào nghề muộn hơn đồng nghiệp nên anh phải nỗ lực gấp bội để bù lại xuất phát điểm?
- Lúc nào tôi cũng tâm niệm, nghệ thuật không có đỉnh cao nhưng luật đào thải rất khắc nghiệt. Tôi luôn học hỏi không ngừng, kể cả bây giờ. Tôi tìm cái hay, cái mới từ đàn em hoặc xem ở nước ngoài họ làm thế nào để bổ sung vào sân khấu. Người ta nói học phải đi đôi với hành, tôi may mắn nắm được lý thuyết nhờ sự chỉ bảo của các thầy cô và hơn 30 năm lăn lộn trong nghề, tôi tích lũy cho mình được nhiều thứ.
Quan trọng hơn nữa, tôi được khán giả yêu thương và đồng hành đến tận bây giờ. Đó là hành trang quý giá của nghề và là gia tài vô giá tôi góp nhặt được. Dù có diễn hay thế nào mà nhân vật trên sân khấu không được người xem đón nhận thì đó là thất bại lớn nhất.
- Anh là một trong số ít thực hiện được các live show hoành tráng trong sự nghiệp cải lương, điều mà không phải nghệ sĩ thành danh nào cũng làm được. Cảm giác của anh?
- Nghệ sĩ ai cũng mơ ước có live show để đời. Nhưng làm live show phải đúng nghĩa, đầu tư kỹ lưỡng từ chi phí dàn dựng đến chất lượng kịch bản. Tôi đã làm được 3 live show lớn: Hoài niệm trong tôi, Thiên đường tôi yêu 1 và 2. Tôi mừng khi khán giả đến xem đều dành lời khen thật lòng. Sự đầu tư công phu đã mang về cho tôi kết quả tương xứng.
Nếu các nghệ sĩ trẻ sau này có làm live show, cũng hãy cố gắng đầu tư không chỉ ở tiền bạc mà còn trí tuệ. Để khi kéo màn lên, người ta sẽ thấy cải lương sang trọng và cái hồn ấy chỉ có thể đến sân khấu để thưởng thức chứ không phải nằm nhà xem tivi.
Kim Tử Long bị tổn thất về kinh tế và mất đi bạn diễn ăn ý khi Ngọc Huyền
sang Mỹ định cư. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
- Thời đỉnh cao của Kim Tử Long gắn liền với tên tuổi của Ngọc Huyền. Scandal của chị ấy trong năm 2005 đã làm ảnh hưởng đến anh thế nào?
- Thiệt hại lớn nhất của tôi khi Ngọc Huyền sang Mỹ là hơn 200 bộ video bị thu hồi và cấm phát hành. Đó là kho tàng quý giá của 2 đứa mà thời đó băng video rất thịnh hành, không chỉ ở Việt Nam mà còn được yêu thích ở hải ngoại. Và tôi mất đi bạn diễn ăn ý nhất trên sân khấu.
Nhưng sau này tôi cũng kết hợp được các bạn diễn trẻ. Sau Ngọc Huyền, tôi hợp tác cùng Thoại Mỹ, Thanh Ngân, Trinh Trinh, Tú Sương, Quế Trân… Họ tiếp nối con đường mà cô ấy bở dở dang và ít nhiều đều tạo cho mình chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả và với tôi. Nhưng thú thật đến nay vẫn chưa ai có thể thay thế vị trí của Ngọc Huyền.
Khán giả quay lưng vì cải lương sau này thiếu sự chỉn chu
- Sự nở rộ của hài kịch đã khiến cải lương đi xuống. Ngày nay người ta không còn quan tâm nhiều đến bộ môn nghệ thuật này, cảm giác của anh ra sao?
- Nếu nói khán giả quay lưng với cải lương thì không đúng. Người xem không còn đến sân khấu chỉ khi nào mình làm chưa hay. Mới đây, tôi làm đạo diễn cho đêm Về lại cội nguồn, mặc dù không được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng vẫn thu hút khán giả. Hai suất hát vừa qua đều cháy vé, đến đêm thứ 3 cũng bán gần hết. Như vậy đâu thể nói người ta đã quay lưng? Quan trọng là họ đến xem cái gì và thái độ của nghệ sĩ với nghề ra sao. Đó là điều khán giả cần và nếu mình làm chưa tới thì làm sao trách người ta được?
- Nhưng rõ ràng sau thời của anh, cũng có vài nghệ sĩ nổi trội nhưng họ vẫn chưa bật sáng như một ngôi sao thật sự. Anh nghĩ vì sao cải lương không được yêu mến như ngày trước?
- Cải lương sau này không được đầu tư chỉn chu đúng mức cho từng diễn viên nên khán giả không còn yêu chuộng như trước. Nghệ sĩ ngôi sao chưa tỏa sáng đúng nghĩa khiến người xem không theo đuổi. Nếu cơ quan nhà nước đầu tư vào một sân khấu và quy tụ các nghệ sĩ nhiều thế hệ để làm ra những vở diễn hay, tôi tin chắc chắn khán giả sẽ ủng hộ.
Nghệ sĩ cải lương khó sống với nghề hơn các bộ môn nghệ thuật khác. Vì đầu tư vào diễn viên cải lương tốn kém gấp bội lần so với ca sĩ, điều tôi nói ở đây không chỉ về kinh tế. Để đào tạo một nghệ sĩ cải lương thành ngôi sao càng khó khăn gấp bội.
- Thế nên giờ đây cải lương được duy trì theo kiểu “cha truyền con nối” bởi giới trẻ giờ chỉ theo đuổi những bộ môn nghệ thuật tân thời?
- Do chúng ta chưa phát hiện các tài năng nhí. Tôi vừa tìm ra được bé Khánh Tâm ở Chợ Lớn và đưa vào chương trình Về lại cội nguồn 3 để giới thiệu cho khán giả. Em ấy không phải con nhà nòi nhưng đam mê cải lương từ nhỏ và có tố chất để trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp. Tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ, nếu có đam mê hãy cứ mạnh dạn đến với cải lương. Bộ môn cải lương rất có hồn và nếu nắm bắt được nó, người ta sẽ có cảm giác thiêng liêng.
- Thời kỳ cải lương đi xuống, thu nhập không còn như trước khiến cuộc sống của anh gặp khó khăn ra sao?
- Ai cũng tất bật với cuộc sống riêng vì mưu sinh nhưng mỗi người đều có cách ứng phó khác nhau. Tôi vừa theo đuổi nghệ thuật vừa tìm cách lo cho cuộc sống gia đình. Tôi chia quỹ thời gian ra đều để công việc và gia đình không bị chồng chéo lên nhau.
- Vậy nên anh tranh thủ chuyển sang làm đạo diễn để kiếm thêm thu nhập?
-Tôi không muốn nhưng vì công việc đưa đẩy nên mình làm thôi. Hơn nữa có thể đúc kết kinh nghiệm cho đàn em cũng tốt. Chương trình Về lại cội nguồn là tấm lòng của anh em nghệ sĩ dành cho đồng nghiệp gặp khó khăn trong cuộc sống. Họ là những diễn viên kỳ cựu nhưng bị bệnh, hoàn cảnh gia đình không mấy khá khẩm nên chúng tôi hỗ trợ cho nhau.
Tôi tâm niệm, làm gì được cho sân khấu cứ làm, cố gắng đến đâu hay đến đó. Chúng tôi đã có tâm và lực nhưng quan trọng phải có kinh phí. Nếu khán giả lúc nào cũng đến đông đủ, tôi có động lực để mỗi tháng giúp thêm một mảnh đời nghệ sĩ. Nếu có sự giúp đỡ của lãnh đạo nhà nước, chúng tôi sẽ mở rộng thành định kỳ.
Trinh Trinh chỉ thích đứng sau lưng tôi
- Đời sống riêng của nghệ sĩ cải lương khá kín đáo nhưng thời gian qua anh và vợ thường xuyên xuất hiện trên truyền hình khiến nhiều người vui mừng được gặp lại anh. Họ càng bất ngờ hơn khi đây là cuộc hôn nhân thứ 3 của Kim Tử Long, anh nói thế nào về điều này?
- Giày dép có số thì tình duyên cũng vậy. Số đã có thì cơ duyên đưa đẩy chúng tôi gặp nhau. Duyên của tôi và 2 người vợ trước đã hết nhưng tình nghĩa vẫn còn đó. Tôi bây giờ ngoài những lúc đi diễn, chỉ thích trở về căn nhà nhỏ để lo cho gia đình.
Đã là đàn ông phải có trách nhiệm, cái này không cần phải đợi ai nhắc nhở, mình phải lo vuông tròn các bên. Con gái lớn với người vợ đầu vẫn ở chung nhà với tôi. Hai cô con gái sau nay đã 16 và14 tuổi thì ở với mẹ nhưng cuối tuần vẫn về chơi với ba. Cuối tuần tôi đi diễn, các con đều đến xem và phụ giúp ba mỗi khi cần.
Kim Tử Long hết mực khen ngợi Trinh Trinh. Ảnh: Lê Nhân
- Con gái lớn đã trở thành diễn viên dù đây không phải mong ước của anh. Sao anh không giúp đỡ để con gái đỡ phải lăn lộn với nghề?
- Con bé giờ hoạt động ở sân khấu kịch Hồng Vân. Lúc học phổ thông, con gái xin tôi thi vào trường Nghệ thuật Sân khấu 2, tôi hỏi kỹ bé mới đồng ý hỗ trợ. Học 4 năm, con bé ra trường và giờ đã tự lập được rồi.
Tôi không muốn mình trở thành bệ phóng cho con, cũng không dùng tên tuổi để xin vai. Tôi muốn các con dựa vào thực lực bản thân. Tôi chỉ góp ý khi xem các vở kịch con đóng. Con tôi có bản năng và kỹ năng diễn xuất nhờ có gen của cha nên tôi tin tự con có thể sống được với nghề.
- Còn bé Andy Khánh, con trai của anh và nghệ sĩ Trinh Trinh, thì sao?
- Bé bộc lộ năng khiếu từ nhỏ, khá dạn dĩ trên sân khấu nhưng tôi muốn để bé phát triển tự nhiên. Mình muốn con nối nghiệp mà nó không có tài hoặc không muốn cũng không thể miễn cưỡng.
- Sau khi bé Andy Khánh cứng cáp, vợ anh đã quay lại sân khấu nhưng dường như tên tuổi của chị ấy không được biết đến nhiều. Giờ thành vợ Kim Tử Long, Trinh Trinh có thiệt thòi lắm không khi cái bóng của chồng quá lớn?
- Trinh Trinh tham gia nghệ thuật từ năm 5 tuổi theo kiểu cha truyền con nối còn tôi năm 14 tuổi mới chập chững vào nghề. Ai theo dõi sẽ biết Trinh Trinh từng nổi tiếng qua các vở: Thánh Gióng, Nghi Xuân Tuấn Lực…
Trinh Trinh đã có chỗ đứng riêng trước khi 2 chúng tôi gặp nhau. Nhưng cô ấy sống khép kín, chỉ thích đứng sau lưng hỗ trợ cho chồng. Tính vợ tôi kỳ lắm, thích nhìn chồng hát với bạn diễn hơn. Mỗi khi đối tác yêu cầu phải có 2 vợ chồng, cô ấy cũng không chịu. Trinh Trinh bảo tôi diễn với Tú Sương, Quế Trân hay Thanh Ngân đi, khi nào các cô ấy bận mới chịu hát chung với chồng.
Tôi với Trinh làm cùng nghề nên có sự cảm thông sâu sắc. Những khi tôi gặp rối rắm trong cuộc sống, cô ấy đều giải quyết, tìm hướng đi cho chồng. Đến giờ, tôi yên tâm hoạt động nghệ thuật là nhờ cô ấy làm hậu phương vững chắc.
NSƯT Kim Tử Long sinh trưởng trong gia đình không có truyền thống nghệ thuật. Nhưng từ nhỏ, gia đình anh sống gần nhà nghệ sĩ cải lương Minh Vương nổi tiếng khi đó nên máu nghệ thuật ngấm vào anh lúc nào không hay. Thành công của nam diễn viên sinh năm 1966 có sự dìu dắt của NSND Phùng Há. Kế thừa thế hệ Minh Vương – Lệ Thủy, cặp đôi Vũ Linh – Tài Linh trở thành thần tượng của nhiều người, trong đó có Kim Tử Long. Thuở chập chững vào nghề, có nằm mơ anh cũng không nghĩ đến việc tên tuổi được sánh bước bên NSND Vũ Linh.
Nhưng sự mạo hiểm của ông bầu Minh Vy (chồng Cẩm Ly) đã giúp Kim Tử Long trở thành tượng đài mới của giới mộ điệu. Giai đoạn đỉnh cao của nam nghệ sĩ U50 kéo dài từ năm 1990 đến những năm 2000. Trong đó có thể kể đến hàng loạt vở diễn đình đám như Y Ban và nàng tiên, Người đẹp bến Tiền Châu, Gia Đồng Nàng tiên Mẫu Đơn, Phụng Nghi Đình, Sống trong tình thương, Dự Nhượng đả long bào, Mã Siêu báo phụ thù…
Tên tuổi Kim Tử Long và Ngọc Huyền gắn bó với nhau trong các vở tuồng, sự ăn ý đó giúp họ đoạt giải Cặp đôi diễn viên được yêu thích nhất vào năm 1994. Cũng trong khoảng thời gian này, anh đoạt nhiều huy chương và nhận các giải thưởng do báo chí bình chọn. Năm 2012, anh được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Kim Tử Long hướng dẫn các bé tập tuồng. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
Chưa có ai thay thế vị trí của Ngọc Huyền
- Xuất hiện lúc Vũ Linh đang là ngôi sao sáng chói, có tin đồn cho rằng vì anh ấy quá chảnh nên ông chủ hãng băng Kim Lợi mới quyết định lăng xê Kim Tử Long để thay thế. Thực hư chuyện này thế nào?
- Vũ Linh là bậc đàn anh của tôi. Anh ấy có sức hút mãnh liệt vào thập niên 1990. Thời đó băng video phát triển rầm rộ nhưng chỉ có các ngôi sao Minh Vương, Lệ Thủy và Vũ Linh chiếm lĩnh thị trường. Sau đó tôi may mắn trở thành người thay thế anh Vũ Linh. Tất cả đều nhờ vào trung tâm băng nhạc Kim Lợi. Lúc đó Minh Vy mạnh dạn đẩy tôi lên một bước và cuộc đời tôi thay đổi từ kép nhì trở thành kép chính. Nếu không có bước đột phá và Minh Vy không mạo hiểm thì chưa chắc tôi trở thành ngôi sao cải lương.
Trong thâm tâm của tôi, Vũ Linh lúc nào cũng là người anh, là “đại ca” tôi kính nể. Tôi thường học bộ tịch của anh ấy để biến thành cái của mình. Những gì tinh túy của anh ấy, tôi thường học theo để tạo dựng nét riêng cho mình. Nếu nói mình đã trở thành ngôi sao và đạt đến thượng đỉnh, không cần phải noi gương ai, thì chắc chắn sẽ có ngày mình thụt lùi. Mỗi lần nghe mọi người truyền tai nhau vở tuồng nào hay, chắc chắn tôi sẽ đi xem để học hỏi người ta.
- Nhiều ý kiến cho rằng Kim Tử Long vốn không phải con nhà nòi, lại vào nghề muộn hơn đồng nghiệp nên anh phải nỗ lực gấp bội để bù lại xuất phát điểm?
- Lúc nào tôi cũng tâm niệm, nghệ thuật không có đỉnh cao nhưng luật đào thải rất khắc nghiệt. Tôi luôn học hỏi không ngừng, kể cả bây giờ. Tôi tìm cái hay, cái mới từ đàn em hoặc xem ở nước ngoài họ làm thế nào để bổ sung vào sân khấu. Người ta nói học phải đi đôi với hành, tôi may mắn nắm được lý thuyết nhờ sự chỉ bảo của các thầy cô và hơn 30 năm lăn lộn trong nghề, tôi tích lũy cho mình được nhiều thứ.
Quan trọng hơn nữa, tôi được khán giả yêu thương và đồng hành đến tận bây giờ. Đó là hành trang quý giá của nghề và là gia tài vô giá tôi góp nhặt được. Dù có diễn hay thế nào mà nhân vật trên sân khấu không được người xem đón nhận thì đó là thất bại lớn nhất.
- Anh là một trong số ít thực hiện được các live show hoành tráng trong sự nghiệp cải lương, điều mà không phải nghệ sĩ thành danh nào cũng làm được. Cảm giác của anh?
- Nghệ sĩ ai cũng mơ ước có live show để đời. Nhưng làm live show phải đúng nghĩa, đầu tư kỹ lưỡng từ chi phí dàn dựng đến chất lượng kịch bản. Tôi đã làm được 3 live show lớn: Hoài niệm trong tôi, Thiên đường tôi yêu 1 và 2. Tôi mừng khi khán giả đến xem đều dành lời khen thật lòng. Sự đầu tư công phu đã mang về cho tôi kết quả tương xứng.
Nếu các nghệ sĩ trẻ sau này có làm live show, cũng hãy cố gắng đầu tư không chỉ ở tiền bạc mà còn trí tuệ. Để khi kéo màn lên, người ta sẽ thấy cải lương sang trọng và cái hồn ấy chỉ có thể đến sân khấu để thưởng thức chứ không phải nằm nhà xem tivi.
Kim Tử Long bị tổn thất về kinh tế và mất đi bạn diễn ăn ý khi Ngọc Huyền
sang Mỹ định cư. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
- Thời đỉnh cao của Kim Tử Long gắn liền với tên tuổi của Ngọc Huyền. Scandal của chị ấy trong năm 2005 đã làm ảnh hưởng đến anh thế nào?
- Thiệt hại lớn nhất của tôi khi Ngọc Huyền sang Mỹ là hơn 200 bộ video bị thu hồi và cấm phát hành. Đó là kho tàng quý giá của 2 đứa mà thời đó băng video rất thịnh hành, không chỉ ở Việt Nam mà còn được yêu thích ở hải ngoại. Và tôi mất đi bạn diễn ăn ý nhất trên sân khấu.
Nhưng sau này tôi cũng kết hợp được các bạn diễn trẻ. Sau Ngọc Huyền, tôi hợp tác cùng Thoại Mỹ, Thanh Ngân, Trinh Trinh, Tú Sương, Quế Trân… Họ tiếp nối con đường mà cô ấy bở dở dang và ít nhiều đều tạo cho mình chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả và với tôi. Nhưng thú thật đến nay vẫn chưa ai có thể thay thế vị trí của Ngọc Huyền.
Khán giả quay lưng vì cải lương sau này thiếu sự chỉn chu
- Sự nở rộ của hài kịch đã khiến cải lương đi xuống. Ngày nay người ta không còn quan tâm nhiều đến bộ môn nghệ thuật này, cảm giác của anh ra sao?
- Nếu nói khán giả quay lưng với cải lương thì không đúng. Người xem không còn đến sân khấu chỉ khi nào mình làm chưa hay. Mới đây, tôi làm đạo diễn cho đêm Về lại cội nguồn, mặc dù không được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng vẫn thu hút khán giả. Hai suất hát vừa qua đều cháy vé, đến đêm thứ 3 cũng bán gần hết. Như vậy đâu thể nói người ta đã quay lưng? Quan trọng là họ đến xem cái gì và thái độ của nghệ sĩ với nghề ra sao. Đó là điều khán giả cần và nếu mình làm chưa tới thì làm sao trách người ta được?
- Nhưng rõ ràng sau thời của anh, cũng có vài nghệ sĩ nổi trội nhưng họ vẫn chưa bật sáng như một ngôi sao thật sự. Anh nghĩ vì sao cải lương không được yêu mến như ngày trước?
- Cải lương sau này không được đầu tư chỉn chu đúng mức cho từng diễn viên nên khán giả không còn yêu chuộng như trước. Nghệ sĩ ngôi sao chưa tỏa sáng đúng nghĩa khiến người xem không theo đuổi. Nếu cơ quan nhà nước đầu tư vào một sân khấu và quy tụ các nghệ sĩ nhiều thế hệ để làm ra những vở diễn hay, tôi tin chắc chắn khán giả sẽ ủng hộ.
Nghệ sĩ cải lương khó sống với nghề hơn các bộ môn nghệ thuật khác. Vì đầu tư vào diễn viên cải lương tốn kém gấp bội lần so với ca sĩ, điều tôi nói ở đây không chỉ về kinh tế. Để đào tạo một nghệ sĩ cải lương thành ngôi sao càng khó khăn gấp bội.
- Thế nên giờ đây cải lương được duy trì theo kiểu “cha truyền con nối” bởi giới trẻ giờ chỉ theo đuổi những bộ môn nghệ thuật tân thời?
- Do chúng ta chưa phát hiện các tài năng nhí. Tôi vừa tìm ra được bé Khánh Tâm ở Chợ Lớn và đưa vào chương trình Về lại cội nguồn 3 để giới thiệu cho khán giả. Em ấy không phải con nhà nòi nhưng đam mê cải lương từ nhỏ và có tố chất để trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp. Tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ, nếu có đam mê hãy cứ mạnh dạn đến với cải lương. Bộ môn cải lương rất có hồn và nếu nắm bắt được nó, người ta sẽ có cảm giác thiêng liêng.
- Thời kỳ cải lương đi xuống, thu nhập không còn như trước khiến cuộc sống của anh gặp khó khăn ra sao?
- Ai cũng tất bật với cuộc sống riêng vì mưu sinh nhưng mỗi người đều có cách ứng phó khác nhau. Tôi vừa theo đuổi nghệ thuật vừa tìm cách lo cho cuộc sống gia đình. Tôi chia quỹ thời gian ra đều để công việc và gia đình không bị chồng chéo lên nhau.
- Vậy nên anh tranh thủ chuyển sang làm đạo diễn để kiếm thêm thu nhập?
-Tôi không muốn nhưng vì công việc đưa đẩy nên mình làm thôi. Hơn nữa có thể đúc kết kinh nghiệm cho đàn em cũng tốt. Chương trình Về lại cội nguồn là tấm lòng của anh em nghệ sĩ dành cho đồng nghiệp gặp khó khăn trong cuộc sống. Họ là những diễn viên kỳ cựu nhưng bị bệnh, hoàn cảnh gia đình không mấy khá khẩm nên chúng tôi hỗ trợ cho nhau.
Tôi tâm niệm, làm gì được cho sân khấu cứ làm, cố gắng đến đâu hay đến đó. Chúng tôi đã có tâm và lực nhưng quan trọng phải có kinh phí. Nếu khán giả lúc nào cũng đến đông đủ, tôi có động lực để mỗi tháng giúp thêm một mảnh đời nghệ sĩ. Nếu có sự giúp đỡ của lãnh đạo nhà nước, chúng tôi sẽ mở rộng thành định kỳ.
Trinh Trinh chỉ thích đứng sau lưng tôi
- Đời sống riêng của nghệ sĩ cải lương khá kín đáo nhưng thời gian qua anh và vợ thường xuyên xuất hiện trên truyền hình khiến nhiều người vui mừng được gặp lại anh. Họ càng bất ngờ hơn khi đây là cuộc hôn nhân thứ 3 của Kim Tử Long, anh nói thế nào về điều này?
- Giày dép có số thì tình duyên cũng vậy. Số đã có thì cơ duyên đưa đẩy chúng tôi gặp nhau. Duyên của tôi và 2 người vợ trước đã hết nhưng tình nghĩa vẫn còn đó. Tôi bây giờ ngoài những lúc đi diễn, chỉ thích trở về căn nhà nhỏ để lo cho gia đình.
Đã là đàn ông phải có trách nhiệm, cái này không cần phải đợi ai nhắc nhở, mình phải lo vuông tròn các bên. Con gái lớn với người vợ đầu vẫn ở chung nhà với tôi. Hai cô con gái sau nay đã 16 và14 tuổi thì ở với mẹ nhưng cuối tuần vẫn về chơi với ba. Cuối tuần tôi đi diễn, các con đều đến xem và phụ giúp ba mỗi khi cần.
Kim Tử Long hết mực khen ngợi Trinh Trinh. Ảnh: Lê Nhân
- Con gái lớn đã trở thành diễn viên dù đây không phải mong ước của anh. Sao anh không giúp đỡ để con gái đỡ phải lăn lộn với nghề?
- Con bé giờ hoạt động ở sân khấu kịch Hồng Vân. Lúc học phổ thông, con gái xin tôi thi vào trường Nghệ thuật Sân khấu 2, tôi hỏi kỹ bé mới đồng ý hỗ trợ. Học 4 năm, con bé ra trường và giờ đã tự lập được rồi.
Tôi không muốn mình trở thành bệ phóng cho con, cũng không dùng tên tuổi để xin vai. Tôi muốn các con dựa vào thực lực bản thân. Tôi chỉ góp ý khi xem các vở kịch con đóng. Con tôi có bản năng và kỹ năng diễn xuất nhờ có gen của cha nên tôi tin tự con có thể sống được với nghề.
- Còn bé Andy Khánh, con trai của anh và nghệ sĩ Trinh Trinh, thì sao?
- Bé bộc lộ năng khiếu từ nhỏ, khá dạn dĩ trên sân khấu nhưng tôi muốn để bé phát triển tự nhiên. Mình muốn con nối nghiệp mà nó không có tài hoặc không muốn cũng không thể miễn cưỡng.
- Sau khi bé Andy Khánh cứng cáp, vợ anh đã quay lại sân khấu nhưng dường như tên tuổi của chị ấy không được biết đến nhiều. Giờ thành vợ Kim Tử Long, Trinh Trinh có thiệt thòi lắm không khi cái bóng của chồng quá lớn?
- Trinh Trinh tham gia nghệ thuật từ năm 5 tuổi theo kiểu cha truyền con nối còn tôi năm 14 tuổi mới chập chững vào nghề. Ai theo dõi sẽ biết Trinh Trinh từng nổi tiếng qua các vở: Thánh Gióng, Nghi Xuân Tuấn Lực…
Trinh Trinh đã có chỗ đứng riêng trước khi 2 chúng tôi gặp nhau. Nhưng cô ấy sống khép kín, chỉ thích đứng sau lưng hỗ trợ cho chồng. Tính vợ tôi kỳ lắm, thích nhìn chồng hát với bạn diễn hơn. Mỗi khi đối tác yêu cầu phải có 2 vợ chồng, cô ấy cũng không chịu. Trinh Trinh bảo tôi diễn với Tú Sương, Quế Trân hay Thanh Ngân đi, khi nào các cô ấy bận mới chịu hát chung với chồng.
Tôi với Trinh làm cùng nghề nên có sự cảm thông sâu sắc. Những khi tôi gặp rối rắm trong cuộc sống, cô ấy đều giải quyết, tìm hướng đi cho chồng. Đến giờ, tôi yên tâm hoạt động nghệ thuật là nhờ cô ấy làm hậu phương vững chắc.
NSƯT Kim Tử Long sinh trưởng trong gia đình không có truyền thống nghệ thuật. Nhưng từ nhỏ, gia đình anh sống gần nhà nghệ sĩ cải lương Minh Vương nổi tiếng khi đó nên máu nghệ thuật ngấm vào anh lúc nào không hay. Thành công của nam diễn viên sinh năm 1966 có sự dìu dắt của NSND Phùng Há. Kế thừa thế hệ Minh Vương – Lệ Thủy, cặp đôi Vũ Linh – Tài Linh trở thành thần tượng của nhiều người, trong đó có Kim Tử Long. Thuở chập chững vào nghề, có nằm mơ anh cũng không nghĩ đến việc tên tuổi được sánh bước bên NSND Vũ Linh.
Nhưng sự mạo hiểm của ông bầu Minh Vy (chồng Cẩm Ly) đã giúp Kim Tử Long trở thành tượng đài mới của giới mộ điệu. Giai đoạn đỉnh cao của nam nghệ sĩ U50 kéo dài từ năm 1990 đến những năm 2000. Trong đó có thể kể đến hàng loạt vở diễn đình đám như Y Ban và nàng tiên, Người đẹp bến Tiền Châu, Gia Đồng Nàng tiên Mẫu Đơn, Phụng Nghi Đình, Sống trong tình thương, Dự Nhượng đả long bào, Mã Siêu báo phụ thù…
Tên tuổi Kim Tử Long và Ngọc Huyền gắn bó với nhau trong các vở tuồng, sự ăn ý đó giúp họ đoạt giải Cặp đôi diễn viên được yêu thích nhất vào năm 1994. Cũng trong khoảng thời gian này, anh đoạt nhiều huy chương và nhận các giải thưởng do báo chí bình chọn. Năm 2012, anh được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Theo Tri thức