Vừa qua, cơ quan chức năng tại Hà Nội vừa phát hiện cơ sở sản xuất hơn 8 tấn cua xay sẵn đã bốc mùi hôi hối đang được cơ sở “tân trang” chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ

Theo quan sát, quy trình chế biến cua xay diễn ra trên nền gạch bẩn, vật dụng đựng thì cáu bẩn. Để thu được lợi nhuận nhiều nhất, chủ cơ sở chuyên chế biến cua xay này đã thu mua đủ loại cua thải, cua chết về chế biến.
 

Cua xay sẵn đang được tân trang để tiêu thụ.
Cua xay sẵn đang được "tân trang" để tiêu thụ.
 

Hóa chất được trộn vào cua để tạo màu, tạo mùi.
Hóa chất được trộn vào cua để tạo màu, tạo mùi.

Để khửi mùi hôi thối và tạo màu tươi ngon, chủ cơ sở này đã pha trộn nhiều loại hóa chất để tạo màu, tạo mùi… Tất cả những hóa chất này đều không có nguồn gốc xuất xứ, không được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Một chiêu thức nữa được chủ hàng sử dụng để bán chạy hàng và thu hút khách đặt mua là tự đặt mua tem nhãn, giả mạo xuất xứ cua xay Đồng Tháp để dán vào cua thành phẩm.
 

Do giá thành rẻ và tiện lợi, cua xay sẵn được nhiều quá ăn, nhà hàng lựa chọn.
Do giá thành rẻ và tiện lợi, cua xay sẵn được nhiều quán ăn, nhà hàng lựa chọn.

Cua đồng là món ăn dân dã, giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên do nhu cầu thu mua lớn, giá thu mua lại cao nên bị khai thác nhiều dẫn đến khan hiếm. Để đáp ứng như cầu tiêu dùng, cua nuôi công nghiệp trở nên phổ biến và xuất hiện tràn lan trên thị trường.

Người ăn cua nếu không biết rõ nguồn gốc rất nguy hiểm, bởi nhiều các ao hồ hiện nay bị nhiễm kim loại vượt ngưỡng cho phép. Cua nuôi ở các ao hồ này cũng sẽ bị nhiễm kim loại, thuốc trừ sâu. Ngoài ra, không loại trừ người tiêu dùng mua phải cua nhập lậu từ Trung Quốc.

Nguy cơ gây bệnh từ cua xay sẵn

Nhiều người cho rằng, cua đồng hay bất cứ thực phẩm nào đó nếu được bảo quản trong tủ lạnh là an toàn, không lo ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm, vì cua đồng có vị tanh nên rất dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công, gây ôi thiu, bốc mùi sau khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết các thủy sản đều có nhiễm ký sinh trùng, trong đó, cua đồng là đáng lo ngại nhất, vì cua đồng mang ký sinh trùng nguy hiểm là ấu trùng sán lá phổi Paragonimus. Ký sinh trùng này khi vào tới ruột người, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... sau đó chúng sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay... Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo ápxe gan.

Việc ăn phải cua đồng đã chết sẽ gây nhiều độc tố cho cơ thể. Vì trong cua chết có chứa độc tố axít amin histidine, cua chết để càng lâu thì lượng độc tố này sinh ra càng nhiều.
 

Cua cái thường thịt sẽ chắc và nhiều gạch hơn. Ảnh minh họa
Cua cái thường thịt sẽ chắc và nhiều gạch hơn. Ảnh minh họa

Những người không nên ăn cua đồng

- Do cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng nên Đông y khuyên phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng.

- Người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn.

- Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.

- Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch, người bệnh gout cần hạn chế dùng.

Lưu ý cần thiết khi chế biến cua đồng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khi mua về nấu ăn nên chọn cua tươi sống, không chọn cua đã chết. Nên tự mua cua về nhà để chế biến, tuyệt đối không nên mua cua xay sẵn ngoài hàng.

Trong quá trình sơ chế, cần rửa cua qua nhiều nước, ngoáy thật kỹ nước để cua thật sạch. Khi làm cua, nên cho thêm một chút muối vào ngâm.

Sau đó làm sạch cua, thấy có vật ký sinh phải loại bỏ. Lưu ý trên thân cua không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào.

Sau khi rửa sạch cua rồi ngâm trong nước muối để vắt, sán bò ra.

Lưu ý: Khi mua cua, nên chọn những con cua cái, mai màu vàng hoặc xám, mai cua cứng, thì thịt cua sẽ chắc và nhiều gạch.

Theo GĐ&XH